Mùa bắt cá cạn ở miền Tây
Sau một mùa nắng gắt thì mặt đất khô cằn nứt nẻ. Những đìa, ao, mương cứ dần cạn nước. Chỉ có những chỗ nào sâu thì mới không bị cạn khô.
Khi mùa mưa đến thì cỏ cây hoa lá bắt đầu xanh tươi và phát triển trở lại. Ở dưới ao, mương cũng chứa đầy nước. Đó là lúc để các loài cá bắt đầu sinh sản và lớn lên.
Mương thì nhiều nước. Cộng thêm mấy đám rau muống thi nhau bò um tùm như một ngôi nhà quanh năm mát mẻ lý tưởng cho lũ cá tôm sinh sống dưới ao, mương…
Nước mặn đang gây nhiều thiệt hại cho nông dân ven biển ở ĐBSCL Ảnh: THỐT NỐT.
Đêm về, xách cây đèn ra sau mương vườn lại nghe tiếng cóc, tiếng nhái kêu vang vang. Còn dưới mương thì nghe tiếng của con lóc, con trê đớp mồi. Cứ mỗi lần được nghe những thanh âm đó là lại muốn đi kiếm cái cần câu và đi bắt vài con dế nhũi làm mồi để cắm câu. Có lần cắm xong cần câu, đi vô chưa tới nhà thì cá đã đớp mồi. Nhìn cần câu cứ quật mạnh xuống nước, chạy trở ra nắm kéo lên, nếu không là cá lóc thì cũng là cá trê đã cắn câu.
Khi mùa mưa đi qua lại bắt đầu vào mùa nắng. Tuy nhiên, những ngày nắng trong năm thì ao, mương nào cũng còn rất nhiều nước. Chỉ khi qua Tết nắng nóng gay gắt kéo dài thì nước mới bắt đầu cạn dần. Thêm nước mặn xâm nhập làm cho những đám rau muống hay những đám rong dưới mương dần héo và chết sạch. Chỉ còn lại một ít nước dưới mương trống trơ.
Có những buổi chiều khi trời đã dịu mát. Ở phía sau vườn nghe có tiếng ào sạt tát mương thì một lát sau ra xem đã thấy những con cá phơi lưng chạy cời cời rồi. Nào là cá lóc, trê, sặc, bống dừa, lòng tong… Đôi khi có cả mấy chú tôm càng cứ chậm chạp bò và giương cặp càng về phía trước như để hù dọa mọi đối thủ nhưng rồi cũng nhanh chóng bị tóm gọn bỏ vào thùng như những con cá khác.
Tôi ít khi lội xuống mương bắt cá. Bởi cái cảm giác đôi khi bị lún dưới bùn lầy tới ngang bụng rồi thì chỉ biết đứng đó kêu cứu, càng nhúc nhích thì càng lún sâu thêm. Có lần anh Hai vừa lôi lên vừa mắng: “Con gái ở quê gì mà yếu ớt như cọng bún thiu vậy. Xuống mương rồi leo lên không nổi”.
Dẫu có hơi nhút nhát khi lội xuống bùn nhưng mỗi khi nhìn thấy tát ao thì tôi lại thích đứng nhìn. Thích nhất là nhìn mấy đứa con nít, mỗi khi có con cá nào bự thì ngay tức khắc nó chỉ nhắm ngay con đó mà bắt. Khi bắt hụt thì cứ rượt theo con cá, miệng la ỏm tỏi.
Video đang HOT
Bây giờ lượng cá tôm mỗi ngày dần ít đi. Nhưng đến mùa khô hạn thì đâu đó ở mấy mương, vườn sau nhà lại nghe có tiếng tát mương, lòng tôi lại xốn xang
Theo Trần Kỳ Duyên (Báo Người Lao động)
"Xé rào" trồng lúa, trắng tay vì hạn mặn, đau lòng cắt bỏ cho bò ăn
LTS: Đến thời điểm này, diện tích lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 29.700ha, chỉ bằng 7,3% so với tổng thiệt hại mùa khô năm 2015-2016. Vụ lúa đông xuân vẫn được mùa, giá lúa tăng nhẹ.
Mặc dù con số thiệt hại thấp, nhưng điều đáng nói là phần lớn diện tích này do người dân tự ý "xé rào" xuống giống, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng địa phương.
Bài 1: Những chuyện buồn bên cánh đồng khô cháy
Những ngày cuối tháng 2/2020, về vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), phóng viên NTNN tận mắt chứng kiến nhiều ruộng lúa bị bỏ hoang, cây lúa chuyển màu lá và chết dần. Chia sẻ với phóng viên, nông dân ai cũng lắc đầu ngao ngán vì mùa vụ mất trắng.
Đau lòng cắt lúa non cho bò ăn
Tại ấp 3, xã Bình Thành, huyện GiồngTrôm, nhìn thấy chị Đoàn Thị Kim Thoa ngồi ngay trên ruộng cắt lúa, phóng viên lại gần hỏi thì mới biết, chị cắt để đem về cho 7 con bò ở nhà ăn.
"Vụ đông xuân này, nhà tôi có 1.300m2 đất trồng lúa. Do nước mặn xâm nhập nên không thể lấy nước vào ruộng, khiến đất khô cạn, nứt nẻ, cây lúa không thể lớn được. Vì vậy, tôi quyết định cắt về cho bò ăn dần, đỡ phí. Mùa này bò ăn nhiều, nếu hạn mặn kéo dài e rằng bò cũng không có nhiều thức ăn nữa" - chị Thoa nhìn về những cây lúa đang chết dần, buồn rầu nói.
Chị Thoa gieo sạ "xé rào" và bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Huỳnh Xây
Theo chị Thoa, ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo không xuống giống để né mặn, nhưng chị cảm thấy mùa này cây lúa có thể vượt qua như những năm trước nên đã mạnh tay "xé rào" trồng. Nhiều hộ dân khác cũng "xé rào" trồng lúa cũng vì suy nghĩ như chị. Kết cục là bị thiệt hại.
Tại xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng có rất nhiều ruộng lúa bị thiệt hại hoàn toàn do nước bị nhiễm mặn. Ruộng lúa của ông Nguyễn Tấn Tài dù đã làm đòng song vẫn không thể ra bông.
"Tôi có hơn 3 công (3.000m2) đất lúa. Thấy vụ đông xuân năm trước làm trúng, không bị mặn xâm nhập, tôi đã gieo sạ. Không ngờ, nước mặn lên nhanh, đi vào ruộng làm toàn bộ diện tích bị mất trắng vì không ra nổi bông" - ông Tài chia sẻ.
Ông Tài cũng thật lòng cho biết, trước khi xuống giống, chính quyền địa phương đã khuyến cáo không được gieo sạ nhưng vì đây là vụ chính - vụ lúa mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong năm - nên ông vẫn làm liều. Lúa bị thất mùa, ông Tài giờ đi chở nước ngọt thuê để kiếm sống qua ngày.
Tương tự, tại một số địa phương ở huyện Sóc Trăng cũng có tình trạng người dân "xé rào" trồng lúa đông xuân. Đi qua những cánh đồng dưới trời nắng gắt, phóng viên nhận thấy nhiều diện tích lúa nơi đây đã khô cháy. Thiệt hại nặng nhất có thể kể đến hộ anh Lê Công Minh (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng, huyện Long Phú) bị mất trắng tới 40ha.
Anh Minh buồn rầu kể, bản thân anh không muốn gieo sạ vụ này vì ngành chức năng đã khuyến cáo nước mặn sẽ đến sớm. Nhưng vì thấy nhiều bà con ở gần đã gieo sạ hết, lại sẵn có lúa giống để trong nhà nên anh cũng xuống giống.
"Thật không may, từ tháng 1 đến nay, nước mặn xâm nhập, ngành chức năng đóng cống không cho nước vào kênh nội đồng nên lúa chết khô. 40ha này, tôi thiệt hại gần 20 triệu đồng, vụ sau kiếm đâu ra tiền để gieo sạ đây?" - anh Minh thở dài nói.
Qua trò chuyện, phóng viên biết được anh Minh bị bệnh gout nên không thể ngồi được bình thường và cũng không thể lên TP.HCM hay Bình Dương làm thuê như nhiều thanh niên khác ở địa phương. Quá buồn vì mùa màng thất bát nên gia đình anh thường đóng cửa, không muốn gặp gỡ, trò chuyện với ai.
Cứu lúa trong vô vọng
Nhìn 2 công lúa đang bị chết khô vì thiếu nước, ông Thạch Hiền ở ấp Khoan Tang, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng) cho hay, khi vừa gieo sạ xong lúa vụ 3 thì nước mặn xâm nhập, đến nay lúa đã hơn 30 ngày tuổi và không có nước cứu, coi như mất trắng.
Theo ông Hiền, trước đó, chính quyền địa phương và các kênh truyền thông đã nhiều lần thông báo về tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ xảy ra sớm và gay gắt, nhưng vì đông xuân muộn là vụ là trúng mùa, trúng giá nhất trong năm nên ông và một số nông dân đã quyết định "xé rào" xuống giống.
Đứng trên ruộng lúa bị mất trắng, ông Hiền nói: "Tôi làm lúa chỉ trông chờ vào vụ 3 này. Giờ lúa chết, chi phí công sức bỏ ra không lấy lại được nữa. Những năm trước, vụ này tôi thu được 48 bao lúa, bây giờ thì không còn bao nào rồi".
Có rất nhiều diện tích đất "xé rào" trồng lúa ở ấp Tân Lịch, xã Tân Hưng, huyện Long Phú bị thiệt hại 100%, nhưng do ở gần sông nên ông Lê Văn Chúng cố gắng bơm nước đã nhiễm mặn vào ruộng nhà mình để cứu lúa, dù biết là vô vọng.
Dẫn phóng viên ra cánh đồng 4ha của mình, ông Chúng nhổ cây lúa lên xem và lắc đầu nói: "Tôi bơm nước mặn vào ruộng là để lúa trổ được bông bao nhiêu đỡ bấy nhiêu. Mùa khô 2015-2016, nơi đây cũng thiệt hại do mặn, nhưng những năm sau đó trúng mùa lắm, 1 công (1.000m2) có thể lời tới 5 triệu đồng sau 3 tháng trồng. Còn năm nay chắc không có nổi triệu nào rồi".
Về việc ngành chức năng khuyến cáo chuyển đổi sang cây trồng khác, ông Chúng cho rằng, chuyển đổi gì thì nước mặn đều làm chết hết, nơi này không thể trồng cây gì khác ngoài cây lúa.
Cùng quan điểm, ông Sơn Thai (ấp Tân Lập, xã Tân Hưng) cũng quyết định bơm nước mặn từ con sông gần như kiệt nước để cứu lúa. "14 công (1,4ha) lúa của tôi chuẩn bị trổ đòng thì nước nhiễm mặn. Không nỡ bỏ, tôi bơm nước mặn nhẹ này vào coi có cứu được không. Đằng nào cũng bị thua lỗ rồi, cứ thử bơm xem thế nào" - ông Sơn Thai chia sẻ.
Theo Bộ NNPTNT, đến nay vùng ĐBSCL có trên 1.510.000ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700ha (lúa mùa 16.000ha, lúa đông xuân 13.700ha). Con số thiệt hại chỉ bằng 7,3% so tổng thiệt hại năm 2015-2016 (405.000ha). Riêng về cây an qua chua bi thiẹt hai do anh huơng cua xâm nhập mặn.
Theo Danviet
Hàng trăm ha lúa ở Kiên Giang bị ảnh hưởng bởi hạn mặn Hiện nay, tình hình hạn mặn đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở tỉnh Kiên Giang. Huyện Hòn Đất, Kiên Giang là địa phương có hệ thống thủy lợi nội đồng, cống đập tương đối khép kín, tuy nhiên trong mùa khô năm nay, nước mặn vẫn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiệt hại đến sản...