Mùa bắt cá rò giống bán 500 ngàn-1 triệu đồng/kg ở cửa biển Tư Hiền
Đặt đáy là nghề truyền thống của người dân Vinh Hiền – Lộc Bình ( huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Cửa Tư Hiền là nơi thuận lợi để đặt đáy bởi nguồn lợi thủy hải sản khu vực này khá phong phú.
Mùa này, nguồn lợi thu về chủ yếu của nghề đáy là là cá rò giống. Cá rò giống tùy thời điểm có giá khoảng 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg.
Cá rò giống.
Đáy làm từ lưới xăm, các loại dây thừng, tạo thành hình cái phễu. Mỗi miệng đáy rộng khoảng 4m – 6m, chiều dài của đáy khoảng 20m. Hai bên miệng đáy buộc vào hai cọc cắm ở hai đầu, tạo thành luồng để cá dễ vào trong đáy. Cọc đáy làm bằng cây dương khoảng 20 năm tuổi, có sức bền chịu đựng dòng chảy và tránh các loại như hàu, hà bám vào gây hỏng…
Một lưới đáy có chiều dài khoảng 20m. Trong ảnh, chuẩn thu lưới đi đặt đáy.
Trước năm 2017, số lượng đáy hai xã Vinh Hiền và Lộc Bình có khoảng 70 cái. Sau khi có chủ trương sắp xếp lại nò sáo, các phương tiện đánh bắt thủy hải sản vùng đầm phá, hiện xã Lộc Bình có 17 hộ với 34 miệng đáy; Vinh Hiền cò 10 hộ và 20 miệng đáy. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, các đáy được bố trí theo khu vực được phép đánh bắt, đảm bảo nguồn thủy sản sinh trưởng, hạn chế việc đánh bắt ồ ạt…
Vợ chồng anh Phan Cam – chị Nguyễn Thị Chiến tại thôn Tân An 2, xã Lộc Bình cho biết: “Từ đời ông nội, gia đình tui đã theo nghề này, nay cháu con lại nối nghiệp và trở thành nghề lao động chính”. Hộ hai anh chị có 3 miệng đáy, đánh bắt tùy theo mùa vụ. Nguồn lợi thu về chủ yếu các loại cá, nâu, dìa, ong bầu, tôm, các loại cá khác.
Anh Lê Thiết, Chi hội nghề cá ở Vinh Hiền cho hay, nghề đáy nuôi sống nhiều gia đình ngư dân ở vùng Tư Hiền. Đặc biệt vào mùa đông, mùa nước lũ đổ về thường mang theo nguồn lợi thủy sản. Thời điểm được mùa, ngư dân đặt đáy có khi thu về mấy triệu đồng một đáy.
Cùng Thừa Thiên Huế Online một ngày theo chân ngư dân làm nghề đáy:
Video đang HOT
Đồ nghề đan, vá lưới làm đáy.
Bảo quản, sửa chữa lưới cũng chính là cách giữ gìn “cần câu cơm” cho những gia đình ngư dân.
Dây thừng buộc vào cọc để kéo hai miệng đáy, tạo luồng cho cá đi vào.
Cửa Tư Hiền là nơi có nhiều nguồn lợi lý tưởng cho người làm nghề này. Hai đáy được bố trí với các cọc và đón cá từ cửa biển vào.
Chuẩn bị đồ nghề ra thu đáy.
Người dân đặt đáy ở khu vực có hai con nước, nước ròng từ hướng đầm chảy ra biển, nước lên là hướng chảy vào đầm. Trong ảnh, ngư dân chèo thuyền tiếp cận miệng đáy thu hoạch.
Anh Nguyễn Xuân Quang ở thôn Tân An năm nay xấp xỉ 50 tuổi. Từ nhỏ, anh đã lênh đênh cùng cha đặt đáy. Nay anh vẫn tiếp tục làm nghề này. Hiện mỗi lần đặt đáy thu nhập bình quân từ 200 đến 500 nghìn đồng/ 1 miệng đáy.
Mùa này các đáy thường thu hoạch nhiều cá rò giống.
Chúng được giữ lại nuôi chờ thương lái đến thu mua mức giá hiện tại đạt 500 ngàn – 1 triệu đồng/ kg cá rò giống.
Nguồn thu sau một lần xổ đáy của ông Quang.
Theo M.Lê-Ng.Anh (Báo Thừa Thiên Huế)
Nỗi lo mất sinh kế vì cửa biển bị bồi lấp
Đã hơn 10 năm qua, do không được nạo vét nên cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế bị bồi lấp nghiêm trọng khiến cho việc đưa tàu, thuyền ra biển của hàng trăm ngư dân ở các xã Lộc Bình, Vinh Hiền và Lộc Trì của huyện Phú Lộc rơi vào cảnh khó khăn.
Ngư dân Phan Bất (52 tuổi, thôn Hiền An 1, xã Vinh Hiền) phải sắm thêm thuyền nhỏ để vận chuyển thủy, hải sản đánh bắt được vào bờ
Ngóng con nước để đưa tàu ra khơi
Cửa biển Tư Hiền là cửa biển phục vụ tàu thuyền ra vào không chỉ riêng xã Vinh Hiền mà còn các xã vùng ven biển lân cận như Lộc Bình, Lộc Trì. Tại xã Vinh Hiền, hàng năm cửa biển phục vụ khoảng 100 chiếc tàu thuyền ra vào. Cách đây hơn 10 năm, huyện Phú Lộc đầu tư kinh phí, thuê doanh nghiệp nạo vét luồng lạch bị cạn nhưng vẫn chưa thể chỉnh trị được dòng chảy khiến cửa biển tiếp tục bồi lấp qua các năm.
Ngư dân Phan Bất (52 tuổi, ngụ thôn Hiền An 1, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) chia sẻ tình trạng cửa biển Tư Hiền bị bồi lấp diễn ra từ nhiều năm nay. Việc bồi lấp đã gây khó khăn cho ngư dân trong việc di chuyển tàu, thuyền ra, vào bờ. Những ngày gần đây xảy ra hiện tượng dòng chảy và luồng lạch thay đổi đột biến nên nhiều tàu không thể ra khơi đánh bắt được.
"Ở đây, các chủ tàu thuyền phải sắm thêm tàu nhỏ để vận chuyển hải sản đánh bắt được vào bờ vì tàu lớn không vào bờ được, phải neo đậu ngoài biển. Với những tàu tranh thủ đánh bắt, kéo lưới để vào bờ ban ngày có thể dò được luồng lạch, hạn chế tai nạn. Còn những tàu, thuyền phụ thuộc vào luồng cá, mẻ lưới đánh bắt, có khi phải ra vào ban đêm nên dễ gặp nạn khi đi ra, vào cửa biển", ông Bất cho biết.
Cửa biển bị bồi lấp không chỉ ảnh hưởng đến việc đánh bắt của ngư dân xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các vùng ven biển lân cận. Ngư dân Lương Văn Hiền (62 tuổi, xã Lộc Bình) lo lắng cho biết, trước đây cửa biển sâu 5-7m, chừng 10 năm trở lại đây do bồi lắng nghiêm trọng nên chỉ còn sâu một vài mét, có thời điểm, một số vị trí gần như trơ đáy.
"Giờ mỗi lần ra khơi, chúng tôi phải canh lúc nào nước lên để đưa tàu, thuyền ra khơi chứ nước thấp các tàu lớn đánh bắt không thể di chuyển ra biển được. Hầu như các vụ tai nạn tàu, thuyền, mắc cạn chủ yếu diễn ra vào ban đêm", ông Hiền nói.
"Bó tay" vì chưa có tiền
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền, cho rằng, việc luồng lạch cửa Tư Hiền bị cạn là có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do tác động của môi trường tự nhiên. Việc nạo vét để ổn định dòng chảy, độ sâu tại cửa biển Tư Hiền là việc làm không đơn giản và cần đòi hỏi các cấp, ngành đầu tư kinh phí lớn, hỗ trợ thiết thực cho các chuyên gia, nhà khoa học tổ chức nghiên cứu, tìm giải pháp.
"Vấn đề này nhiều lần chúng tôi cũng đã đề cập và có kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền trong các cuộc họp hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết.
Việc luồng lạch cửa biển bị bồi lấp cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh bắt hải sản của bà con nhân dân nơi đây. Đặc biệt việc bồi lấp đã làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên ảnh hưởng lớn đến nguồn thủy hải sản trong vùng", ông Lợi cho hay.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Phan Thanh Hùng cho biết, trước đây việc nạo vét cửa biển Tư Hiền đã được một Công ty làm nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời, chưa giải quyết triệt để. Chi cục đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị với các cấp, ngành có biện pháp để khắc phục tình trạng bồi lắng tại cửa biển Tư Hiền, tuy nhiên hiện nay chưa có kinh phí để làm việc đó, dự kiến kinh phí để nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa biển Tư Hiền khoảng 250 tỷ đồng.
Cũng theo ông Hùng, trước mắt, các tàu, thuyền có thể cập bến tại Cảng Thuận An, hoặc Đà Nẵng để vận chuyển hải sản lên bờ tiêu thụ. Trong thời gian tới, Chi cục Thủy lợi tỉnh sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị các cấp, ngành Trung ương và địa phương quan tâm đầu tư kinh phí để nạo vét, chỉnh trị luồng lạch tại cửa biển Tư Hiền đảm bảo tàu, thuyền ra vào an toàn.
Thùy Nhung
Theo SGGP
Dân ở đây ăn Tết to nhờ nuôi cá mú, cá vẩu, bán 300 ngàn/ký Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá...