Mùa ẩm ướt, không gì kinh khủng hơn bị hôi chân, và đây là những chiêu thức để bạn đánh bay mùi hôi khó chịu khi đi giày
Chỉ vài mẹo nhỏ nhưng bạn có thể khắc phục tối đa tình trạng chân tiết mồi hôi gây mùi khó chịu trong mùa Thu Đông này.
Mùa Thu/Đông về, các tín đồ thời trang lại được dịp xúng xính trong những đôi giày sành điệu. Nhưng bên cạnh niềm vui đó, không ít người còn phải đối mặt với một trở ngại do xu hướng mùa này gây ra, đó chính là mùi mồ hôi chân khó chịu.
Việc tiết mồ hôi ở bàn chân là một cơ chế hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái khi vừa khiến khổ chủ khó chịu lại vừa gây mất tự tin. Rất may là chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng những lưu ý cực kỳ đơn giản với thói quen đi giày và chọn giày thường ngày.
Thường xuyên vệ sinh đôi bàn chân
Điều quan trọng nhất để tránh tình trạng chân tiết mồ hôi gây mùi là bạn phải vệ sinh sạch sẽ đôi bàn chân. Thường xuyên tẩy da chết, loại bỏ móng thừa, da thừa ở khóe móng… những thói quen cơ bản này sẽ giúp bàn chân luôn sạch, ngăn vi khuẩn tích tụ gây mùi khi mồ hôi tiết ra.
Chọn giày dép thông thoáng, tất thấm mồ hôi
Với những người hay ra mồ hôi chân nên chú ý ngay từ bước chọn giày. Nên chọn những đôi giày rộng rãi thoáng mát, để chân không bị o ép chật chội. Với sneakers, boots hay giày tây dáng oxford… nên đi kèm tất.
Chọn tất nên chú ý tới chất liệu thường thì bạn nên chọn chất liệu bằng bông hay cotton vì 2 chất liệu này sẽ giúp thấm mồ hôi và hút ẩm dễ dàng hơn những chất liệu khác.
Nên chọn miếng lót giày hút ẩm để khi mồ hôi chân đổ ra sẽ được hút ẩm ngay, ngoài ra bạn nên phơi giày ngoài nắng 30 phút mỗi ngày giúp thông thoáng khô giày hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi khó chịu.
Video đang HOT
Không bao giờ đi giày khi chân đang ướt
Môi trường ẩm ướt dễ kích thích vi khuẩn gây mùi phát triển chính vì vậy bạn không nên đi giày khi trời mưa. Nếu chân đang ướt thì hãy chú ý lau khô chân trước khi xỏ giày.
Các mẹo nhỏ khử mùi hôi cho giày
Ngâm chân với trà xanh, nước gừng, phèn chua, chanh : Để xua tan mùi hôi chân và lấy lại tự tin không quá khó, chỉ đơn giản bằng cách bạn hãy hình thành thói quen ngâm chân với một trong các nguyên liệu này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách đơn giản này sẽ giúp bạn không những khử được mùi hôi chân mà còn hạn chế quá trình tiết mồ hôi chân – một trong những “thủ phạm” gây nên mùi khó chịu cho đôi chân của bạn.
Dùng phấn rôm/ baking soda để khử mùi, ngăn mồ hôi:
Rắc phấn rôm trẻ em/ baking soda vào đôi giày mà bạn chuẩn bị sử dụng. Phấm rôm hay baking soda có khả năng hút ẩm cực hiệu quả nên sẽ nhanh chóng làm khô đôi giày của bạn, tránh chân tiết mồ hôi khi đi giày. Cách làm này dễ dàng và rẻ tiền mà hiệu quả nhất trong mọi trường hợp, mọi kiểu giày.
Cho bã chè/ bã cafe vào giày:
Bạn dùng bã chè khô đã pha, sau đó đem đi sấy khô và cuộn vào một miếng vải mỏng sau đó bạn đem nhét vào bên trong đôi giày, điều này sẽ giúp hút ẩm, lọc mùi hôi ở giày cực hiệu quả. Tốt nhất nên để qua đêm để tăng hiệu quả nhé.
Dùng bã cà phê cho vào túi mỏng, làm tương tự như chè khô cũng mang lại hiệu quả khử mùi giày cực kì tốt.
Dùng cồn/ rượu trắng:
Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn/ rượu còn giúp loại trừ bụi bẩn. Hãy cho một lượng cồn/rượu vừa đủ vào trong giày. Ngoài ra, lấy bông thấm cồn/rượu để lau mặt ngoài của giày. Đặt đôi giày chứa cồn ở nơi thoáng khí để cồn tiêu diệt hết vi khuẩn có trong đôi giày của bạn.
Theo afamily.vn
4 nguyên nhân khiến tóc bạn mới gội đã "bết sền sệt" và khuyến mãi thêm vài tips chữa cháy tóc bết thành tơi bồng, thơm tho
Tóc bết sẽ khiến bạn giảm đi vài phần xinh đẹp nên đừng để tình trạng này xảy ra nhé!
Trước hết, chúng ta hãy cùng dành chút thời gian để nghía qua những nguyên nhân khiến tóc thường xuyên ở trong tình trạng "bết sền sệt".
1. Gội đầu quá nhiều
Đây là thói quen của rất nhiều cô nàng sở hữu mái tóc dầu. Họ gội đầu hằng ngày, thậm chí là 2 lần/ngày (nếu có sự kiện nào đó quan trọng). Mới nghe thì thấy phương án này cũng khá hợp lý, giúp bạn duy trì mái tóc sạch sẽ nhưng thực ra, việc gội đầu thường xuyên sẽ rửa trôi lượng dầu tự nhiên của mái tóc, kích thích da đầu sản sinh thêm nhiều dầu hơn nữa để tự cứu lấy chính mình. Và vòng luẩn quẩn đó sẽ khiến tình trạng tóc bết dầu của bạn càng trở nên nghiêm trọng.
2. Chải tóc quá nhiều và mê chạm tay lên tóc
Bàn tay của bạn cũng chứa một lượng dầu nhất định, lại có thêm vi khuẩn và bụi bẩn nên nếu cứ táy máy sờ lên tóc, mái tóc của bạn sẽ càng nhanh bẩn và bết dầu. Chải tóc nhiều quá cũng không tốt, bởi thao tác này sẽ kích thích dầu sản sinh nhiều hơn, khiến tóc bạn vừa mới được gội sạch chẳng được bao lâu đã bết sền sệt.
3. Dùng lược chải đầu bẩn
Nếu không được làm sạch thường xuyên, dụng cụ làm đẹp thân thương này sẽ mang hỗn hợp gồm: dầu thừa, bụi bẩn, vi khuẩn... tấn công mái tóc của bạn và nhanh chóng biến mái tóc sạch sẽ, tơi bồng thành bết dầu, kém xinh. Vậy nên, bạn đừng bao giờ quên nhiệm vụ vệ sinh lược chải tóc để tránh được một nguy cơ khiến tóc nhanh bẩn và bết dầu nhé!
4. "Tham" dùng dầu xả
Biết là dùng dầu xả sẽ giúp tóc mềm mượt hơn nhưng nếu bạn lấy một lượng dầu xả quá lớn, còn bôi thoa kỹ càng nơi chân tóc thì sẽ chẳng tránh được tình trạng tóc bết, nặng nề và xẹp lép đâu.
Hãy lấy lượng dầu xả vừa đủ (cỡ một đồng xu là ổn) và nhớ bôi cách xa chân tóc để đảm bảo, tóc bạn vừa mềm mượt, bồng bềnh, vừa tránh được tình trạng tóc mới gội được một hôm đã bết nhé!
*Cách để "cấp cứu" cho mái tóc bết
1. Dùng phấn rôm
Đây là tuyệt chiêu đơn giản và kinh điển nhất của hội chị em tóc bết. Phấn rôm sẽ hút bớt lượng dầu thừa, đem lại vẻ tơi bồng cho mái tóc. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy một lượng phấn rôm vừa đủ, thoa từ chân tóc đến ngọn tóc, chờ một chút để phấn rôm làm nhiệm vụ thấm dầu rồi chải đầu để loại bỏ lượng phấn thừa.
2. Dùng dầu gội khô
Những lúc tóc bết nhưng không có thời gian gội đầu, dầu gội khô sẽ trở thành "anh hùng cứu mỹ nhân", mang đến cho bạn mái tóc sạch sẽ, thơm tho và bồng bềnh. Dầu gội khô cũng sẽ giúp bạn hạn chế được tần suất gội đầu trong một tuần, từ đó ngăn nguy cơ tóc gãy rụng và đổ dầu nhiều hơn. Tuy nhiên khi xịt dầu gội khô, bạn hãy đảm bảo dung dịch này không vương lên da mặt, tránh hại da và lên mụn nhé!
3. Giấy thấm dầu
Giấy thấm dấu có tác dụng cứu rỗi làn da bóng nhẫy của bạn như thế nào, thì cũng có thể "chữa cháy" cho mái tóc bết sền sệt của bạn hiệu quả như vậy. Thứ vũ khí làm đẹp tiện lợi, rẻ bèo này sẽ giúp hút sạch dầu thừa, trả lại cho bạn mái tóc tơi bồng, sạch sẽ hơn trông thấy.
Theo afamily.vn
Những mẹo nhỏ "chữa cháy" cho mái tóc bết dầu Phải làm gì với mái tóc bết dầu vào những lúc không có nhiều thời gian để gội? Đôi khi, mái tóc bết dầu xuất hiện đúng vào lúc chúng ta không hề mong muốn. Thời gian để gội đầu không có, sự kiện lại cận kề, bạn phải xử lý thế nào trong tình huống này? Hãy để giúp bạn tìm cách...