Motorola: Từ đỉnh cao danh vọng đến bán mình
Trước cả khi cái tên Nokia nổi danh, đã có một hãng điện thoại làm mưa làm gió trên toàn thế giới với những sáng tạo vô cùng đột phá của mình. Đó chính là Motorola, một trong những thương hiệu điện thoại đầu tiên xuất hiện trên thế giới với nhiều mẫu máy cực ký đột phá.
Những chiếc điện thoại của Motorola đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi của ngành công nghiệp sản xuất điện thoại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, khác với Nokia, Motorola không quá phụ thuộc vào những gì đã đem lại thành công cho mình trong quá khứ nhưng sự nổi lên của những hãng điện thoại khác như Apple hay Samsung cùng một số vụ đầu tư sai lầm đã khiến mảng kinh doanh chủ đạo của hãng gặp nhiều khó khăn và phải bán mình.
Motorola bắt đầu thành lập tại Chicago, Illinois, với tên gọi Galvin Manufacturing Corporation vào năm 1928, sau khi anh em Paul và Joseph Galvin mua lại mảng sản xuất thiết bị thay thế pin (battery eliminator) của Công ty Stewart Battery với giá 750 USD. Thời điểm ban đầu, công ty tiếp tục sản xuất các thiết bị thay thế pin, cho phép các radio chạy bằng pin hoạt động bằng điện gia dụng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vô tuyến đã khiến những chiếc máy này trở nên lỗi thời; do đó, anh em nhà Galvin buộc phải tìm hướng đi mới cho công ty. Rất nhanh chóng, họ đã chuyển đổi sang sản xuất những chiếc radio ô tô giá rẻ mà có thể lắp đặt được trên hầu hết các loại xe. Sản phẩm này đã được đón nhận và đem lại cho công ty nguồn tiền đủ để duy trì hoạt động.
Chiếc radio được sản xuất bởi Galvin Manufacturing Corporation
Ngay sau đó, Paul Galvin đã đặt tên thương hiệu cho loại radio này là Motorola, ghép bởi 2 từ là Motor (for Motorcar – dành cho xe ô tô) và ola – cách kết thúc tên công ty phổ biến thời bấy giờ. Công ty đã bán chiếc radio mang nhãn hiệu Motorola đầu tiên của mình vào ngày 23 tháng 6 năm 1930 với giá 30 USD cho Herbert C. Wall – một trong những nhà phân phối các sản phẩm radio Motorola đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Năm 1930, công ty bắt đầu bán các thiết bị thu thanh cho các sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ; đồng thời, Motorola cũng xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển của mình với Dan Noble, nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và đài FM. Sự hợp tác này đã giúp Motorola sản xuất ra chiếc Radio AM SCR-536 vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên lạc của quân Đồng Minh trong thế chiến thứ hai. Phát minh này đã giúp công ty đứng thứ 94 trong số các doanh nghiệp tại Mỹ về giá trị hợp đồng ký được trong giai đoạn này.
AM SCR-536 – một trong những thiết bị liên lạc rất quan trọng của quân Đồng minh trong thế chiến thứ hai (
Lúc này, thương hiệu Motorola trở nên nổi tiếng đến nỗi Galvin Manufacturing Corporation được đổi tên thành Motorola, Inc vào năm 1947. Hoạt động kinh doanh chính của Motorola vào thời điểm này là sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm tivi cũng như radio. Kể từ năm 1958, Motorola cung cấp thiết bị vô tuyến cho hầu hết các chuyến bay vũ trụ của NASA trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả chuyến đi lịch sử lên Mặt trăng năm 1969. Câu nói nổi tiếng của Neil Armstrong: “một bước nhỏ cho con người, một bước nhảy khổng lồ cho nhân loại (one small step for man, one giant leap for mankind) từ mặt trăng được thực hiện bằng một thiết bị thu phát của Motorola.
2 năm sau chuyến đi lịch sử của Neil Armstrong, Motorola cho ra mắt chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên của mình, điều đã thay đổi hoàn toàn lịch sử của hãng. Chiếc điện thoại này được kỹ sư Martin Cooper phát triển. Mặc dù hình dạng khá thô kệch, nhưng chiếc điện thoại đem lại sự tiện lợi và tính di động mà khách hàng mong đợi. Năm 1983, công ty cho ra mắt thiết bị di động thương mại đầu tiên trên thế giới – DynaTAC 8000X, sau khi được Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) phê duyệt.
Không chỉ mạnh ở mảng điện thoại, Motorola còn là một trong những công ty đi đầu về công nghệ bán dẫn, bao gồm cả các mạch tích hợp được sử dụng trong máy tính, được sử dụng rộng rãi trong đó đáng kể nhất là các thiết bị ngoại vi mã số 6800 được sử dụng trong dòng máy tính cá nhân của IBM. Motorola cũng có nhiều dòng sản phẩm truyền thông đa dạng, bao gồm hệ thống vệ tinh, hộp cáp kỹ thuật số và modem.
Video đang HOT
Chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola
Tiếp đà phát triển, Motorola cho ra mắt nhiều thiết bị di động cầm tay, bao gồm cả máy nhắn tin những năm sau đó và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại và kinh doanh viễn thông. Vào năm 1989, Motorola đã phát hành MicroTAC, là điện thoại di động nhỏ nhất và nhẹ nhất hiện có vào thời điểm đó. Sau đó không lâu, Motorola cho ra mắt StarTAC, điện thoại di động nắp gập đầu tiên với giá bán lên tới 1000 USD. Tuy có giá bán cao, nhưng đây lại là một sản phẩm cực kỳ thành công với trên 60 triệu chiếc được bán ra trên toàn thế giới.
Hãng đã cho ra mắt modem cáp đầu tiên và hoàn thành cuộc gọi qua giao thức Internet (Voip) vào năm 1995, đánh dấu một bước đường dài đầy thành công. Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành triển khai một dự án mang tên Iridium trị giá hàng tỷ USD với mục đích kết nối con người trên toàn thế giới bằng công nghệ không dây thông qua một hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEOS).
Tuy nhiên, đây cũng là đánh dấu cho một chu trình đi xuống của Motorola. Bắt đầu từ nửa cuối năm 1990, họ đã bắt đầu thua lỗ do thị trường bán dẫn và máy nhắn tin rơi vào suy thoái, cộng thêm với việc doanh số bán điện thoại giảm do xuất hiện sự cạnh tranh khốc liệt tới từ Nokia. Năm 1998, lần đầu tiên sau nhiều năm Motorola mất vị trí dẫn đầu vào tay của Nokia trong ngành sản xuất điện thoại. 1 năm sau, dự án Iridium đi vào hoạt động chính thức, tuy nhiên không chỉ gặp vấn đề về kỹ thuật mà nhu cầu sử dụng của dự án tại các thị trường gần như không có, chủ yếu do giá cước cuộc gọi cao đến bất thường (khoảng 3 đô la một phút). Dự án cuối cùng đã thất bại, để lại một khoản lỗ khổng lồ cho Motorola.
Iridium, dự án sai lầm đã đẩy Motorola đến khủng hoảng
Năm 1999, hãng bắt đầu có lãi trở lại và một năm sau cho ra đời chiếc điện thoại đầu tiên có tích hợp GPRS; số lượng nhân viên trong năm này của Motorola đạt mức đỉnh với 150,000 người. Năm 2005, Motorola trở lại ngôi vị số 2 trong ngành sản xuất điện thoại với sự thành công của mẫu RAZR, khi chiếc máy này đã bán được tới 130 triệu sản phẩm.
Dù vậy, trước sự nổi lên của Apple và Samsung, thị phần điện thoại những năm sau đó của Motorola giảm dần. Năm 2006, thị phần điện thoại di động của công ty đạt khoảng 21% nhưng đến cuối năm 2007 giảm xuống chỉ còn 12% và chỉ còn 9% vào năm 2009. Công ty cũng có sự phản hồi tích cực với mẫu điện thoại Motorola Droid được nhiều người tiêu dùng đón nhận, tuy nhiên so với các mẫu máy của hai gã khổng lồ Samsung và Apple, nỗ lực của Motorola là chưa đủ để họ có thể trở lại làm một ông lớn trên thị trường sản xuất điện thoại.
