Mưa axit, thủ phạm gây ra trận Đại Tuyệt chủng
Các nhà khoa học cho rằng hoạt động phun trào núi lửa cách đây 250 triệu năm gây ra mưa axit khiến hầu hết các sinh vật trên Trái đất tuyệt chủng.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng mưa axit và hiện tượng thủng tần ozon là những nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng của 90% loài sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn cách đây khoảng 250 triệu năm.
Theo đó, vào cuối thời kỳ Permia trên Trái đất đã xảy ra một đợt tuyệt chủng cực lớn đến mức nó vẫn được coi là thảm kịch Đại Tuyệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Trái đất.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng đợt tuyệt chủng quy mô lớn này là do những vụ phun trào đồng thời của các núi lửa khổng lồ ở vùng Siberia gây ra.
Những ngọn núi lửa ở Siberia đã gây ra trận Đại Tuyệt chủng trên Trái đất
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Phòng Địa từ, Viện Carnegie ở Mỹ cho thấy những vụ núi lửa phun trào này đã gây ra tác động hủy diệt cực lớn lên khí hậu Trái đất.
Đợt tuyệt chủng lớn này khiến hầu hết các loài sinh vật biển và gần 2/3 sinh vật trên cạn biến mất, nhường đường cho sự trỗi dậy của loài khủng long.
Video đang HOT
Các hóa thạch từ thời kỳ này cho thấy những vụ phun trào khủng khiếp này ở dãy núi lửa có tên gọi Siberian Traps ở Nga đã khiến đa dạng sinh thái trên Trái đất phải mất hàng triệu năm mới hồi phục toàn bộ.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên thảm kịch này là loại khí được giải phóng từ các núi lửa này. Bằng công nghệ mô phỏng 3D tiên tiến, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã tái tạo được tác động kinh hoàng của núi lửa đối với bầu khí quyển Trái đất trong thời kỳ này.
Công trình nghiên cứu của họ cho thấy các núi lửa này đã giải phóng cả khí CO2 và khí SO2, gây ra tình trang mưa axit nặng nề, phân hủy các dưỡng chất trong đất, hủy hoại cây cối và các sinh vật sống dễ bị tổn thương trên cạn.
Dãy núi lửa Siberian Traps hiện nằm dọc theo con sông Kotuy ở Nga
Ngoài ra, những ngọn núi lửa này còn giải phóng các hợp chất halogen như methy chloride (CH3Cl) khiến cho tầng ozon của Trái đất bị thủng nặng nề. Những đợt phun trào ngắt quãng của dãy núi lửa này cuối cùng đã khiến tầng ozon bị cạn kiệt, trong khi mưa axit vẫn trút xuống không ngừng.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng hoạt động phun trào của núi lửa đã gây nên sự thay đổi thất thường nghiêm trọng trong độ pH và tia cực tím, kết hợp với sự ấm lên toàn cầu do khí nhà kính gây ra, khiến cho hầu hết sinh vật trên Trái đất ở cuối thời kỳ Permia tuyệt chủng hàng loạt.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Geology của Mỹ.
Theo Science
Tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa của NASA cất cánh
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào hôm 18.11 đã phóng tàu thăm dò không người lái Mavenđến nghiên cứu bầu khí quyển của sao Hỏa nhằm giải thích nguyên nhân vì sao hành tinh đỏ lại mất đi sự ấm áp và nước theo thời gian.
Tàu thăm dò Maven được đặt trên tên lửa đẩy Atlas V 401 rời bệ phóng tại Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida (Mỹ) - Ảnh: AFP
Theo AFP, tên lửa đẩy được sơn màu trắng Atlas V 401 mang theo tàu Maven, viết tắt của Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa, rời bệ phóng tại Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida (Mỹ) đúng kế hoạch vào lúc 13 giờ 28 phút ngày 18.11 (giờ địa phương, tức 1 giờ 28 phút rạng sáng 19.11 theo giờ Việt Nam).
NASA cho biết, "tất cả mọi thứ đều tốt đẹp", và con tàu trị giá 671 triệu USD này đã bắt đầu hành trình xuyên không gian kéo dài 10 tháng để bay đến hành tinh đỏ.
Theo dự kiến, tàu Maven vào quỹ đạo sao Hỏa ngày 22.9.2014, và bắt đầu khởi động các nhiệm vụ khoa học hai tháng sau đó.
Khác với các sứ mệnh trước đây của NASA, tàu thăm dò Maven lần này không nhắm vào bề mặt khô khan của hành tinh đỏ, mà tìm hiểu những bí ẩn ở thượng tầng khí quyển chưa từng được nghiên cứu.
Tàu Maven sẽ bay quanh hành tinh đỏ ở độ cao 6.000 km và nó sẽ có năm lần hạ xuống thấp với khoảng cách chỉ 125 km so với bề mặt sao Hỏa, để có thể nghiên cứu bầu khí quyển ở những vị trí khác nhau.
Theo AFP, con tàu hình vuông nặng 2.453 kg với mỗi cạnh dài 2,5 mét này sẽ tiết lộ nguyên nhân vì sao bầu khí quyển sao Hỏa trở nên quá lạnh và mỏng để có thể hỗ trợ cho sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
Tàu Maven sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho sao Hỏa mất khí quyển - Ảnh: NASA
Vào đầu tháng 11 qua, một sứ mệnh khám phá sao Hỏa khác cũng được thực hiện với việc tàu Mars Orbiter Mission được Ấn Độ phóng lên vũ trụ với nhiệm vụ dò tìm sự hiện diện của khí methane để chứng minh sự tồn tại của một số dạng sống cổ.
Tàu Mars Orbiter Mission sẽ đến quỹ đạo sao Hỏa trễ hơn tàu Maven hai ngày. Hiện nó đã lên được quỹ đạo 100.000 km cách bề mặt trái đất, để chuẩn bị vào ngày 1.12 tới thoát ra được ảnh hưởng của lực hấp dẫn của trái đất để thẳng hướng hành tinh đỏ.
Được biết, Maven là một phần của chương trình đầy tham vọng, bao gồm nhiều tàu thăm dò và xe tự hành được phóng tới sao Hỏa để thu thập dữ liệu, nhằm dọn đường cho sứ mệnh đưa người bay đến hành tinh này sẽ diễn ra vào những năm 2030, NASA cho biết.
Theo TNO
Tàu thăm dò sao Hỏa của NASA sắp cất cánh Điều gì đã xảy ra đối với nước trên sao Hỏa? Tại sao bầu khí quyển của hành tinh đỏ mỏng đi theo thời gian? Con tàu thăm dò Maven của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến rời bệ phóng ngày 18.11 sẽ giải mã những bí ẩn trên. Tàu thăm dò Maven được đặt trên tên lửa...