Mua bảo hiểm xe máy qua ứng dụng momo có bị CSGT xử phạt?
Khách hàng mua bảo hiểm xe máy trên ứng dụng momo và gửi về loại bảo hiểm điện tử, khi bị CSGT kiểm tra hành chính thì có được chấp nhận không?”- bạn đọc đặt câu hỏi.
Trao đổi với PLO, luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế, được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bản điện tử.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận bảo hiểm phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
- Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
- Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra va chạm.
Video đang HOT
- Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm xe máy có thể mua qua nhiều ứng dụng khác nhau. Ảnh: THY NHUNG
“Ngoài ra, trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành”- luật sư cho hay.
Luật sư Mạch phân tích, theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Theo đó, Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử chính là bằng chứng giao kết của hợp đồng bảo hiểm điện tử giữa chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm.
Đồng thời, khoản 3 Điều 18 Nghị định 03/2021 quy định rằng, người mua bảo hiểm có nghĩa vụ luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
“Căn cứ vào các quy định nêu trên, bảo hiểm xe máy điện tử (Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử) đã được pháp luật công nhận, hoàn toàn có giá trị như bản cứng (bản giấy), có thể sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của CSGT hoặc cơ quan có thẩm quyền”- luật sư nhấn mạnh.
Có được phép sử dụng bảo hiểm xe máy bản điện tử không?
Bên cạnh bản cứng thường thấy thì Giấy chứng nhận bảo hiểm của chủ xe cơ giới còn được phát hành dưới dạng điện tử.
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử là gì?
Khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, chủ xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm (mỗi xe chỉ được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm).
Cũng theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế, được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bản điện tử nhưng phải bao gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
- Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
- Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
- Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Như vậy, giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử chính là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế, được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bản điện tử. Ảnh: CMH
Sử dụng bảo hiểm xe máy bản điện tử có được không?
Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định.
Đồng thời tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, người tham gia giao thông có thể sử dụng bảo hiểm xe máy bản điện tử và xuất trình cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu, thay cho bảo hiểm xe máy bằng giấy.
Trong trường hợp người tham gia giao thông không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc (bản giấy hoặc bản điện tử) sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Lắp biển số xe máy không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào? Việc lắp đặt biển số xe máy cần đúng quy định. Vậy, việc gắn biển số như thế nào là không đúng quy định và nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu? Theo Khoản 5 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe máy (xe môtô) được cấp biển số gắn phía sau xe, với kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài...