Mưa bão miền Trung: Hối hả “bế” tàu thuyền lên phố chạy “siêu bão”
Sáng 14.9, tại TP.Đà Nẵng bắt đầu có mưa nặng hạt và gió mạnh. Hàng trăm ngư dân dọc các tuyến đường ven biển của TP.Đà Nẵng rất vất vả để di chuyển tàu thuyền lên hẳn trên đường phố để tránh thiệt hại khi cơn bão số 10 đổ bộ.
Đến trưa 14.9, cơn bão số 10 chỉ còn cách bờ biển Hà Tĩnh-Quảng Bình khoảng 600km. Theo thông tin của Ban Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Trung ương cho biết, cơn bão số 10 càng vào đất liền càng mạnh lên. Hiện trên biển đang có gió cấp 12-13, giật cấp 15. Cơn bão được đánh giá mức rủi ro ở cấp 4, mức này chỉ sau mức thảm họa.
Sáng 14.9, tại TP.Đà Nẵng có mưa nặng hạt và gió giật rất mạnh. Là địa phương từng phải chịu thiệt hại nặng do các cơn bão nên từ sáng ngư dân TP.Đà Nẵng đã tập trung di chuyển tàu thuyền lên hẳn đường phố để giảm thiệt hại nếu bão đổ bộ vào Đà Nẵng.
Dưới đây là 1 số hình ảnh ngư dân Đà Nẵng hối hả “bồng bế” tàu thuyến lên đường phố:
Ngư dân Đà Nẵng cùng nhau đưa thuyền bè lên phố. Ảnh: Đình Thiên
Video đang HOT
Những chiếc thúng gắn máy tuy nhỏ nhưng tài sản lớn của ngư dân nghèo. Ảnh: Đình Thiên
Bộ đội được huy động giúp ngư dân Đà Nẵng đưa tàu lên bờ. Ảnh: Đình Thiên
Có gần 600 tàu thuyền các tỉnh miền Trung đang neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang sáng nay. Ảnh: Đình Thiên
Tại Thừa Thiên – Huế:
Đến 14h ngày 14.9, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to, gió giật ngày càng mạnh. Tại các địa địa phương ven biển thuộc các huyện Phú Vang và Phú Lộc, gió giật mạnh kèm theo mưa lớn đã khiến việc lưu thông của các phương tiện giao thông gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt tại các xã Phú Thuận, thị trấn Thuận An, Phú Hải (huyện Phú Vang), Hải Dương, Hương Phong (thị xã Hương Trà)…, đến đầu giờ chiều nay người dân đã cơ bản hoàn thành chằng chống nhà cửa và neo đậu tàu thuyền ở nơi an toàn. Chính quyền các địa phương ven biển đã lên phương án di dời những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn trước khi bão số 10 đổ bộ.
Người dân khẩn trương bảo đảm an toàn cho tàu cá. Ảnh: Trần Hòe.
Tại TP.Huế, từ gần trưa 14.9, gió mạnh đã khiến nhiều cây xanh trên các tuyến đường Tố Hữu, Dương Văn An, Phạm Văn Đồng… và nhiều tuyến đường ở nội thành bị bật gốc. Nhiều cây đổ chắn ngang đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông, trong đó đã có một xe ô tô bị cây đè khi đang lưu thông qua cầu Vĩ Dạ.
Ông Phan Thanh Hùng – Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN Thừa Thiên – Huế cho biết: Ban đã chỉ đạo chính quyền các địa phương các vùng biển ở tỉnh sơ tán khẩn cấp các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi trú ẩn an toàn trước 17h ngày 14.9. Từ chiều 14.9 và trong ngày 15.9, học sinh trên toàn tỉnh được phép nghỉ học để tránh bão.
Một vụ ngã xe trên cầu Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) vào trưa 14.9 do gió mạnh. Ảnh: Trần Hòe.
Ông Hùng cho biết, hiện toàn tỉnh đã lên phương án sơ tán khoảng 26.977 hộ/106.104 nhân khẩu ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Cây xanh gãy đổ do gió mạnh đè lên ô tô đang lưu thông trên cầu Vĩ Dạ, TP.Huế. Ảnh: Trần Hòe.
