Mùa “chăn” ong ở Tây Nguyên
Tây Nguyên được xem là thủ phủ cà phê và được nhiều người nuôi ong ví là “vựa mật dồi dào, hấp dẫn nên vào mùa hoa cà phê, nhiều người nuôi ong mật từ khắp các tỉnh lân cận đều đổ về đây “chăn ong.
“Mùa con ong đi lấy mật…
Dọc quốc lộ 14 đoạn đi qua tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk giữa những đồi cao su, cà phê bạt ngàn xuất hiện những chiếc trại di động được mắc m, xung quanh là những thùng ong. Đó là bãi đápa những người “chăn ong.
Vào mùa hoa cà phê nở, không chỉ người địa phương mà người nuôi ong tứ xứ cũng có những cuộc di cư cho đàn ong mình đến đây để thừa hưởng nguồn mật lý tưởng từ hoa cà phê.
Mùa “chăn ong trùng với những mùa hoa trong năm, mùa điều, mùa cao su và mùa cà phê… Vào những mùa này, người “chăn ong thường có những cuộc di chuyển dài ngày cho ong thỏa thê lấy mật.
Quy trình di dời đàn ong khá phức p, chỉ có thể di chuyển vào ban đêm để không làm ảnh hướng đến ong và đảm bảo ong đã về hết tổ. Đêm đến, khi đàn ong đã về tổ, người nuôi phải cẩn thận đóng kín thùng và chở bằng xe tải đến những địa điểm đã chọn sẵn.
Anh Nguyễn Văn Tân (Xuân Bình, Đăk Mol, Đăk Mil, Đăk Nông) chia sẻ: “Mỗi lần di chuyển, người “chăn ong phải tính toán sao cho hợp lý quảng đường đi, vì chỉ có thể di chuyển vào ban đêm, ổn định vị trí trong đêm để tránh làm xáo trộn, thất lạc ong. Nếu làm “động đàn ong thì có nguy cơ mất, thất thoát số lượng đàn rất cao, hoặc sau mỗi lần di chuyển lượng ong trong đàn có thể giảm mạnh.
Từ đầu tháng 2 đến nay, hơn 300 thùng ong anh Tân nằm ” giữa vườn cà phê dọc quốc lộ 14 đoạn đi qua huyện Đăk Mil. Vào mùa cà phê anh phải liên tục làm việc để chăm sóc cho đàn onga mình. Không phải cho ong ăn nhưng cứ ba ngày anh lại phải đảo cầu trong thùng ong một lần để kiểm tra, làm vệ sinh tổ.
“Mỗi người nuôi ong cũng phải cần mẫn như con ong – anh Tân tâm sự – Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm rẫy và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mẩn, chi tiết trong từng việc, vừa phải nhẹ nhàng, vừa khéo léo như chăm bẵm trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Mỗi tuần anh Tân lại quay mật một lần, với 300 thùng anh cho biết mỗi lần quay anh thu được 1 tấn mật. Với giá tiêu thụ hiện nay khoảng 30 ngàn đồng/kg, anh khoe mùa hoa cà phê năm nay anh bội thu. “Mùa hoa cà phê được coi là mua thu hoạch chínha những người nuôi ong, mật vừa tốt, thu được nhiều, loại mật từ hoa cà phê thị trường rất chuộng, anh nói.
Những thùng ong được nuôi giữa bạt ngàn cao su, cà phê
Và vì thế, dọc quốc lộ 14 cứ một đoạn lại có một lán trạia người chăn ong.
“Chăn ong ở thủ phủ cà phê
Vào mùa này, ở đâu có cà phê là ở đó có những lán trạia người “chăn ong. Nhiều chủ ong ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai… cũng chuyển hàng trăm thùng ong đến thủ phủ cà phê “m trú để “chăn ong. Anh Nguyễn Phước Tiến mang theo 250 thùng ong từ Đồng Nai lên với 4 người làm m trú i xã Đăk Mol, Đăk Nông. Khi chúng tôi đến, anh Tiến cùng những người làm đang thu hoạch đợt mật đầu tiên kể từ khi di chuyển đàn ong. Những sáp ong đầy mật, vàng rực, mùi thơm tỏa ra… khiến ai nhìn thấy cũng muốn nếm. “Khi mật như thế này thì mình bắtđầu thu hoạch – anh Tiến đưa mật cho khách xem và giải thích – cách thu hoạch cũng phải chậm rãi, vừa để an toàn cho mình, vừa tránh làm tổn thương ong chúa, dễ mất đàn ong.
Một năm những người nuôi ong như anh Tiến phải di chuyển đàn ong từ 5 đến 7 lần. Và cứ theo thời vụ, để có những chuyến đi không ngại đường xa, đi Đắk Lắk đón mùa hoa cà phê hay về Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh đón mùa cây ăn trái nở hoa…
Anh Tiến nói: “Nuôi ong vất vả ở chỗ phải tìm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong, càng nhiều càng tốt. Vì thế, đến mùa vụ, muốn ong lấy được nhiều mật thì phải chịu khó di chuyển đàn ong tới các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều… có quy mô lớn.
Thu hoạch mật cà phê thơm ngon
Những người nuôi ong có kinh nghiệm không chỉ nuôi ong lấy mật mà còn biết cách san ong để nhân rộng đàn ong nuôi. Bên cạnh đó họ còn thu được các vật phẩm quý giá khác như sữa ong chúa, keo ong… dùng trong mỹ phẩm, y học…
Những người “chăn ong luôn phải mang lỉnh kỉnh đồ đạc, ngoài đồ dùng sinh hoạt còn có đồ bảo hộ lao động để khỏi ong chích khi làm việc, máy quay mật, vật dụng để chứa mật… Những người đi từ tỉnh khác đến thường “chăn ong gần nhau để o thành liên minh, cùng học hỏi cách chăm sóc và bảo vệ đàn ong.
