Mùa bắt ốc xoắn xuất khẩu, ngư dân bỏ túi tiền triệu mỗi ngày
Vài ngày gần đây, ngư dân vùng biển Nghệ An đang vào mùa khai thác ốc xoắn. Mỗi lần về bờ cập bến, hàng chục tấn ốc được đóng bao bì, xuất khẩu mang về nguồn thu nhập cao.
Tàu của ngư dân Diễn Ngọc về bến với đầy ốc trong khoang. Ảnh: Việt Hùng
Được biết đến là nơi có nghề khai thác hải sản phát triển, thời gian gần đây ngoài vươn khơi đánh bắt tôm, cá, mực thì bà con ngư dân xã Diễn Ngọc, Diễn Bích (Diễn Châu) cũng đang tập trung khai thác loại ốc có tên gọi là “ốc xoắn” (có nơi gọi là ốc điếu, ốc đinh).
Tại cảng cá Lạch Vạn (Diễn Ngọc) sáng 5/11, hàng chục con tàu đang cập bến, ngư dân tất bật vận chuyển từng khay ốc xoắn lên bờ.
Ngư dân Nguyễn Văn Hưng – chủ tàu cá NA 909.30 ở xã Diễn Ngọc cho biết, khoảng hơn 1 tháng nay, bà con địa phương tập trung đi khai thác ốc xoắn. Được thương lái về tận nơi thu mua trong ngày nên anh em trên tàu đều cố gắng bươn chải. Xuất bến từ chiều hôm trước, sáng hôm sau tàu đã về bờ với gần 2 tấn ốc xoắn; trừ các khoản chi phí, mỗi ngư dân được khoảng 1 triệu đồng.
Phân loại ốc trước khi thương lái thu mua. Ảnh: Việt Hùng
Gần đó, tàu cá của ngư dân Hồ Khắc Ngọc cũng vừa mang về hơn 2,5 tấn ốc xoắn. Do trong quá trình đánh bắt có nhiều loại hải sản lẫn tạp với ốc nên khi về bờ anh thuê từ 5 – 7 công nhân phân loại, nhặt lấy ốc xoắn rồi rửa sạch rồi đóng gói thành từng bao.
Anh Ngọc cho biết, loại ốc này nằm dưới biển cách đất liền khoảng 6 – 8 hải lý; hiện đang vào mùa nên mỗi tàu chỉ sau một đêm có thể đánh được từ 1,5 – 2,5 tấn ốc xoắn. Loại ốc này được thương lái thu mua tận nơi với giá 4.000 đồng/kg, sau đó họ đóng bao bì và có xe đến chở đi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Ốc được đóng bao xuất khẩu. Ảnh: Việt Hùng
Chị Nguyễn Thị Liên – một thương lái thu mua ốc xoắn cho biết: “Mỗi ngày, chúng tôi thu mua hàng chục tấn ốc xoắn tại cảng cá Lạch Vạn và một số bên cá ở thị xã Hoàng Mai. Toàn bộ hải sản sẽ được vận chuyển đi các tỉnh phía Nam và xuất khẩu. Được biết, ngoài dùng để chế biến thành những món ăn đậm đà vị biển và được bán ở các điểm chợ với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg thì hầu hết loại ốc này dùng để chế biến làm thức ăn cho tôm hùm.
Ốc xoắn sốt me chua, hấp sả gừng là món khoái khẩu của người dân. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Viết Mãn – Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) cho biết, trong thời gian gần đây, không khí đánh bắt hải sản của bà con ngư dân địa phương khá sôi nổi, đặc biệt là nghề săn ốc xoắn.
Trên địa bàn 2 xã Diễn Ngọc và Diễn Bích hiện có hơn 70 tàu khai thác loại ốc này. Bà con rất vui mừng bởi có bao nhiêu ốc đánh về đều được thu mua hết, không tồn đọng. Mặc dù giá bán không cao nhưng với số lượng lớn nên mỗi ngày ngư dân có thể kiếm được cả tiền triệu.
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Đà Nẵng "chạy đua" với bão số 6
Thời tiết khu vực biển Đông diễn biến phức tạp, TP.Đà Nẵng đã chủ động chuẩn bị các phương án ứng phó với bão số 6.
Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão. (Ảnh: TTKTTVQG)
Sáng 9/11, Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ cho hay, hiện không khí lạnh tăng cường và ổn định, dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ nối với bão số 6 đang hoạt động trên Biển Đông.
Hồi 4h sáng, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 160km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo từ đêm nay 9/11 đến hết ngày 12/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa phía bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ nối với bão số 6 và hoàn lưu bão số 6 nên tại khu vực Trung Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng, trọng tâm mưa tập trung từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.
Ngư dân gấp rút đưa ghe thuyền vào bờ.
Để chủ động ứng phó với tình hình này, ông Nguyễn Phú Ban, Phó trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP.Đà Nẵng cho hay đã yêu cầu Ban chỉ huy PCTT-TKCN các quận, huyện sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống lũ, lũ quét và sạt lở đất; rà soát, sẵn sàng chủ động triển khai sơ tán các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN TP.Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự TP, Bộ chỉ huy BĐBP TP, Công an TP sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương di dời, sơ tán nhân dân ở các vùng ngập sâu. Đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp Sở TN-MT chỉ đạo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải triển khai phương án phòng chống ngập, lụt các khu vực đô thị, khu dân cư, các tuyến đường giao thông; phối hợp với Sở GTVT chỉ đạo khơi thông cống rãnh thoát nước...
Hầu hết các tàu thuyền đã "nằm bờ" tránh bão.
Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải được yêu cầu tổ chức trực ban 24/24 tại các hồ chứa nước; phối hợp với UBND huyện Hòa Vang, UBND quận Liên Chiểu thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa để xử lý kịp thời các sự cố công trình có thể xảy ra; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để kịp thời xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn công trình.
Các chủ đầu tư, BQL dự án đầu tư xây dựng được yêu cầu phối hợp với chính quyền địa phương và các sở xây dựng chuyên ngành khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, sạt lở do mưa, lũ lớn cho các công trình và các khu dân cư đang thi công dở dang.
Tăng cường thực hiện cắt tỉa cây xanh trên địa bàn.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở GTVT và Công an TP tổ chức chốt chặn ở các vị trí ngập sâu trên các tuyến đường chính, sắp xếp các phương tiện giao thông đang đậu đỗ trên quốc lộ 1A và các tuyến đường chính đảm bảo an toàn và an ninh; tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và đến.
Tàu thuyền vào tránh trú bão số 6 tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng)
Sở GD-ĐT được yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, chủ động cho học sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang và các địa phương bị ngập được nghỉ học để đảm bảo an toàn; Sở Y tế sẵn sàng phương án cấp cứu nạn nhân và phương án cấp cứu lưu động; chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc và hóa chất cần thiết để xử lý môi trường sau thiên tai; Sở TN-MT sẵn sàng triển khai phương án xử lý, dọn dẹp môi trường sau mưa, lũ, ngập lụt.
Theo danviet
'Đang xác minh thông tin ngư dân Kiên Giang bị bắn tử vong trên biển' Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một ngư dân ở Kiên Giang bị bắn chết trên biển, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết đang xác minh thông tin vụ việc. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết tại họp báo ngày 7/11: "Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh...