Mua 13 tàu điện của Trung Quốc cho tuyến Cát Linh – Hà Đông
Mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, sử dụng vật liệu không gỉ do Công ty trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất với tổng chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có Tờ trình gửi Bộ Giao thông lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Theo đó, Ban quản lý sẽ tiến hành mua 13 đoàn tàu theo hợp đồng đã được ký kết với phía Trung Quốc. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định trước đó.
Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Sau khi được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận phương án nội ngoại thất của tàu, Ban quản lý dự án đường sắt sẽ đặt hàng tàu mô hình song song với sản xuất tàu theo hợp đồng. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015; 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam đầu quý 1/2016.
Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông.
Theo thiết kế tàu điện Cát Linh – Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt đề xuất, thiết kế đầu tàu có hình vát nhọn, hiện đại như các đoàn tàu tốc độ cao. Tàu có kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu và tại các vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh – Hà Đông.
Đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ. Màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây tạo cảm giác trẻ trung, năng động, thân thiện môi trường.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011,có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Toàn tuyến đường sắt dài 13 km chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa hai làn đường bộ thuộc trục Hào Nam – Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Video đang HOT
Đoàn Loan
Theo VNE
Liên tiếp rơi sắt thép, đổ cần cẩu: Coi thường quy định an toàn lao động!
"Sự việc vừa qua tại công trường Cát Linh - Hà Đông do vi phạm các quy định về quản lý an toàn trong quá trình thi công công trình như không bố trí người phân luồng giao thông, thi công trong thời điểm không được phép, các che chắn không có hoặc không đảm bảo an toàn...".
Ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí về các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại các công trường thi công ở Hà Nội và các địa phương khác, xảy ra thời gian gần đây.
Thưa ông, trong những ngày qua, tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động ảnh hưởng tới tính mạng người dân. Ngay sáng 12/5 lại có vụ rơi thanh sắt tại công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chiều cùng ngày có vụ đổ cần cẩu. Ý kiến của ông về thực trạng này?
Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giàn giáo hay cần cẩu của các công trình xây dựng sập, đổ gây tai nạn chết người cho cả người lao động cũng như người dân tham gia giao thông hoặc sinh sống lân cận công trình.
Ví dụ, vụ tai nạn ngày 5/5 trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), một chiếc cần cẩu đang thi công cầu Hồng Ngự 2 bất ngờ bị tuột cáp và đè chết 3 mẹ con đang đi trên xe máy. Vụ rơi thanh sắt tại công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra hôm 10/5 và sáng hôm nay (12/5), rất may 2 vụ sau không có tai nạn chết người...
Ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐ-TB&XH)
Đứng về góc độ chuyên môn, để ngăn chặn các vụ việc sập cần cẩu, giàn giáo hay bất kỳ thiết bị, phương tiện nào trên công trường xây dựng, các cơ quan chức năng như Bộ Xây dựng, Bộ LĐ-TB&XH đều ban hành nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn xây dựng, an toàn trong thi công công trình, an toàn lao động trong sử dụng thiết bị nâng.
Theo đó, các thiết bị này đều phải được thiết kế, lắp dựng, vận hành theo đúng quy định, được các đơn vị kỹ thuật độc lập đánh giá về mặt an toàn, được những người có chuyên môn, được huấn luyện an toàn vận hành, sử dụng.
Nhà thầu phải có các biện pháp che chắn đối với các hành lang, lối đi lại dưới các thiết bị này đảm bảo an toàn, có quy định việc bố trí thời giam làm việc hạn chế ảnh hưởng đến người dân xung quan.
Đồng thời, công trường phải người cảnh giới an toàn trong khi vận hành.
Sự việc vừa qua tại công trường Cát Linh - Hà Đông đã vi phạm các quy định trong vận hành thiết bị nâng hạ, vi phạm các quy định về quản lý an toàn trong quá trình thi công công trình.
Cụ thể: Không bố trí người phân luồng giao thông, thi công trong thời điểm không được phép, các che chắn tạo hành lang an toàn không có hoặc không đảm bảo an toàn...
Các quy định về an toàn lao động được quy định đầy đủ trong Luật Xây dựng, Bộ Luật Lao động, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ đối với thiết bị nâng QCVN 7:2012/BLĐTBXH).
Không chỉ riêng ở những nơi xảy ra tai nạn như trên, người dân có thể bắt gặp tại nhiều địa điểm trong các thành phố hình ảnh những cần cẩu cao hàng chục mét ngay trên đầu những người đang tham gia giao thông hay cạnh nhà dân. Điều này thực sự có thể gây ra những hiểm họa thưa ông?
Việc các thiết bị, công trình thi công khi có con người, phương tiện xung quanh là điều diễn ra ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, khu vực đô thị với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội thì không thể tránh khỏi.
Các cơ quan đều biết, người dân cũng thấy rõ điều này. Điều tôi muốn nhấn mạnh là các biện pháp, tiêu chuẩn an toàn đã khi được tuân thủ đầy đủ sẽ đảm bảo an toàn cho cả công trình, người lao động và người dân xung quanh.
Công trường đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Nhiều đô thị đang trong tốc độ xây dựng và phát triển sẽ cần tới việc hình thành các công trình xây dựng là điều tất yếu. Như vậy, mấu chốt vấn đề của việc giảm thiểu tai nạn lao động là ở đâu khi các quy định về an toàn lao động có vẻ như đã được ban hành khá đầy đủ, thưa ông?
Các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn đã được quy định rõ và cụ thể. Tôi cho rằng điều quan trọng ở đây là sự chấp hành, thực hiện của các nhà thầu và người vận hành các thiết bị đó.
Đồng thời, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan quản lý và các công chức có trách nhiệm ở địa bàn quản lý.
Tuy vậy, đơn vị thi công cần có trách nhiệm và quy định rõ hơn nữa về tổ chức thi công, đặc biệt là thời điểm thi công các công trình, tránh ảnh hưởng đến nhiều người dân.
Bên cạnh công tác thanh kiểm tra và ý thức tuân thủ an toàn lao động của các bên, phải chăng một phần của sự gia tăng các tai nạn lao động là do các chế tài xử lý chưa mạnh, thưa ông?
Hàng năm, thanh tra an toàn lao động và thanh tra xây dựng đã tiến hành thanh tra hàng chục ngàn vụ, trong đó thanh tra lao động cũng thực hiện gần 10.000 vụ, xử phạt số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng và tịch thu các phương tiện vi phạm theo quy định.
Thậm chí nhiều vụ tai nạn, sự cố gây chết người, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng đã được khởi tố điều tra.
Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng bị xử lý hình sự còn rất ít. Điều này cũng phần nào khiến các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế và tính răn đe đối với các đối tượng là các nhà thầu, người sử dụng lao động, cán bộ quản lý và người lao động còn chưa cao.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo dantri
Cần 1.300 tỷ đồng mua tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông Số tiền này được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) công bố sau thẩm định phê duyệt dự toán Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Giá mua đoàn tàu 1.300 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển. Trước đó, Chủ đầu tư dự án...