“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước… – câu hát đã trở thành lời mời gọi, chỉ điểm cho một “vựa mật lớa đại ngàn.
Theo Dân Trí
1.200 đàn ong mật Gia Lai chết sạch sau một đêm
Người nuôi ong ở Gia Lai đang gặp đại hoạ khi chỉ sau một đêm, gần 1.200 đàn ong nuôi lấy mật tại hai huyện Chư Păh, Ia Pa... bỗng dưng chết sạch.
Xóm nuôi ong hoảng loạn
Hàng chục năm nay, thôn 4, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh được xem là nơi người nông dân chuyên nuôi ong lấy mật cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9 đến nay, các hộ nuôi ong trong thôn 4 không thể "tích mật", "xẻ đàn" để theo kịp mùa thu mật hàng năm, (thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau). Tất cả hoảng loạn khi toàn bộ 272 đàn trong trại nuôi của ông Dương Văn Thanh - một hộ nuôi ong gần 20 năm kinh nghiệm đã chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Ông Dương Văn Thanh bên thùng ong sắp đến mùa ăn mật đã chết.
Mọi việc bắt đầu vào khoảng 18 giờ ngày 3/9, như thường lệ, ông Thanh pha đường vừa mua cho ong ăn tạo mật. Nhưng ngay sáng 4/9, khi ông ra trại để kiểm tra thì phát hiện toàn bộ đàn ong đã chết. Theo ông Thanh, đàn ong của ông đang khoẻ mạnh và chuẩn bị cho mùa mật mới thì đại hoạ ập đến. Quá bức xúc khi chỉ sau 1 đêm, bao nhiêu vốn liếng, công chăm sóc gầy đàn từ đầu năm đến nay bỗng đổ xuống sông xuống biển.
Ông Thanh cho biết: "Đàn ong của tôi xưa nay vẫn khoẻ mạnh. Tôi mới mua 1 tấn đường của Công ty cổ phần Đường Bình Định tại đại lý Tâm Tư, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku (Gia Lai). Cho ong ăn xong tôi mới đi ngủ nhưng khi thức dậy thì tất cả đã chết sạch!".
Không riêng gì trại của ông Thanh, một số đàn ong của các hộ lân cận trong thôn 4 như Phạm Văn Khôi, Nguyễn Đức Dương... cũng chết sau khi người nuôi cho ăn cùng loại đường mua tại đại lý Tâm Tư.
Đường đại lý có độc?
Nhiều năm nay đại lý chúng tôi vẫn bán đường của Công ty cổ phần Đường Bình Định cho người nuôi ong trong tỉnh. Loại đường này được nhiều hộ nuôi ong đánh giá cao và nhiều người mua. Hiện các cơ quan chức năng huyện Chư Păh, lực lượng Công an huyện Ia Pa... đã làm việc với đại lý nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng để khẳng định loại đường do chúng tôi cung cấp mang độc tố. Chị Tâm, chủ đại lý Tâm Tư, Phường Yên Thế, Pleiku, Gia Lai
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các hộ nuôi ong tại huyện Ia Pa. Đến thời điểm hiện nay đã có hơn 920 đàn ong của các hộ Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đức Hùng... bị xoá sổ cũng vì dùng loại đường này cho ong ăn. Điều trùng hợp là tất cả những hộ nuôi ong tại Gia Lai lâm cảnh trắng tay chỉ sau 1 đêm đều mua đường của Công ty cổ phần Đường Bình Định tại đại lý Tâm Tư.
Là người có kinh nghiệm nuôi ong từ lâu nên khi hơn 380 đàn ong tại 2 trại nuôi ngã lăn ra chết sau khi người nuôi cho ăn đường tạo mật, ông Nguyễn Văn Hùng - chủ trại chăn nuôi ong bị thiệt hại nặng nhất bức xúc: "Theo tôi, ong chết đợt này không phải do dịch bệnh. Với kinh nghiệm nuôi ong của mình tôi có thể khẳng định trong đường được mua tại đại lý Tâm Tư có độc tố!".
Anh Dương Văn Thanh, hộ nuôi ong tại thôn 4, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh cho biết: "Người nuôi ong chúng tôi thường mua loại đường của Công ty cổ phần Đường Bình Định tại đại lý Tâm Tư vì đây là đại lý đường lớn ngay tại TP. Pleiku.
Cách đây khoảng 1 năm, hộ nuôi ong của anh Nguyễn Hồng Công cùng thôn với tôi cũng bị chết 42 đàn sau khi ăn đường mua tại đại lý Tâm Tư, và chủ đại lý đã thừa nhận là phun thuốc diệt kiến lên sản phẩm đường để bảo quản".
Cũng theo ông Hùng, các hộ nuôi ong tại huyện Ia Pa bị thiệt hại lần này đã báo cáo chính quyền địa phương, phòng NN&PTNT huyện Ia Pa và Công an huyện Ia Pa. Nhận được tin báo, các cơ quan chức năng huyện Ia Pa đã đến kiểm tra hiện trường, lập biên bản và giúp đỡ các hộ nuôi ong dọn dẹp trại nuôi nhằm bảo đảm môi trường xung quanh, đồng thời gửi mẫu đường ra Viện Khoa học hình sự xét nghiệm.
Theo Dân Việt