Mua 300.000 tiền xăng, chịu hơn 100.000 tiền thuế, dân mạng hốt hoảng phát hiện sự thật phía sau thuế BVMT
Tờ hóa đơn tiền xăng với khoản thuế chồng thuế
Hóa đơn tiền xăng được một thành viên trên diễn đàn Otofun chia sẻ đã thu hút nhiều luồng ý kiến và tranh luận trái chiều. Ảnh: OFFB.
Theo đó thành viên có nick Facebook Văn Chánh đã mua 500.000 đồng tiền xăng RON95 như mọi khi, nhưng khi nhận được hóa đơn anh lại tá hỏa khi thấy đơn giá xăng là 12.136 đồng/lít, thành tiền là 341.869 đồng và thuế BVMT là 112.676 đồng, thuế VAT là 45.455 đồng cho 28.16 lít xăng.
Sau khi nhận tờ hóa đơn này, anh Chánh chỉ biết thốt lên rằng: “ Em cứ tưởng mình nhìn nhầm. Ôi thuế ơi là thuế!”
Hầu hết mọi tài xế đều biết rằng, xăng dầu là một trong những mặt hàng bị áp thuế BVMT nhưng trước đây tiền thuế luôn được tính gộp vào tiền xăng dầu, nên giờ được ghi riêng ra thành từng khoản và việc đánh cả thuế VAT lên thuế BVMT đã khiến không ít người phải giật mình.
Sau khi xem xong hóa đơn, không ít tài xế đã bày tỏ ý kiến của mình.
Thành viên Dinhle Huy bày tỏ sự bức xúc: “ Rõ là thuế chồng thuế, đã thu thuế BVMT rồi còn đánh thêm thuế VAT vào thuế BVMT là sao?”
Giải thích câu hỏi trên, thành viên Nhân Trần nói: “ Thuế VAT 10%, hàng hóa nào cũng phải có. Thuế này có trước thuế BVMT và ở đây thuế BVMT đã được tính vào cùng giá tiền xăng nên được coi là đơn giá chung của một mặt hàng, do đó thuế VAT sẽ được tính trên tổng đơn giá của hàng hóa đó.”
Cũng có một số ý kiến đồng tình và cho đây là cách tính thuế hợp lý.
Như thành viên Hiếu Km chia sẻ: “ Bảo vệ môi trường cũng phải đóng thêm thuế nhé, bạn tưởng bảo vệ được môi trường mà dễ à… đó là một vinh dự nhé!”
Một thành viên khác cũng cho rằng vấn đề nộp thuế là nghĩa vụ của công dân, nhất là thuế để bảo vệ môi trường thì càng cần thiết và là việc nên làm.
Video đang HOT
Thế nào là thuế chồng thuế?
Một lít xăng phải chịu đủ các loại thuế, phí. Ảnh: T.K.T.S – Lao động.
Luật thuế bảo vệ môi trường đã được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2012 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XII. Và quy định Biểu khung thuế đối với 8 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, trong đó xăng, dầu là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất.
Tại Điều 1 của Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 đã quy định: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường và mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế.”
Từ ngày 1/1/2019 thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu đã điều chỉnh và tăng từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít. Mức áp thuế mới này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Để lý giải thắc mắc này của quần chúng nhân dân, như đã từng trao đổi với Lao động, đại diện Cục quản lý thuế – Bộ Tài chính cho biết thuế bảo vệ môi trường thu vào hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường; thuế giá trị gia tăng (VAT) thu vào hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
Và từ trước đến nay, các nước đều áp dụng thuế VAT theo quy định giá tính thuế VAT là giá bán cuối cùng đến tay người mua chưa có thuế VAT và giá bán này đã bao gồm các khoản thuế gián thu: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế bảo vệ môi trường (nếu có), cùng các khoản phí, phụ thu, trợ giá của Nhà nước khác (nếu có).
Tại khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT (VAT) (có hiệu lực từ 1/1/2014) đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 quy định giá tính thuế GTGT (VAT) như sau: “Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).”
Cũng theo Lao động, Tổng cục Thuế cho biết thuế BVMT cấu thành trong giá vốn hàng hoá của người nộp thuế BVMT. Do vậy, trong các khâu sau khi nộp thuế, người bán không thể xác định được số thuế BVMT trong giá trị hàng hoá khi bán cho khách hàng, và cũng không tách được thuế BVMT khỏi giá tính thuế GTGT (VAT).
Như vậy, việc quy định mức thuế GTGT (VAT) lên tổng giá xăng dầu cùng thuế BVMT như hiện nay tuy là đã đúng luật nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp, còn gây nhiều bức xúc và gặp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận.
Hiểu được nỗi bức xúc của người dân về cơ cấu giá xăng dầu tại Việt Nam hiện nay. Tại phiên thảo luận giữa tháng 7/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội XIV về Dự thảo nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường,
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng cần phải bóc tách cơ cấu giá xăng dầu một cách cụ thể, xem trong cơ cấu giá tiền đó thì thuế chiếm bao nhiêu phần trăm, chứ không nên chỉ cung cấp thông tin một chiều như trước đây vẫn áp dụng.
