MPC của chủ tịch Chu Thị Bình sẽ trả cổ tức với tỷ lệ cực ‘khủng’
Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) do nữ đại gia Chu Thị Bình làm Chủ tịch không chỉ mang gần 2.000 tỷ đồng chia thưởng mà sẽ chi khoảng 460 tỷ đồng để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.
Nữ đại gia Chu Thị Bình, Chủ tịch HĐQT Minh Phú. Ảnh BĐT.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (UPCoM: MPC) do nữ đại gia Chu Thị Bình làm Chủ tịch đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2022 sẽ diễn ra vào ngày 24/6 tới.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, công ty dự kiến phát hành 199,9 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 đạt 2.297 tỷ đồng. Quyền nhận cổ phiếu thưởng sẽ không được phép chuyển nhượng. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá 1.999 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp chăn nuôi tôm này gấp đôi lên 3.998 tỷ đồng.
Cùng với đó, Minh Phú cũng sẽ trình các cổ đông mức chi cổ tức năm 2021 là 23% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận thêm 2.300 đồng). Như vậy công ty sẽ phải bỏ ra khoảng 460 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.
Video đang HOT
Theo báo cáo quản trị năm 2021, nữ Chủ tịch của Minh Phú, bà Chu Thị Bình đang trực tiếp nắm giữ hơn 35 triệu cổ phiếu MPC, bên cạnh đó ông Lê Văn Quang – chồng bà Bình đồng thời là Tổng giám đốc của Minh Phú cũng đang trực tiếp nắm giữ hơn 32 triệu cổ phiếu MPC. 3 người con của bà Bình cũng đang nắm giữ lượng cổ phiếu đáng kể của MPC.
Thống kê cho thấy, 5 thành viên của gia đình nữ đại gia người Thái Bình đang trực tiếp nắm giữ gần 82,9 triệu cổ phiếu MPC. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 8/6, khối tài sản gia đình nữ Chủ tịch Chu Thị Bình đang nắm giữ có giá trị hơn 4.200 tỷ đồng.
Với việc đang nắm trực tiếp hơn 41% số cổ phiếu đang lưu hành của MPC, gia đình nữ đại gia Chu Thị Bình cũng sẽ nhận được phần lớn số cổ phiếu thưởng và số tiền cổ tức của doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số tiền cổ tức gia đình nữ đại gia người Thái Bình có thể nhận được lên tới hơn 190 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu 13.608 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 656,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,3% và 2,6% so với thực hiện năm 2020. Tại đại hội cổ đông thường niên năm ngoái, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.092 tỷ đồng. Như vậy Minh Phú đã hoàn thành 86,3% kế hoạch doanh thu và 60,2% chỉ tiêu lợi nhuận.
Với kết quả trên, Minh Phú sẽ trình các cổ đông mức cổ tức năm nay là 23% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận thêm 2.300 đồng). Như vậy công ty sẽ phải bỏ ra khoảng 460 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.
Thủy sản Minh Phú lên kế hoạch thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%. Ảnh minh họa.
Về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Minh phú lên kế hoạch với doanh thu 21.018 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.373 tỷ đồng, lần lượt tăng 55% và 109% so với thực hiện 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận của công ty cao hơn so với mức đã đặt ra trong cáo thường niên là 1.287 tỷ đồng. Đơn vị này cũng kỳ vọng lượng xuất khẩu đạt 64.600 tấn tương ứng với giá trị xuất khẩu mục tiêu khoảng 796 triệu USD. Mức cổ tức dự kiến cho năm nay là 50% – 70%.
Năm nay, HĐQT công ty sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, cùng với đó kỳ vọng Minh Phú trở thành công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và của thế giới.
Đầu tiên, doanh nghiệp này sẽ triển khai các dự án xây dựng các vùng nuôi tôm tập trung như tôm rừng, tôm quảng canh,… Minh Phú cũng phối hợp với Vụ Khoa Học và Công Nghệ của bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cùng các Viện nghiên cứu thủy sản để tập trung gia hóa tôm sú giống kháng bệnh và thích nghi, giúp tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa. Ngoài ra, công ty cũng đề xuất xây dựng những khu sản xuất tôm giống, thức ăn cho tôm giống vì con giống quyết định trên 60% thành công của nuôi tôm.
Quý I/2022, Minh Phú ghi nhận doanh thu tăng 51% đạt 4.239 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với nền thấp cùng kỳ năm trước nhưng là mức thấp nhất trong vòng 4 quý.
Nhìn chung quý đầu năm thường là quý thấp điểm lợi nhuận của Minh Phú do chưa vào vụ thu hoạch, giá tôm nguyên liệu tăng cao. Tuy nhiên, cùng kỳ năm trước, Minh Phú ghi nhận lợi nhuận 26 tỷ đồng, giảm 52% so với quý I/2020 và về mức thấp nhất kể từ quý IV/2016.
Xử lý thông tin báo nêu về nguy cơ thiếu cát thi công cao tốc
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3486/VPCP-CN ngày 4/6/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử lý thông tin báo nêu về nguy cơ thiếu cát thi công cao tốc.
Theo đó, báo chí phản ánh: Từ nay đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ triển khai đồng loạt khoảng 400 km đường cao tốc với tổng vốn đầu tư trên 100.000 tỉ đồng. Nhưng hiện nay các địa phương vẫn khan hiếm cát, dẫn đến nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ.
Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải), nếu không sớm có giải pháp, nguy cơ thiếu vật liệu cát thi công các tuyến cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long là khó tránh. Đơn vị này nêu phương án sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn. Vùng biển Sóc Trăng được đánh giá có thể quy hoạch để thăm dò, khai thác cát làm vật liệu xây dựng và san lấp.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác các mỏ làm vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đường cao tốc.
Saigontel sẽ chào bán 74 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong quý II và III Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel, HoSE: SGT) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành chi tiết chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án sử dụng vốn. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phát hành hơn 74 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ Saigontel dự...