Mùa “chặt, chém”
Vào những ngày lễ lớn, các địa phương có điểm du lịch trên cả nước lại tất bật với việc đối phó nạn “chặt, chém” nhưng không ngăn chặn nổi
Sáng 19-4, chúng tôi có mặt tại đường Thùy Vân, khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lúc này, dòng người tấp nập chơi lễ bắt đầu kéo nhau đến khá đông từ cửa ngõ TP.
Quán Như Ý ở phường 2, TP Vũng Tàu đã đổi tên thành Thu Mai. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Đưa khách vào bẫy
Hòa trong dòng du khách là một số người cầm trên tay một tập danh thiếp mời chào đến với những nhà hàng, khách sạn. Trong khi đó, ở các điểm khác, những tài xế taxi, xe ôm kiêm “cò mồi” cũng hoạt động ráo riết. Tại đây, khoảng hơn 10 giờ, chúng tôi bị những tài xế xe ôm chèo kéo, quảng cáo và sẵn sàng dẫn đường miễn phí nếu đến nhà hàng họ giới thiệu.
Suốt buổi sáng lòng vòng các con đường Hạ Long, Võ Thị Sáu, Hoàng Hoa Thám ở khu vực lân cận, chúng tôi đều nghe các”cò” mời gọi đến những địa điểm “quen thuộc” vốn đã đầy tai tiếng từ bao nhiêu năm nay như H.K, H.T.T, B.L…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những “cò” này có nhiệm vụ… lừa khách đến các quán quen của họ, sau đó sẽ được chủ quán trả tiền “hoa hồng” 20%, thậm chí đến 35% trên hóa đơn của thực khách.
Khi chúng tôi đến UBND phường 2, TP Vũng Tàu, ông Lê Thanh Phong, phó chủ tịch phường, đưa cho xem một tin nhắn vừa nhận được qua điện thoại: “Cò hoạt động ghê lắm, kéo thành từng băng đón khách từ đường Thùy Vân, bến tàu cánh ngầm rồi đưa vào các “lò sát sinh” như B.L, H.V…”. Tuy nhiên, ông Phong cho biết phải xem xét kỹ vì không ngoại trừ trường hợp các quán cạnh tranh không lành mạnh nên nhắn tin nặc danh để hại nhau.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những quán ăn, nhà hàng đầy tai tiếng về “chặt, chém” ở TP Vũng Tàu, sau nhiều lần bị xử phạt đã thay tên và… giả vờ đổi chủ. Cụ thể, những quán ăn ở phường Thắng Tam đã nhiều lần bị thực khách phản ánh và cơ quan chức năng nhắc nhở như Hiệp Ký hiện đang tạm đóng cửa sang tên, Tùng Ngọc Thủy đổi thành Phượng Vỹ; Như Ý ở phường 2 đổi thành Thu Mai… Riêng quán Thu Mai, vẫn do chủ cũ đứng tên, cách đây 2 tháng lại bị một du khách “tố” lừa gạt với một bữa cơm tính giá 3,6 triệu đồng.
Ông Lê Thanh Phong cho biết vấn nạn trên khiến chính quyền địa phương luôn đau đầu. Cách đây 2 ngày, UBND TP Vũng Tàu và các phường tiếp tục ra quân kiểm tra, giám sát nhắc nhở các chủ quán. “Chúng tôi dán số điện thoại đường dây nóng ở các quán và tụ điểm đông du khách để cảnh báo, khi có hiện tượng chặt chém là sẵn sàng can thiệp” – ông Phong nói.
Vắng lực lượng chức năng là giá tăng
Thời tiết ở TP Đà Nẵng nắng nóng nên hàng vạn người dân địa phương cùng du khách đã kéo nhau đến các khu du lịch như Bà Nà, Suối Hoa, Sơn Trà… để vui chơi, hóng mát. Đến chiều, hàng vạn người kéo nhau xuống biển để giải nhiệt trước cái nắng oi bức khiến các bãi tắm đông nghịt người.
Mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra giá cả nhưng mỗi khi vắng bóng họ là một số dịch vụ lại tăng thêm vài ngàn đồng so với ngày thường. Tại bãi tắm Mỹ Khê, ngày thường thuê một ghế ngồi chỉ mất 10.000 đồng nhưng đã tăng lên 15.000 đồng, nhiều nơi còn hét giá 20.000 đồng.
Trong khi đó, đoàn kiểm tra liên ngành của TP Đà Nẵng đã phát hiện và xử phạt hành chính 11 khách sạn vi phạm quy định về bình ổn giá dịch vụ với tổng số tiền44 triệu đồng. Ngoài ra, qua thanh tra, kiểm tra 95 nhà trọ, nhà khách, nhà hàng, dịch vụ ăn uống…, cơ quan chức năng cũng phát hiện 74 trường hợp vi phạm quy định bình ổn giá và tiến hành xử phạt với tổng số tiền 128 triệu đồng.
Tại cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi), từ sáng sớm, hàng ngàn du khách đã có mặt để mua vé ra đảo Lý Sơn. Ông Đặng Quang Sơn, Giám đốc Ban Quản lý cảng Sa Kỳ, cho biết vì lượng khách đông nên dù chuẩn bị 2 tàu cao tốc nhưng vẫn không giải quyết hết nhu cầu.
Theo ông Phạm Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, toàn bộ nhà nghỉ, khách sạn phục vụ nhu cầu lưu trú và các phương tiện vận chuyển khách trên đảo đã được đăng ký hết. “Chúng tôi đã chỉ đạo Công ty Truyền thông Du lịch Lý Sơn đưa du khách về nghỉ ở một số nhà cổ trên đảo nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần” – ông Linh nói.
Theo Dantri
Người dân đổ ra biển "xả hơi" ngày lễ
Được nghỉ lễ, kèm theo thời tiết nóng nắng nên nhiều người đổ ra biển để "giải nhiệt", "xả hơi" ngày lễ.
4 giờ chiều 19/4, từng dòng người kìn kịt đổ về các bãi biển: Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng Nguyễn Tất Thành, Xuân Thiều... để "giải nhiệt".
Không giống như ngày thường, "khách của biển" hôm nay rất đa dạng. Phần lớn họ đưa cả gia đình từ xa đến đây tắm biển. Những em nhỏ được bố mẹ cho đi tắm biển tỏ ra rất thú thích khi được vùng vẫy giữa làn nước trong xanh.
Người dân đổ ra biển "xả hơi" ngày lễ
Chị Phương, lau người cho cậu con trai mới tắm xong, cho biết, " Được dịp nghỉ lễ, trời lại nắng nóng nên cả nhà đưa nhau ra đây tắm biển. Thật sự là thư giãn"
Các em nhỏ rất thích thú khi được bố mẹ cho đi tắm biển
Nhiều người đi cả gia đình
Đây cũng là dịp làm ăn của các điểm giữ xe
Người dân đổ ra biển cũng là dịp làm ăn của các điểm giữ xe, cho thuê phao tắm và quán nhậu.
Theo Dantri
Đà Nẵng khánh thành 3 công trình trọng điểm Sáng 29/3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành, chính thức thông xe cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý nối đôi bờ sông Hàn. Đồng thời khánh thành tuyến cáp treo thứ 3 của khu du lịch Bà Nà. 3 công trình trọng điểm mới của Đà Nẵng khánh thành đúng ngày kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng...