Mùa bão rớt, rủ nhau đi ‘xuýt xoa’
Những ngày trời Sài Gòn ảnh hưởng của bão, trời lành lạnh và mưa thế này thì nhâm nhi các món ốc nóng sốt hấp dẫn chưa bao giờ ‘phải đạo’ hơn.
Tiết canh sò huyết
Nằm “đầu bảng” của cái sự xuýt xoa là một món nghe là lạ mà quen quen: tiết canh sò huyết.
Sò huyết cháy tỏi, sò huyết rang me hay sò huyết nướng muối thì quá quen thuộc với người dân Sài thành, nhưng tiết canh sò huyết thì không phải dễ tìm.
Vì vậy khi món ăn được bưng ra mọi người sẽ phải xuýt xoa trước. Đĩa đựng món ăn được bọc toàn bộ bằng giấy bạc để giấu những viên đá lạnh buốt bên trong, giữ cho món tiết canh được tươi ngon.
Để chế biến món ăn này, người đầu bếp phải tách vỏ từng con sò huyết, tỉ mỉ công phu đến nỗi thời gian làm một món tiết canh sò huyết là đủ để làm tới 4 món khác.
Múc một muỗng tiết canh và thịt sò huyết cùng rau gia vị và đậu phộng trộn chung cho lên miệng, bảo đảm mắt bạn sẽ có cơ hội co giãn đồng tử, và mồm sẽ biến thành hình chữ O, vì một nhân vật “nhỏ mà có võ” đã xuất hiện trong công thức món ăn, nhấn thêm “độ mạnh” cho món tiết canh. Đó chính là một chút vị cay nồng của mù tạt wasabi trứ danh.
Thịt heo rừng nấu lá giang
Tóp mỡ cháy tỏi
Com chiên giòn hải sản
Bò một nắng
Bò cuốn phô mai
Món tiếp theo là bò một nắng ăn với muối kiến rừng và quả móc mật. Món bò phơi một nắng được xé nhỏ, chấm với muối còn nguyên những con kiến rừng căng mọng và “nhá” kèm quả móc mật vừa bùi vừa thơm. Tất cả tạo nên một bản hòa vị hùng vĩ, tựa hồ bạn đang đi giữa cao nguyên bát ngát rồi băng rừng chen vào những tán cây và cuối cùng ghé một bản làng xa xôi thăm người bạn cũ.
Câu chuyện sẽ rôm rả thêm với món heo rừng nấu lá giang. Thịt heo rừng vừa mềm vừa giòn, đi cùng với lá giang – thứ lá mọc kiểu “hoang dại” nên cũng ẩn chứa vị chua rất “bắt mồi”. Để món ăn được hoàn hảo nhất, heo rừng khi mua về phải được ngâm nước dừa để có độ thơm ngon. Và đúng là thịt heo mềm ngọt chan với lá giang ăn cực kỳ “bắt”.
Anh em sẽ lại cùng nhau xuýt xoa về cái món gì mà ngó bộ như viên kẹo làm quà. Sau lớp giấy bạc là thịt bò cuộn phô mai và đầu hành còn nghi ngút khói, cắn một miếng thấy vừa thơm vừa dẻo vừa giòn.
Món tóp mỡ chấy tỏi cũng là một món ngon, đơn giản theo một cách phức tạp. Nói vậy là vì món ăn nghe tên thì thấy làm dễ ẹc, tóp mỡ chấy với tỏi thôi mà! Nhưng chấy kiểu nào để tóp mỡ giòn thơm quyện với tỏi như một tình khúc, ấy mới gọi là tài, nên bảo đơn giản trong phức tạp là vậy.
Nghêu hấp Thái
Ốc hương rang muối ớt
Sò huyết cháy tỏi
Video đang HOT
Nếu đặc sản mới chỉ lưng lửng bụng, thì còn rất nhiều những món ăn quen thuộc khác đang chờ bạn, tất tần tật các loại hải sản ốc, hào, tôm, cua (riêng với món cua là bao ăn, con nào ốp đổi ngay con khác ngay tắp lự)… đến lẩu, cơm chiên giòn (đúng nghĩa giòn tan nha) hải sản và các món ăn kèm, ăn chơi, phục vụ cho mọi đối tượng từ nhóm bạn đến gia đình từ 15 giờ chiều cho đến sáng hôm sau.
Giá cả mềm vô cùng, đồng giá chỉ 39.000 đồng cho các thể loại ốc.
Để thử xuýt xoa, bạn hãy ghé Lóc Cóc quán ở địa chỉ số 8 Hồ Xuân Hương, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM và cảm nhận trọn vẹn những món ăn chơi trứ danh ở Sài thành.
Theo Tapchiamthuc
Nhâm nhi 5 món ăn vặt ngày thu
Có nhiều món ăn vặt ngon mà chị em có thể làm để đãi bạn bè và gia đình trong những ngày thu mát mẻ.
Nộm bò khô
Món nộm bò khô với đủ loại hương, vị mang lại cảm giác thật tuyệt vời khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Bò khô: 50 gr
- Đu đủ, cà rốt
- Lạc rang, rau mùi, húng bạc hà, kinh giới
- Nước mắm, dấm, đường, tỏi
Cách làm:
- Đu đủ, cà rốt gọt sạch vỏ, bào sợi rồi ngâm với 1 nhúm nhỏ muối và 1 ít giấm.
- Pha nước mắm làm nộm với tỉ lệ 3 giấm - 2 đường - 1 mắm - 1 nước, rồi thêm tỏi và ớt bằm nhỏ.
- Lạc rang xát sạch vỏ và giã dập, không nên giã nát quá.
- Các loại rau nhặt và rửa sạch, vẩy qua cho ráo nước. Sau đó bày các loại rau, đu đủ, cà rốt, thịt bò khô và rắc lạc lên trên.
- Ta đã có đĩa nộm bò khô ngon miệng.
- Trước khi ăn nộm bò khô các bạn nhớ rưới nước mắm đã pha rồi trộn đều các nguyên liệu và thưởng thức.
Chú ý: Nên trộn nộm với nước mắm đã pha ngay trước khi ăn để lạc không bị ỉu, đu đủ cà rốt được giòn.
Chân gà nướng
Chẳng cần phải ra ngoài hàng mà ngay tại nhà chị em cũng thể thưởng thức món chân gà nướngthơm ngon, nóng hổi do chính tự tay mình chế biến. Món ăn chân gà không chỉ có chị em thích ăn vặt mê mẩn mà các ông xã cũng vô cùng ưng thuận.
Nguyên liệu:
- Chân gà to: 400 gr
- Mật ong: 1 thìa
-Nước mắm: 1 thìa - Hạt nêm: 1 thìa - Dầu hào: 1 thìa - Dầu ăn: 2 thìa
- Tỏi băm nhỏ: 1 thìa
Cách làm:
- Chân gà sau khi mua về các bạn ngâm 10 phút với nước muối pha loãng rồi bóp rửa thật sạch, đem chần qua với nước có thả vài lát gừng cho thơm, vớt ra để ráo.
- Pha nước sốt để ướp gà gồm các gia vị ở phần nguyên liệu, quấy đều cho các gia vị tan và hòa quyện vào nhau.
- Ướp với chân gà trong khoảng 30 phút -1h cho ngấm.
- Nếu nướng chân gà bằng than hoa thì các bạn dùng que nhọn xiên vào từng chiếc chân gà để cầm nướng cho dễ. Nếu dùng lò nướng thì các bạn xếp chân gà vào khay rồi cho vào lò nướng xém. Vì chân gà đã được chần qua nên các bạn đừng lo vấn đề thịt bị khô nhé.
Chấm chân gà nướng mật ong với tương ớt hoặc hỗn hợp muối chanh ớt, ăn kèm sung muối rất hợp.
Ốc cau hấp sả
Ốc cau hấp sả nóng hổi, hương thơm của sả quyện trong vị ngọt của ốc tạo nên sự hấp dẫn rất riêng. Nếu không có ốc cau bạn có thể mua các loại ốc khác và chế biến tương tự nhé!
Nguyên liệu:
- 1kg ốc cau
- 6 nhánh sả
- ớt, gia vị, chanh
Cách làm:
- Ốc cau mua về rửa sạch, ngâm nước trong vòng 30 phút với ớt để ốc ra sạch nhớt. Rửa sạch lại và để ráo
- Sả rửa sạch, chẻ nhỏ. Xếp 1 lớp sả vào nồi hấp, sau đó đổ ốc lên trên và cuối cùng cho nốt phần sả còn lại lên bề mặt ốc để khi hấp ốc thơm mùi sả.
- Cho nồi lên bếp và hấp vòng vòng 20 phút là được. Tắt bếp và cho ốc cau hấp sả ra đĩa dùng nóng. Các bạn không nên hấp lâu sẽ khiến ốc dai và mất đi vị ngọt của thịt ốc.
- Món ốc cau hấp sả được nhiều người ưa thích vì cách chế biến đơn giản, ăn thơm ngon và có vị ngọt của thịt ốc. Món ốc cau hấp sả sẽ trở nên đậm đà hơn khi ăn kèm với chén chanh muối ớt mù tạt. Thịt ốc giòn giòn, hơi dai nhưng lại có vị ngọt rất ngon quyện với vị cay cay của mù tạt sẽ làm bạn thích thú.
Bánh xèo
Nguyên liệu:
- Bột bánh xèo: 1 gói 400 g - Bột nghệ
- Tôm: 150 g - Thịt ba chỉ: 150 g
- Nấm hương: 10 cái - Hành hoa - Giá đỗ: 100 g - Cà rốt: 1 củ - Đỗ xanh cà vỏ: 50 g
- Nước lọc: 500 ml
- Dầu ăn, nước mắm, ớt, rau diếp, rau thơm các loại
Cách làm:
- Cho gói bột bánh xèo vào âu sạch cùng 1 thìa cà phê bột nghệ.
- Đổ 500 ml nước vào âu cùng hành lá thái nhỏ. Đánh đều để khoảng 30 phút trước khi đổ bánh.
- Tôm, thịt rửa sạch. Thịt thái mỏng, nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân thái sợi.
- Cho 1 ít dầu ăn vào chảo rồi cho thịt vào xào tiếp đến cho tôm vào xào cùng nấm hương. Nêm thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.
- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút rồi cho vào chõ hấp chín. Giá đỗ rửa sạch để ráo, cà rốt gọt vỏ bào sợi.
- Láng đều 2-3 muôi bột bánh xèo, vừa láng vừa cầm tay cầm của chảo lắc đều để hỗn hợp bánh xèo đều khắp chảo.
- Xếp lên bề mặt một vài con tôm, thịt, thêm đỗ xanh, giá đỗ, cà rốt rồi đậy kín nắp chảo.
- Đun lửa lớn từ 3-4 phút dùng muôi gấp bánh xèo làm đôi, rán đến khi phần vỏ vừa ý thì tắt bếp gắp bánh xèo ra đĩa.
- Lần lượt làm như vậy cho đến khi hết bột bánh và phần nhân. Ăn kèm với nước mắm chua ngọt, cà rốt và các loại rau ăn kèm.
Bánh cốm
Nguyên liệu:
- Cốm khô: 300 gr - Đậu xanh đã cà vỏ: 50 gr
- Đường: 80 gr - Vừng rang chín: 3 thìa ăn cơm - Bột nếp: 3 thìa ăn cơm
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm - Nước hoa bưởi: vài giọt - Nước: 300 ml
- Lá nếp: vài lá
Thực hiện:
- Đậu xanh ngâm nước cho nở mềm trong vòng 3 tiếng, đem hấp chín. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và 30 gr đường rồi xay thật nhuyễn.
- Cốm nhặt bỏ những hạt xấu, rửa qua nước cho sạch. Ngâm cốm với nước lạnh trong vòng 1 tiếng cho cốm nở mềm. Lượng nước ngâm cốm cao hơn bề mặt cốm một tí xíu.
- Cho phần đậu xanh đã xay nhuyễn, dầu ăn và chỗ bột nếp vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp sên nhỏ lửa cho đến khi đậu xanh trở lên khô ráo thì rắc một nửa chỗ vừng và vài giọt nước hoa bưởi vào. Dùng đũa đảo đều để vừng và nước hoa bưởi trộn đều vào đậu, rồi cho đậu ra một cái bát.
- Cho 300 ml nước cùng 50 gr đường và lá nếp vào chảo. Đun cho tan đường thì cho cốm vào xào ở mức lửa nhỏ. Dùng đũa quấy đều để cốm không bị bén chảo. Khi cốm trở lên khô ráo, các hạt cốm đã gần như tan hết, ăn thử thấy cốm rất dẻo, không còn lẫn những hạt cốm còn rắn nữa là được. Trong lúc xào nếu thấy cốm còn lẫn những hạt rắn mà nước đã khô thì có thể chế thêm chút nước.
- Xoa dầu ăn vào tay cho khỏi dính rồi nặn một ít cốm thành hình vuông (nên nặn thật mỏng). Đặt miếng cốm vào một miếng màng bọc thức ăn rồi xúc một ít nhân đậu xanh dàn đều vào giữa miếng cốm. Sau đó nặn một miếng cốm tương tự đặt chồng lên trên. Cuối cùng là rắc một chút vừng vào bề mặt của chiếc bánh cốm.
- Nắn lại các mép của bánh cho đẹp hơn rồi gói lại.
- Nếu muốn bánh cốm được đẹp và mịn màng hơn thì nên dùng khuôn vuông để tạo hình bánh.
Chúc các bạn ngon miệng nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Lòng non xào dưa chua Với món này bạn vừa có thể thưởng thức với cơm mà cũng vừa có thể nhâm nhi được. Để làm món này, chị em nên chọn mua loại lòng non ngon, không có màu vàng ở mặt trong. Thường lòng có mặt trong màu vàng sẽ đắng. Loại dưa để xào cùng với lòng chỉ nên chua vừa, nếu chua quá, vừa...