Mùa bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch mọng nước, vị ngọt và thơm, nhiều năm nay đã trở thành đặc sản quý của Hương Khê (Hà Tĩnh), thường được mọi người mua làm quà biếu.
Trong 24 xã của huyện Hương Khê, bưởi Phúc Trạch được trồng nhiều ở Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên… Mỗi gia đình thường trồng từ 5 đến vài chục gốc. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch xã Phúc Trạch cho biết, toàn xã có 1.600 hộ dân thì hơn 70% hộ trồng bưởi với diện tích hàng trăm hécta.
Mùa thu hoạch bưởi Phúc Trạch bắt đầu từ giữa tháng 7 tới hết tháng 8 âm lịch. Mỗi cây tán rộng khoảng 4,5 m, cao 5 m, cho chừng 50 quả, có cây tới hơn 100 quả. Tuổi thọ trung bình của cây là 12 năm, sau đó phải thay mới. Ông Võ Tá Tài, cán bộ kỹ thuật Trại giống bưởi Phúc Trạch, thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thông tin, để quyết định cây bưởi có quả hay không, quan trọng nhất là ở khâu thụ phấn bổ sung. Việc quản lý dịch hại, diệt sâu bệnh phải đặc biệt lưu tâm.
Quả bưởi Phúc Trạch màu vàng nhạt, nặng từ 0,9 đến 1,2 kg, có quả nặng 1,5 kg. Cứ đến mùa, người dân thường thu hái và nhập cho các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn, hoặc được các thương lái thu mua đem về các huyện khác bán lẻ.
Bà Bé cho biết, khu vườn của gia đình trồng hơn 10 gốc bưởi Phúc Trạch. “Cứ đến mùa, bưởi được bán với giá 60-100 nghìn đồng/quả. Do tôi trồng ít, nên tiền bán cũng chỉ tầm 10 triệu đồng. Những hộ trồng nhiều, thu nhập mỗi vụ lên tới vài chục triệu đồng”, bà Bé cho hay.
Video đang HOT
Để tránh ánh nắng chiếu vào làm rám vỏ bưởi, ít nước, nhiều gia đình dùng bao bì bọc lại. Muốn nhân giống, cứ vào giữa mùa các chủ vườn bắt đầu chiết cành. Thủ thuật chiết rất đơn giản, chỉ cần lấy dao khoét nhỏ một miếng ở đoạn cần chiết, sau đó buộc túi nylon lại, vài tháng sau cành sẽ tự ra rễ, tiếp đến cưa xuống và đem đi trồng.
Chị Nguyễn Thị Quý (46 tuổi, trú xã Phúc Trạch) cho hay, để bưởi ra quả đúng vụ, gia đình thường bón phân chuồng, thỉnh thoảng thêm ít phân hóa học tổng hợp để cây thêm xanh tốt. Trung bình mỗi gốc bưởi tốn khoảng vài trăm nghìn đồng tiền chăm sóc.
Khi hái bưởi, các hộ gia đình thường dùng biện pháp thủ công. Những trái ở dưới thấp, có thể dùng tay hoặc dao nhỏ để cắt cuống. Đối với những trái bưởi ở trên cao, người dân dùng sào, hoặc vợt để hái.
Bưởi Phúc Trạch được xem là loại cây chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương. Theo Chủ tịch xã Phúc Trạch, thu nhập lớn từ bưởi đã làm đổi sắc vùng quê. “Chúng tôi đang có chính sách khuyến khích người dân trồng bưởi. Theo đó, gia đình nào trồng thêm bưởi sẽ được hỗ trợ từ 10 đến 30 nghìn đồng mỗi gốc”, ông Khánh nói.
Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, các tép bưởi giòn tan, mọng nước, ăn vào miệng sẽ có cảm giác chua chua, thanh thanh. Người dân Hà Tĩnh luôn xem bưởi Phúc Trạch là đặc sản quý, khi đi xa họ thường mua làm quà biếu.
Đức Hùng
Theo VNE
Thủy điện Hố Hô chủ động phương án xả lũ an toàn
Dự đoán năm nay mùa mưa lũ sẽ rất phức tạp và khó lường, thủy điện Hố Hô giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh đã chủ động các phương án khi vận hành xả lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
Với vị trí là nằm trên dòng sông Ngàn Sâu thuộc huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) còn lòng hồ và phần hạ du thuộc đất Hương Khê (Hà Tĩnh), việc điều tiết xả lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình sẽ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Thế nên việc điều tiết và xả lũ trong và sau mùa lũ trên công trình thủy điện này rất quan trọng.
Phần thân đập của nhà máy thủy điện Hố Hô.
Nếu việc xả lũ không đúng quy trình thì việc 2.300 hộ dân với gần 11.000 nhân khẩu ở các xã như: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Gia Phố, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy và một số xã phụ cận thuộc địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ bị đe dọa đến tính mạng và tài sản. Chính vì thế việc đề ra các phương án cụ thể rất cần thiết và cấp bách.
Khu vận hành của nhà máy Thủy điện Hố Hô.
Bà Nguyễn Thị Hương trú tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê cho biết: "Sống dưới thủy điện về mùa mưa lũ chúng tôi bất an lắm. Mấy năm trước do xả lũ không tốt đã gây ra lũ lụt, chúng tôi được một phen thừa sống thiếu chết rồi. Năm nay nghe nói mưa lũ thất thường chúng tôi đang sợ lắm...".
Chiều ngày 6/8 PV Dân Trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thông - Phó giám đốc Nhà máy Thủy điện Hố Hô, ông Thông cho biết: "Phía nhà máy đã đặt công tác phòng chống mưa lũ lên hàng đầu, ngay từ đầu nhà máy đã có các phương án. Cụ thể phía chúng tôi đã đề ra các phương án như: Kiểm tra thường xuyên, đảm bảo an toàn đập. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân vùng hạ du về kinh nghiệm phòng tránh thiên tai và tập huấn thích nghi với vùng có nguy cơ ngập lũ cao.
Ông Nguyên Văn Thông PGĐ nhà máy trao đổi với PV Dân trí về vấn đề xả lũ.
Phía nhà máy đã lắp đặt hệ thống còi hú ở một số xã thuộc huyện Hương Khê, trước khi nhà máy vận hành mở cửa van xả lũ, người dân và chính quyền địa phương sẽ được cảnh báo bằng còi hú để chủ động phòng tránh và di dời đến nơi an toàn.
Để cập nhập tình hình nước ở hạ lưu, phía nhà máy chúng tôi đã tổ chức lực lượng duy trì chế độ thường trực 24/24h để chủ động điều tiết lũ qua tràn.
Phần nước sau thân đập của nhà máy thủy điện Hố Hô.
Việc hàng nghìn hộ dân ở các xã thuộc huyện Hương Khê đang nơm nớp lo sợ trước mùa mưa lũ đến là điều mà phía Nhà máy thủy điện Hố Hô và chính quyền địa phương nơi đây phải đặt lên hàng đầu, nhanh chóng có các phương án để đảm bảo tuyệt đối tính mạng và tài sản cho người dân.
Huy Thái
Theo Dantri
Hơn 4 tỷ đồng "vứt không" giữa đồng Được đầu tư với số vốn hơn 4 tỷ đồng nhưng hệ thống mương dẫn nước thuộc xóm 6, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dài gần 3km chưa hoàn thành đã "tanh bành". Chưa hoàn thành đã "tanh bành" Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, sản xuất cho khoảng 20ha đất trồng lúa của người dân xóm 6, năm...