Mưa bão hoành hành tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ
Bão Hagupit đã đổ bộ vào khu vực ven biển tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc rạng sáng 4-8 với sức gió lên đến gần 136 km/giờ ở tâm bão.
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC), Hagupit gây ra mưa to gió lớn tại 2 tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến.
Tuy nhiên, các bản tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy bão dường như không gây thiệt hại đáng kể. Trước khi bão đổ bộ, chính quyền 2 tỉnh trên đã sơ tán người dân tại các vùng ven biển, tạm ngưng một số dịch vụ đường sắt, phà, công trình xây dựng và kêu gọi tàu cá vào bờ.
NMC dự báo Hagupit – cơn bão thứ 4 đổ bộ Trung Quốc kể từ đầu năm 2020 – suy yếu dần trước khi quay lại ra biển vào sáng 5-8 và hướng về phía bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc có thêm lý do để lo lắng nếu Hagupit đổ bộ vào lãnh thổ mình bởi mưa lũ nghiêm trọng tại miền Trung nước này đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng và 13 người mất tích tính đến ngày 4-8. Ngoài ra, hơn 1.000 người buộc phải sơ tán để tránh thiên tai trong vài ngày qua.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ tại TP Gapyeong, tỉnh Gyeonggi hôm 3-8 Ảnh: YONHAP
Theo hãng tin Yonhap, thương vong mới nhất xảy ra tại 2 thành phố Pyeongtaek và Gapyeong thuộc tỉnh Gyeonggi khi 6 người thiệt mạng trong các vụ lở đất. Trong số những địa phương bị ảnh hưởng có các tỉnh Chungcheong Nam, Chungcheong Bắc, Gangwon và thủ đô Seoul.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thúc giục các bộ liên quan có biện pháp ngăn chặn thiệt hại thêm nữa về người và của, như hạn chế tiếp cận những khu vực nguy hiểm và sơ tán người dân khỏi những nơi có nguy cơ mưa lũ, lở đất… Cơ quan thời tiết Hàn Quốc dự báo mưa to có thể tiếp diễn trong vài ngày tới tại một số tỉnh, thành như Seoul, Gyeonggi, Chungcheong Bắc.
Tại Mỹ, bão Isaias đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau khi đổ bộ vào bang Bắc Carolina với sức gió tối đa 140 km/giờ vào đêm 3-8 (giờ địa phương). Bão đã làm ngã đổ nhiều cây cối và khiến hàng trăm ngàn người sống trong cảnh mất điện tại Bắc Carolina. Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC) hôm 4-8 cảnh báo bão này vẫn gây mưa to, gió lớn khi di chuyển dọc bờ Đông. Theo đài CNN, những địa phương khác chịu ảnh hưởng của bão có thủ đô Washington, TP Philadelphia, TP New York… Isaias là cơn bão thứ 9 trong mùa bão Đại Tây Dương năm 2020.
Tàu Trung Quốc rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật sau 111 ngày
Tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để tránh bão, kết thúc 111 ngày hiện diện liên tục ở khu vực.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 3/8 không còn xuất hiện tại vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, kết thúc thời gian dài liên tục áp sát. Các quan chức cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc rời vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp một ngày trước đó để tránh bão Hagupit.
Các tàu Trung Quốc bắt đầu hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản từ ngày 14/4. Đây là đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012, khiến căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG.
JCG cho biết một số tàu Trung Quốc theo dõi hoặc truy đuổi tàu đánh cá của Nhật Bản hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp hồi tháng 5. JCG đã triển khai tàu tuần tra tới hiện trường để buộc tàu hải cảnh Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Hồi đầu tháng 7, tàu Trung Quốc tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở lại trong khu vực trong 39 tiếng trước khi rút đi. JCG cho biết đây là vụ tàu Trung Quốc áp sát lâu nhất trong khu vực Nhật coi là lãnh hải tính từ năm 2012.
Nhật Bản đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo họ gọi là Senkaku. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với nhóm đảo này và gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc thường xuyên điều tàu tới khu vực quanh nhóm đảo tranh chấp để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.
Vị trí nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters
Bão Hagupit đổ bộ Trung Quốc, nhiều nơi báo động đỏ về thiên tai địa chất Sau khi đổ bộ vào Trung Quốc sáng sớm 4/7, bão Hagupit gây ảnh hưởng cho hàng loạt địa phương ở Đông Nam nước này, trong đó nặng nhất là Chiết Giang. Cơn bão số 4 có tên Hagupit sáng sớm ngày 4/8 đã đổ bộ vào vùng ven biển Nhạc Thanh ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, đồng thời ảnh...