Theo searchtotal.org
Bà nội nấu cháo cho cháu thả cả "thứ vứt đi" này vào, hội chị em tranh cãi về lý do thật đằng sau
Chẳng là mẹ chồng gỡ cua nấu để cháo cho cháu nhưng ngoài thịt bà còn cho cả "thứ kì lạ" vào nấu cùng khiến nàng dâu thắc mắc, đăng đàn xin tư vấn của chị em.
Câu hỏi này ngay lập tức đã nổ ra những tranh luận trái chiều.
Chẳng biết là vì sao mà mỗi khi nhắc đến cụm từ "mẹ chồng" hay "nàng dâu" là lập tức trên mạng lại nổ ra những cuộc tranh cãi. Không rõ có phải vì "khác máu thì tanh lòng" hay không mà cứ nói đến mẹ chồng là nhiều nàng dâu ác cảm.
Điển hình như câu chuyện của nàng dâu trẻ dưới đây.
Đăng đàn hỏi ý kiến các mẹ về việc bà nội nấu cháo cua cho cháu, thay vì cho mỗi thịt cua hay gạch cua, bà lại cho thêm thứ mà "em ăn cua em toàn vứt cái này đi" để vào nấu cháo cho con mình, mẹ bỉm không biết là mình đúng hay mẹ chồng sai.
Mẹ trẻ viết: "Em hỏi để nấu cháo cho bé. Mẹ chồng em gỡ cua cho cháu, bảo là ăn cả cái này. Vậy em hỏi ngu cái, đây là cái gì và có ăn được không? Em ăn cua em toàn vứt cái này đi".
Bài viết của nàng dâu khiến 500 chị em được dịp bàn luận xôn xao.
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện cùng hình ảnh đi kèm này đã khiến các mẹ bỉm nổi sóng, tranh cãi gay gắt.
Người thì nhanh chóng nhìn ra đó chính là phổi con cua và khẳng định "không ai ăn cái này cả" rồi cho rằng mẹ chồng thiếu hiểu biết lại hà tiện quá thể. Bên cạnh đó, số khác lại cho rằng, có thể bà không biết nên nghĩ là bổ mới cho cháu ăn mà không có ác ý gì.
Thành viên Linh Phan bình luận: ' 'Đây là phổi cua, không ăn được nhé vì phổi cua nó rất bẩn".
Đồng quan điểm, bạn Mini Cat bình luận: ' 'Trong con cua cái này là dơ nhất này, toàn kí sinh trùng. Tuyệt đối không nên ăn nhé".
Bạn Tú Nguyễn dự đoán: " Chắc quan niệm ăn cái đấy không đái dầm nên bà cho ăn chứ gì, bỏ đi bạn ạ, phổi cua bẩn lắm đó".
Trong khi bạn Hà Nguyễn thì gay gắt: ' 'Chắc kiểu bà hà tiện nên nghĩ ăn được, vứt đi phí ấy mà. Thế mom nấu rồi đem cho bà ăn".
Bên cạnh đó, rất nhiều người đã lên tiếng bênh vực mẹ chồng nàng dâu trên vì cho rằng bà chỉ vì không biết chứ không hề có ác ý.
Bạn Minh Thien bình luận: ' 'Đây là phổi kiểu như mang cá ý, bỏ đi không ăn được. Bà cũng không biết thì bảo bà.
Xin lỗi nhiều người làm mẹ rồi mà mở mồm nói nghe khó chịu hết phần người khác, sao biết không ăn được mà không nói bằng cái giọng tử tế cho bà hiểu".
Thành viên Kiều Mai Quyên đồng quan điểm: ' 'Người ta không biết thì mới vậy mà nhiều mẹ ăn nói không suy nghĩ.
Có thể cả đời bà cũng có được con cua nào đâu, nên bà chưa ăn bao giờ, mà cua lại đắt, bà nghĩ ngoài vỏ ra ăn gì cũng bổ nên mới vậy thôi. Bà nào mà chả thương cháu".
"Thật đọc bình luận mà thấy bức xúc thật, thời nào rồi, bà không biết thì nói để bà hiểu chứ sao lại xồn xồn lên thế?
Con mình cũng là máu mủ của người ta chứ bảo mẹ ghẻ con chồng gì đâu mà cứ ác mồm ác miệng thế. Rồi sau đến mình có lạc hậu thì con cái nó cũng vỗ vào mặt cho như the lại bảo chúng nó hỗn. Chán thật luôn", mẹ Linh Phương ngán ngẩm.
Mặc dù chỉ là câu hỏi thôi, nhưng cách hỏi của nàng dâu này đã khiến bao mẹ bỉm tranh cãi.
Thôi thì, dù sao cũng là mẹ con sống trong nhà, có điều gì chưa đúng thay vì lên mạng than thở, hỏi mát, có thể trao đổi khéo léo với mẹ chồng thì không khí gia đình sẽ đầm ấm hơn biết mấy!
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM công bố 4 doanh nghiệp có hóa đơn không còn giá trị sử dụng Đây là 4 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhất trong số những doanh nghiệp nợ thuế vừa bị Cục Thuế TP.HCM công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cục Thuế TP.HCM vừa công bố danh sách 887 doanh nghiệp nợ thuế tháng 9/2018 với tổng số tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp lên...