Mua bán dữ liệu cá nhân: Nước ngoài phạt cả tỷ USD, Việt Nam chỉ phạt 60 triệu
Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, việc mua bán dữ liệu cá nhân ở nước ngoài có thể thu phạt hàng tỷ USD, còn ở Việt Nam mức phạt chỉ 60 triệu đồng.
Sáng 4/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nêu tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại vẫn diễn ra khá phổ biến với mục đích quảng cáo hàng hóa, dịch vụ gây phiền hà cho người dân. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng TT-TT về giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng nêu trên.
Đại biểu Đinh Công Sỹ chất vấn về tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vừa qua chúng ta đã tăng mức phạt việc thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại lên gấp 2 lần.
“Tuy nhiên, mức phạt mới chỉ dừng lại 60 triệu đồng đối với doanh nghiệp và cá nhân. Còn ở nước ngoài người ta rất nghiêm khắc, người ta phạt theo doanh thu, có nước thì 6% doanh thu, có nước thì 10% doanh thu, có nghĩa là mức phạt có thể lên đến một tỷ USD, vì các doanh nghiệp này họ giàu có chủ yếu dựa vào kinh doanh dữ liệu cá nhân và nếu họ vi phạm thì mức phạt rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Bộ TT-TT đề nghị các đại biểu quốc hội xem xét để chúng ta có điều chỉnh mức phạt các doanh nghiệp vi phạm ở doanh thu chứ không phải giá trị tuyệt đối.
Về hành lang pháp lý, Bộ trưởng Hùng cho biết thêm Bộ Công an cũng đang thực hiện những bước cuối cùng để ra nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời dần tiến đến luật hoá để xử lý các hành vi liên quan để răn đe.
Video đang HOT
“Năm 2022, Bộ đã tổ chức 11 đoàn liên ngành kiểm tra về việc thu thập dữ liệu cá nhân và chuyển 2 vụ sang cơ quan công an đề nghị xử lý hình sự. Năm 2023 chúng tôi đang dự kiến đề nghị Thủ tướng lấy hẳn 1 năm làm năm dữ liệu số Việt Nam để nâng cao nhận thức và làm tốt công việc bảo vệ dữ liệu cá nhân”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu.
Về nguyên nhân dẫn đến lộ, lọt dữ liệu cá nhân, số điện thoại, Bộ trưởng cho rằng, mỗi cá nhân rất dễ dãi khi đến các cơ sở mua bán, các cửa hàng xin dữ liệu cá nhân số điện thoại mà người dân không hỏi mục đích doanh nghiệp thu thập để làm gì, có trong hợp đồng hay không, họ có đưa cho bên thứ 3 hay không. Đây là vấn đề thuộc về nhận thức của mỗi cá nhân. Do vậy, Bộ TT-TT cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.
“Để nâng cao nhận thức của người dân, cũng như trách nhiệm của Bộ, trong năm 2022 này, Bộ TT-TT thanh tra toàn diện các nhà mạng viễn thông về việc thu thập, xử lý đảm bảo an toàn và đầu năm 2023 chúng tôi sẽ thanh tra toàn bộ các doanh nghiệp bưu chính vì họ cũng thu thập nhiều dữ liệu liên quan đến hầu hết người dân và các mạng xã hội lớn, kể cả trong nước và các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, Bộ trưởng TT-TT nói.
Trả lời các đại biểu về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tình trang mua bán, thu thập dữ liệu thông tin cá nhân đang diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát.
Bộ Công an kiến nghị các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho ý kiến về Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
“Bộ cũng sớm hoàn thiện hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia về bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân, xây dựng lực lượng cán bộ an ninh mạng chất lượng cao, có khả năng, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ về bảo vệ dữ liệu cá nhân, dữ liệu quốc gia. Tích cực hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động về an ninh thông tin, an toàn thông tin”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
TikTok tiếp tục gặp 'sóng gió'
Ủy viên FCC Brendan Carr tiếp tục bày tỏ lo ngại liên quan đến việc công ty mẹ của TikTok thu thập dữ liệu người dùng.
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) là một cơ quan độc lập trong Chính phủ Mỹ, chuyên quản lý các vấn đề truyền thông. Cơ quan này do đạo luật Quốc hội thành lập và trao quyền, và đa số ủy viên được Tổng thống bổ nhiệm.
Chia sẻ với Axios trong một cuộc phỏng vấn, Ủy viên FCC Brendan Carr tin rằng sẽ không có điều gì tốt hơn ngoài việc cấm TikTok tại Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên Carr (một ủy viên đảng Cộng hòa) và các quan chức chính phủ Mỹ khác gây sức ép về lệnh cấm TikTok.
Mặc dù TikTok có rất nhiều video vui nhộn, sáng tạo nhưng công ty đã nhiều lần bị buộc tội thu thập dữ liệu người dùng, bao gồm sinh trắc học, vị trí... mà chính phủ Trung Quốc có thể truy cập.
Năm ngoái, TikTok đã lặng lẽ cập nhật chính sách quyền riêng tư để cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu sinh trắc học của người dùng tại Mỹ, bao gồm khuôn mặt và giọng nói.
Cụ thể, TikTok đã bổ sung thêm một phần mới trong chính sách có tên là "Image and Audio Information", trình bày chi tiết về các loại hình ảnh và âm thanh được thu thập, bao gồm số nhận dạng và thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, giọng nói...).
Ở thời điểm đó, công ty từ chối chia sẻ thông tin chi tiết về những thay đổi.
Ngôn ngữ chính sách khá mơ hồ và không rõ nó có tham chiếu đến luật liên bang, luật tiểu bang hay không, cũng như không giải thích chính xác lý do tại sao thông tin này được thu thập hoặc cách nó có thể được chia sẻ.
Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema đã hỏi đại diện của TikTok (Giám đốc điều hành Vanessa Pappas) trong phiên điều trần về việc dữ liệu sinh trắc học của người Mỹ đã từng được truy cập hoặc cung cấp cho người khác ở Trung Quốc hay không?
Pappas không trực tiếp trả lời câu hỏi có hoặc không mà đi làm rõ cách TikTok xác định dữ liệu sinh trắc học.
Đầu năm nay, Carr đã làm chứng trước một tiểu ban của Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện rằng "TikTok hoạt động như một công cụ giám sát tinh vi, thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân và nhạy cảm".
TikTok đã trả lời Carr, nói rằng anh ấy không có vai trò gì trong các cuộc thảo luận bí mật với chính phủ Mỹ liên quan đến TikTok, và dường như ông đang bày tỏ quan điểm độc lập với tư cách là ủy viên FCC.
Chia sẻ với CNET, người phát ngôn của TikTok nói rằng công ty đang trên đường đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ nhằm đáp ứng mọi lo ngại hợp lý về an ninh quốc gia.
Theo Statista, nếu lệnh cấm có hiệu lực, nó sẽ có tác động đến khoảng 94,1 triệu người dùng ở Mỹ.
Bang Texas kiện Google thu thập trái phép thông tin người dùng Người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Texas cáo buộc Google đã thu thập các dữ liệu sinh trắc học như giọng nói, đặc điểm khuôn mặt của người dùng tại bang Texas để thu lợi, vi phạm luật bang. Biểu tượng của Google tại Mountain View, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bang Texas của Mỹ ngày 20/10 đã khởi kiện Google với...