Theo Danviet
Đà Nẵng yêu cầu trực 24/24 để đối phó "siêu bão"
Sáng 14.9, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã chủ trì cuộc họp ứng phó với cơn bão số 10, được dự báo là lớn nhất trong 3 năm trở lại đây.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ yêu cầu các sở, ban ngành, các quận, huyện phải tập trung mọi lực lượng sẵn sàng ứng phó với bão số 10, không được lơ là, chủ quan, bởi đây là cơn bão được dự báo mạnh, tầm ảnh hưởng rộng.
Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Bộ đội Biên phòng tập trung kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, cấm tàu thuyền ra khơi, đồng thời tổ chức xắp xếp, neo đậu an toàn, không để xảy ra thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền. Các ngành, địa phương tập trung lực lượng để phòng, chống bão, đảm bảo an toàn tại các hồ, đập và theo dõi chặt chẽ để có biện pháp di dời dân ở các khu vực trũng, thấp khi xuất hiện lũ, lũ quét.
Bộ đội giúp ngư dân Đà Nẵng di chuyển thuyền bè lên bờ trú bão. (Ảnh Đình Thiên)
Trong khi đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã yêu cầu cấm biển, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ ngày 13.9. Ban đề nghị các quận, huyện sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ quét và sạt lở đất...
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng, tính đến 5h sáng 14.9, thành phố còn 162 phương tiện/1.312 lao động đang hoạt động trên biển. Tất cả các phương tiện trên biển hiện đã nắm được tình hình, hướng di chuyển của bão, đang di chuyển vào bờ hoặc các khu vực neo đậu, trú tránh bão.
Lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố triển khai phương án phòng chống ngập khu vực đô thị, sẵn sàng triển khai vận hành các trạm bơm chống ngập úng trên địa bàn TP.Đà Nẵng...
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho hay, các đơn vị, sở ngành, quận huyện liên quan tổ chức trực ban 24/24, liên lạc thường xuyên với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và lãnh đạo thành phố để cùng phòng chống bão.
Theo dự báo, khu vực tỉnh Quảng Ngãi cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão Doksuri (bão số 10). Ngư dân khẩn trương đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu, neo cột cẩn thận để đề phòng gió bão làm hư hại.
Trong một diễn biến khác, trước dự báo khu vực Quảng Ngãi cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng của cơn bão Doksuri đang đổ bộ vào đất liền, cùng với khẩn cấp đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã neo cột cẩn thận để đề phòng gió bão làm hư hại phương tiện.
Sáng 14.9, tại các cảng biển trong tỉnh: Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi... nhiều ngư dân vội vã neo chặt và bao phủ phương tiện của mình.
Chủ tàu Bùi Phước (52 tuổi), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết: "Dù được dự báo là nằm ngoài rìa của cơn bão, nhưng với sức gió trên vùng biển giật trên cấp 7 nếu không thận trọng dễ bị sóng gây hỏng, chìm phương tiện như chơi". Theo báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Ngãi, hiện có 1.516 tàu thuyền của ngư dân địa phương đang hoạt động ở các vùng biển, trong đó 113 tàu thuyền với 1.070 lao động tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Chiều 13.9, tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương ven biển kiểm tra, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, bao gồm cả tàu vận tải khách tuyến đường biển Sa Kỳ-Lý Sơn. Đồng thời, tỉnh yêu cầu chính quyền các huyện ven biển kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền nằm trong khu vực nguy hiểm khẩn trương di chuyển tìm nơi tránh, trú bão an toàn.
Theo Danviet
Trưa mai bão vào miền Trung, sóng biển vùng tâm bão cao hơn 10m Cơn bão số 10 rất mạnh, khu vực đổ bộ khá thoáng, thời gian thủy triều dâng cao nhất trong năm, nước dâng và sóng biển cũng là vấn đề quan tâm. Gần tâm bão đi qua, sóng biển ngoài khơi cao trên 10m. Sáng nay 14/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức cuộc họp...