Mua bán súng rồi ẩu đả, dù là súng giả cũng vi phạm pháp luật
Đối với hành vi mua bán vũ khí như súng ống thì cả người mua và người bán đều phạm tội, nhưng nếu là súng nhựa thì tội chưa hoàn thành.
Theo luật sư Phạm Thái Sơn, Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm”.
Trường hợp cụ thể, Nguyễn Chí C. (SN 1983) nhờ Trịnh Xuân H. (SN 1978) mua cho mình khẩu súng ngắn K59. Sau đó, H. đã liên lạc với Nguyễn Quốc T. (SN 1990) mua súng nhựa với giá 1 triệu đồng cho C. nhằm kiếm tiền chia nhau.
Đưa cho H. 10 triệu đồng để nhận hộp đựng súng, về nhà C. mới phát hiện là súng giả nên gọi điện đòi H. trả lại tiền. H. đã gọi cho T. để giải quyết nhưng không được.
Video đang HOT
Sau đó, C. gọi điện thoại trực tiếp cho T. hẹn gặp tại quán cà phê của Vũ Việt A. (SN 1983). Tại đây C. đã yêu cầu T. phải trả lại mình số tiền đã mua súng giả.
Vũ Việt A. sau khi biết Nguyễn Quốc T. bán súng giả nên đã tát và dùng điếu cày đánh vào đầu T. chảy máu.
A. còn dùng dao dí vào cổ yêu cầu T. phải trả C. số tiền đã mua súng.
Thấy T. chảy máu nên C. và A. bảo T. vào nhà tắm để rửa và mua bông băng về băng bó vết thương. Sau đó C. và A. yêu cầu T. gọi cho H. đem tiền đến trả mới cho về và yêu cầu T. vào trong nhà bếp chờ.
Khi H. đến quán cà phê thì bị A. mắng chửi, đánh và bắt vào ngồi trong bếp cùng với T. Sau đó các đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ.
Theo luật sư Sơn, các đối tượng trên không phạm tội Mua bán trái phép vũ khí quân dụng vì súng nhựa không thể được sử dụng như vũ khí quân dụng. Tuy nhiên, trong vụ việc này Trịnh Xuân H. và Nguyễn Quốc T. đã có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của Nguyễn Chí C., do đó hành vi của các đối tượng này đã có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hơn nữa, về hành vi của A. dùng điếu cày đánh vào đầu T. chảy máu, dùng dao dí vào cổ yêu cầu phải trả số tiền mà C. đã mua súng. Đây là hành vi có tính chất côn đồ, có thể bị buộc tội theo khoản i, Điều 134 Bộ luật Hình sự về tội Cố ý gây thương tích.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Cầm súng nhựa đi đánh chủ nợ nhập viện
Bé Em xảy ra cự cãi với chủ nợ, sau đó người này gọi đàn em mang theo gậy 3 khúc cùng khẩu súng nhựa tìm đánh nạn nhận nhập viện.
Công an TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã lập hồ sơ xử lý Đỗ Văn Bé Em (47 tuổi, ngụ huyện Lai Vung) cùng 3 người khác về hành vi Xâm hại sức khỏe người khác.
Bé Em (bìa trái) cùng đàn em và tang vật tại trụ sở cảnh sát. Ảnh: Anh Minh.
Một tuần trước (30/10), Bé Em cùng Ngô Trường Xuân, Nguyễn Hoàng Tuấn và Huỳnh Ngọc Đang Tâm mang theo khẩu súng nhựa, gậy 3 khúc tìm đánh ông Đặng Hữu Thọ (40 tuổi, ngụ xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc) gây thương tích, phải nhập viện cấp cứu.
Cảnh sát vào cuộc điều tra, triệu tập Bé Em và những người liên quan lên làm việc, tạm giữ khẩu súng nhựa cùng gậy 3 khúc.
Bé Em thừa nhận có vay tiền của ông Thọ. Người đàn ông này đến đòi tiền thì xảy ra cự cãi với Bé Em. Sau đó, Bé Em gọi thêm người và mang theo hung khí đánh nạn nhân nhập viện.
Theo Zing.vn
Dùng súng giả cướp hơn nửa tỷ đồng của ngân hàng Để có tiền tiêu xài cá nhân và đánh bạc, Nguyễn Thành Nam đã sử dụng súng giả vào 2 chi nhánh ngân hàng ở Phú Thọ để cướp tài sản. TAND tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức phiên tòa xét xử Nguyễn Thành Nam, SN 1985, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh về tội Cướp tài sản và tội Đánh bạc. Theo...