Mua bằng giả để làm tiến sĩ là một hình thức tham nhũng trong học thuật
Hành vi mua bằng không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy, cần công khai danh tính những người mua bằng để răn đe những người không muốn học, không muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp cao” – TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
193 người được Đại học Đông Đô cấp khống văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh không qua tuyển sinh, không qua đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng. Trong đó có đến 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.
TS Hoàng Ngọc Vinh: Làm giảng viên ở trường đại học mà mua bằng thì nên chuyển nghề khác mà làm.
Hành vi mua-bán này theo TS. Hoàng Ngọc Vinh không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy cần công khai danh tính những người mua bằng để răn đe những người khác không muốn học, không muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp để chạy chọt vào những vị trí chức quyền.
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Vinh, bất kỳ ai mua – bán bằng cấp đều phải bị lên án và xử lý nhưng những người mua bằng tiếng Anh để làm tiến sĩ, tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, giảng dạy là điều không thể chấp nhận được. Bởi hành vi của người mua sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học sinh-sinh viên.
“Những người làm giảng viên ở trường đại học mà mua bằng thì thôi nên chuyển nghề khác mà làm. Không làm giảng viên được đâu. Bởi vì giáo dục để dạy con cái người ta làm người mà thầy giáo không trung thực thì còn dạy ai được. Sau này, có khi chính những người này lại tạo ra những tấm bằng giả”, TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Theo dõi sát sao vụ án “giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường đại học Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, không vì lý do nào để bao che hành vi mua bằng cấp. Việc công khai những người mua bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ là điều mà dư luận mong chờ.
Video đang HOT
Luật sư Đặng Văn Cường: “Việc công khai danh tính người mua bằng đại học Đông Đô cần cân nhắc vì hiện nay pháp luật không quy định phải công khai người vi phạm hành chính hay công khai người kỷ luật lên phương tiện thông tin đại chúng”.
“Thậm chí nếu có đủ căn cứ thì cần xem xét khởi tố cả những người mua bằng. Vì anh biết bằng giả, biết vi phạm pháp luật mà vẫn thông đồng với nhà trường để thực hiện hành vi mua-bán. Nếu khởi tố cả người mua bằng thì việc công khai danh tính là đương nhiên”, ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Nguyên Phó vụ trưởng vụ Giáo dục đại học Lê Viết Khuyến cũng mong cơ quan chức năng xử lý triệt để vụ án tại trường ĐH Đông Đô để răn đe và làm gương đối với hành vi sử dụng bằng giả trong công tác, học tập và nghiên cứu. “Người thầy dạy cho học trò của mình là trung thực nhưng gian dối thế này thì làm sao có thể đứng trên bục giảng để giảng cho học trò mình được!”, ông Khuyến bức xúc.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ luật pháp, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, việc công khai danh tính người mua bằng cần phải thận trọng, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật quy định bảo vệ quyền tự do hình ảnh, nhân thân của công dân. Tuy nhiên, quyền tự do hình ảnh, nhân thân của công dân sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp vì an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích chung của cộng đồng… Bởi vậy, trong trường hợp người sử dụng bằng giả có dấu hiệu tội phạm thì việc công khai danh tính của họ sẽ đảm bảo cơ quan chức năng sẽ rà soát, kiểm tra, thu hồi bằng đó là cần thiết.
Nhưng đối với những người có hành vi chưa đến mức xử lý hình sự mà chỉ xử phạt hành chính, kỷ luật thì theo luật sư Đặng Văn Cường việc công khai danh tính chỉ nên công khai ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà những người có thể sử dụng bằng giả để phục vụ hoạt động cá nhân của họ.
“Việc công khai lên phương tiện thông tin đại chúng cần cân nhắc vì pháp luật không quy định công khai người vi phạm hành chính hay công khai người kỷ luật lên phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ có những người vi phạm đến mức xử lý hình sự ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng mà việc không công khai sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì mới công khai”, Luật sư Đặng Văn Cường cho hay./.
Hàng trăm học viên khốn đốn vì học văn bằng 2 của Đại học Đông Đô
Đào tạo văn bằng 2 trái phép trong thời gian dài, hàng loạt lãnh đạo bị bắt và khởi tố; cơ quan chức năng yêu cầu rà soát toàn bộ những người dùng văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh...
Hệ lụy của việc đào tạo sai quy định mà Trường Đại học Đông Đô gây ra chưa dừng ở đó khi nhiều học viên cho biết đang khốn đốn vì "trót" học văn bằng 2 của trường đại học này.
Một tấm văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Đông Đô bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp.
9 tháng kêu cứu chưa được giải quyết
Tháng 8.2019, sau khi hiệu trưởng và nhiều cán bộ của Trường Đại học Đông Đô bị bắt, khởi tố về tội "Giả mạo trong công tác", hàng trăm học viên ở Hải Phòng đã gửi đơn kêu cứu đi nhiều nơi. Trong đơn gửi đến Bộ GDĐT, Trường Đại học Đông Đô, học viên đề nghị có lời giải thích cho việc: Trong trường hợp trường chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 thì những học viên học thật thi thật liệu có được cấp bằng tốt nghiệp? Nếu không thì ai sẽ đền bù thiệt hại cho học viên?
Những ngày qua, khi cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan rà soát toàn bộ những người dùng văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh do Trường ĐH Đông Đô cấp, các học viên ở Hải Phòng như "ngồi trên lửa". Chị N.T.H - một cán bộ viên chức đang công tác tại Hải Phòng cho biết, khi thấy thông tin này, hàng trăm học viên lại nhắn tin cho nhau, với tâm trạng lo lắng.
"Chúng tôi đang không biết thế nào, vì cơ quan chức năng chỉ yêu cầu rà soát các trường hợp học văn bằng 2 tiếng Anh, trong khi Trường Đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 nhiều ngành khác. Riêng ngành Luật Kinh tế do Trường Đại học Đông Đô đào tạo, ngoài tôi còn có hàng chục học viên khác ở Hải Phòng đang theo học.
Thời điểm trước khi lãnh đạo của trường bị bắt, theo thông báo của nhà trường, học viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 6.2019, tuy nhiên đến đầu tháng 7.2019, dù thi cử xong xuôi nhưng việc cấp bằng tốt nghiệp vẫn "bặt vô âm tín".
Sau đó đại diện lớp văn bằng 2 (ký hiệu lớp 522-03) của chúng tôi đã đến trường làm việc, yêu cầu nhà trường giải đáp thắc mắc về việc Trường ĐH Đông Đô có được Bộ GDĐT cấp phép đào tạo hệ chính quy văn bằng 2 Khoa Luật kinh tế tại địa phương khác hay không, thì không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Chúng tôi làm đơn kiến nghị lên Bộ GDĐT, cơ quan công an nhưng chưa nhận được hồi âm gì. Từ năm 2017 đến nay, tôi đã đóng hơn 40 triệu đồng tiền học phí cho trường, chưa kể nhiều chi phí khác, nhưng đến giờ chưa biết có được cấp bằng hay không"- chị H cho biết.
Riêng năm 2019, trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Đông Đô đã thông báo tuyển 400 chỉ tiêu văn bằng 2 chính quy.
Học viên "mắc kẹt" khi học văn bằng 2 của Đại học Đông Đô
Theo các học viên ở Hải Phòng, trong số những người học văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô, không it người la công chức, viên chức tai đia phương. Viêc hoc đê lây văn băng con liên quan đên công viêc cua ho. Đặc biệt từ khi có thông tin về tình trạng đào tạo bát nháo văn bằng 2 của trường này, dư luận tại chính nơi mà học viên đang công tác cũng có những lời dị nghị.
"Thời điểm trước Tết Nguyên đán, Trường Đại học Đông Đô có thông báo cho chúng tôi lên trường để học nốt môn Giáo dục thể chất. Khi thấy thông báo thì lên học thôi chứ chưa biết như thế nào.
Giờ đâm lao thì phải theo lao, đã đổ bao nhiêu tiền bạc, thời gian, công sức vào đây rồi.
Giờ nhà trường cũng chỉ hứa hẹn là bộ máy mới của nhà trường đã được kiện toàn, thay đổi, sai thì đã sai rồi, học viên chịu khó theo hết các tín chỉ, rồi dần dần nhà trường sẽ giải quyết. Tuy nhiên, chúng tôi đi học trong tâm trạng lo lắng, không biết công sức mình bỏ ra có được ghi nhận, có được cấp bằng hay không?" - một học viên ngành Luật Kinh tế văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô cho biết.
Không chỉ hàng trăm học viên ở Hải Phòng, mà nhiều địa phương khác giờ chỉ mong muốn, một là nhà trường trả lại tiền học phí, hai là Bộ GDĐT và nhà trường rà soát, có hướng đam bảo quyền lợi cho những người đã "học thật, thi thật".
Liên quan đến quyền lợi của các học viên đang theo học văn bằng 2 chính quy của Trường Đại học Đông Đô, theo đại diện nhà trường, trường sẽ rà soát và xin ý kiến của cơ quan chức năng về vấn đề này.
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống tham nhũng Việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục, lâu dài, là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của cán bộ hằng năm. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện,...