Mũ trùm đầu – công cụ đối phó nghi phạm chống đối
Khi nghi phạm phản kháng bằng những cú khạc nhổ hoặc cắn xe, cảnh sát Mỹ sẽ dùng tới loại mũ trùm đầu chuyên dụng.
Một số dạng mũ trùm đầu chỉ là chiếc túi lưới với phần miệng có vòng co giãn. Một số loại mũ khác có thêm lớp vật liệu (ví dụ: vải khẩu trang y tế) để che miệng của người bị chụp đầu. Dạng mũ này có tác dụng ngăn chặn nước bọt của nghi phạm nhưng vẫn cho phép nhìn và thở.
Trong lúc giằng co với nghi phạm, nhiều cảnh sát cũng rất lo ngại về việc nhiễm phải bệnh dịch, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, theo Maria Haberfeld, giáo sư khoa học cảnh sát và chuyên gia đào tạo cảnh sát thuộc Đại học Tư pháp Hình sự John Jay tại thành phố New York.
Tuy nhiên, những năm gần đây đã xảy ra một số sự việc gây lo ngại về cách lực lượng chức năng sử dụng mũ trùm đầu chống nước bọt. Ví dụ, năm 2015, chính quyền hạt Nashville và Davidson, bang Tennessee phải trả 150.000 USD để hòa giải vụ kiện của người chị gái có em trai tử vong sau khi bị cán bộ trại giam đội mũ chống nước bọt. Gần đây nhất, cái chết của Daniel Prude, 41 tuổi, vào tháng 3 sau khi bị còng tay và chụp mũ chống nước bọt cũng gây tranh cãi. 7 cảnh sát bang New York đã bị đình chỉ công tác vì liên quan sự việc.
Hiện, Mỹ không có tiêu chuẩn quốc gia về cách dùng hoặc đào tạo sử dụng mũ trùm đầu chống nước bọt. Nếu muốn cho nhân viên sử dụng, phòng cảnh sát sẽ phải tự đặt ra chính sách, quy trình sử dụng, và cách đào tạo, theo Chet Epperson, cựu giám đốc cảnh sát thành phố Rockford, bang Illinois.
Một dạng mũ trùm đầu chống nước bọt. Ảnh: Herts Police/BBC.
Video đang HOT
Không phải mọi phòng cảnh sát đều cho phép sử dụng mũ trùm chống nước bọt. Ví dụ, phòng cảnh sát New York không cấp cho cảnh sát đi tuần dùng mũ trùm đầu chống nước bọt nhưng gần đây đã giao công cụ này cho cán bộ làm nhiệm vụ khẩn cấp (ví dụ: người xử lý tin báo có người bị kẹt trong thang máy) vì Covid-19, theo The New York Times.
Thông thường, phòng cảnh sát có thể cho phép dùng mũ trùm đầu với nghi phạm trong ít nhất hai trường hợp: khi nghi phạm cắn xé, khạc nhổ hoặc đe dọa cắn xé, khạc nhổ. Đây là những trường hợp nhiều khả năng sẽ phù hợp với Graham v. Connor, án lệ tòa tối cao liên bang yêu cầu việc dùng vũ lực của cảnh sát phải có căn cứ khách quan.
Ví dụ, phòng cảnh sát thành phố Seattle, bang Washington, đặt ra chính sách cho phép dùng mũ trùm chống nước bọt nếu “người bị bắt khạc nhổ hoặc cảnh sát có căn cứ tin rằng sẽ bị đối phương khạc nhổ”.
Cách cảnh sát được đào tạo để đảm bảo an toàn cho người bị bắt giữ cũng khác nhau tùy nơi. Khi bị đội mũ trùm chống nước bọt trong lúc đang nôn ọe, nghi phạm có rủi ro ngạt thở. Vì thế, một số phòng cảnh sát quy định rõ “cần bỏ mũ ra khi nghi phạm nôn ọe”, theo giáo sư Haberfeld. Ngoài ra, một số phòng cảnh sát khác lại cấm dùng mũ trùm đầu với người vừa bị xịt hơi cay vì sẽ gây khó thở.
Một số tổ chức phi chính phủ cho rằng cần phải có bộ quy chuẩn quốc gia về mũ trùm đầu chống nước bọt. Vì các phòng cảnh sát thường sao chép chính sách của nhau, điều này có thể gây ra nhiều chính sách thiếu sót như nhau. Justin Mazzola, phó giám đốc nghiên cứu của một tổ chức phi chính phủ Mỹ , cho rằng cần phải nghiên cứu về độ phổ biến của công cụ này và cần thật sư cân nhắc có nên dùng với nghi phạm đang ở trong một số trạng thái tâm thần hoặc cơ thể nhất định hay không.
Vụ cưỡng hiếp chấn động Israel: Giả làm bác sĩ để hại đời thiếu nữ
Nghi phạm chính trong vụ cưỡng hiếp tập thể một thiếu nữ ở Israel hồi tháng trước đã dụ cô vào khách sạn TP Eilat bằng cách đóng giả bác sĩ.
Đầu tuần này, báo The Times of Israel dẫn báo cáo của cảnh sát cho biết nghi phạm chính, 27 tuổi, đến từ TP Hadera, là 1 trong 4 tên bị buộc tội cưỡng hiếp. Tên thứ hai, cũng 27 tuổi, đến từ TP Hadera. Hai tên còn lại là hai anh em dưới 18 tuổi, sống ở miền Nam Israel.
Ngoài ra, 7 nghi phạm khác phải đối mặt với tội danh tiếp tay cho một vụ cưỡng hiếp, âm mưu phạm tội và không ngăn chặn hành vi phạm tội.
"Đây là một vụ án phức tạp và nhạy cảm. Điều quan trọng là phải tìm ra sự thật của vấn đề" - Phó Ủy viên cảnh sát Yoram Sofer nói.
Một nghi phạm trong vụ cưỡng hiếp ra toà. Ảnh: Kênh 13
Thiếu nữ, không được truyền thông nêu tên, đến khách sạn Red Sea vào ngày 10-8-2019 cùng với một cô gái khác để thăm bạn bè tại đây.
Lúc ở hồ bơi khách sạn, nghi phạm chính không hề quen biết trước đó tiếp cận cô để tán tỉnh nhưng bị từ chối vì "quá già".
Vài giờ sau, thiếu nữ cảm thấy mệt do uống rượu. Người đàn ông này được cho là nói với cô rằng hắn ta là bác sĩ và đề nghị giúp đỡ. Sau đó hắn đưa nạn nhân đến phòng 216 của khách sạn và cảnh sát cho rằng hắn đã thực hiện hành vi cưỡng hiếp.
Cảnh sát cho biết khoảng 1 tiếng rưỡi sau, ít nhất 16 người đàn ông và thiếu niên tập trung bên ngoài phòng 216, một số kẻ khuyến khích nhau vào trong để làm chuyện đồi bại.
Biểu tình ở Haifa - Israel để ủng hộ nạn nhân 16 tuổi trong vụ cưỡng hiếp. Ảnh: Flash90
Ngày hôm sau, thiếu nữ không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra và nghi ngờ mình bị cưỡng hiếp khi nhận được tin nhắn từ 2 trong số những người đàn ông liên quan. Hai tên này kể chi tiết những gì xảy ra và nói rằng chúng có đoạn video quay lại vụ việc bằng điện thoại.
Thiếu nữ và người bạn của mình lập tức đến báo cảnh sát. Người quản lý khách sạn bị thẩm vấn và bị bắt hồi cuối tháng 8 vì tình nghi không ngăn chặn vụ cưỡng hiếp và can thiệp vào cuộc điều tra của cảnh sát. Hiện người này đang bị quản thúc tại gia.
Lời khai ban đầu của các nghi phạm cho thấy có tới 30 người đàn ông xếp hàng bên ngoài phòng khách sạn để chờ đến lượt cưỡng hiếp thiếu nữ, trong khi những người chứng kiến không ngăn cản được.
Ấn Độ bắt giữ nghi phạm khủng bố IS, âm mưu đánh bom New Delhi Nghi phạm khủng bố IS này âm mưu đánh bom thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Cảnh sát phát hiện nhiều vũ khí, thiết bị nổ trong hành lý của đối tượng này. Sau 1 vụ đấu súng ở Tây Nam thủ đô New Delhi, Ấn Độ tối 21/8, cảnh sát thành phố này đã bắt giữ 1 đối tượng khủng bố...