Thị phần mảng điện thoại của Motorola giảm dần từ năm 2007
Tới tháng 1/ 2011, Motorola chính thức tách ra thành 2 công ty hoạt động riêng biệt là Motorola Mobility – hoạt động chủ yếu trong việc sản xuất điện thoại và Motorola Solutions – làm việc với các cơ quan an toàn công cộng và chính phủ trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới viễn thông, trong đó có hệ thống radio 2 chiều và radio công cộng cho một số cơ quan thực thi pháp luật.
Năm 2012, Google mua lại Motorola Mobility với giá 12.5 tỷ USD, trước khi bán mảng kinh doanh bộ giải mã và modem cáp cho Arris cũng như bán lại toàn bộ công ty vào năm 2014 cho Lenovo với giá 2.91 tỷ USD. Dưới sự quản lý của Lenovo, hãng vẫn đưa ra được một số điện thoại thông minh đáng chú ý như Moto Z, Moto One…
Motorola tách thành 2 công ty là Mobility và Solutions kể từ năm 2011
Tính đến thời điểm hiện tại, Motorola vẫn được biết đến thông qua những chiếc điện thoại được sản xuất bởi Lenovo, cùng với những công nghệ về mạng và hệ thống viễn thông tại Motorola Solutions. Dù vóc dáng không còn được như thời đỉnh cao, song vai trò của Motorola trong ngành điện tử viễn thông là rất quan trọng. Cùng với đó những phát minh của họ trong quá khứ cũng đã thay đổi hoàn toàn ngành sản xuất điện thoại và viễn thông, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại tính tới ngày nay.
'Mùa đông Huawei' và chiến lược hồi sinh của gã khổng lồ
"Huawei rồi cũng sẽ có mùa đông, chuẩn bị sẵn áo ấm tốt hơn là không chuẩn bị gì", ông Nhậm Chính Phi nói từ những ngày đầu khởi nghiệp nhiều gian nan.
"Tôi không biết định nghĩa thành công là gì, nhưng tôi biết thế nào là thất bại. Đó là bỏ cuộc", đây là triết lý của một doanh nhân đã kiến tạo nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Ông cũng như Nhậm Chính Phi và nhiều doanh nhân tại đại lục có cùng khát khao đưa thương nghiệp Trung Quốc vươn tầm thế giới, đồng thời chấp nhận rằng, hành trình ấy nhất định gặp nhiều khó khăn. Thế hệ doanh nhân sáng lập ấy gọi đây là "mùa đông" của doanh nghiệp mà nỗ lực quan trọng nhất của họ là tồn tại và hồi sinh.
Sống an lo nguy
"Chỉ có bạn mới cứu được con tàu này". Dòng chữ đề dưới hình ảnh một chiếc tàu sắp va vào tảng băng trôi, được một tập đoàn vẽ trên các bức tường khắp văn phòng và lối đi đã gây ấn tượng mạnh với Nhậm Chính Phi. Sau đó, ông mang điều này kể lại với nhân viên và không ngừng nhắc nhở mỗi người phải ý thức nghiêm túc về nguy cơ, những "mùa đông" khắc nghiệt nhất và sẵn sàng cùng nhau hành động để vượt qua.
"Trong suốt 10 năm, tôi luôn dự cảm về nguy cơ. Ngày thất bại chắc chắn sẽ đến, mọi người hãy sẵn sàng đón nhận. Đó là quy luật lịch sử", Nhậm Chính Phi viết trong thư Mùa đông của Huawei gửi đến nhân viên. Tuy nhiên, ông không viết lá thư này khi công ty gặp khó khăn. Ngược lại, lúc bấy giờ Huawei đang ở giai đoạn hưng thịnh với doanh thu 22 tỷ NDT, quy mô 16.000 nhân viên, xếp thứ 10 trong số 100 công ty điện tử hàng đầu Trung Quốc và có mức lợi nhuận đáng nể. Đối với nhà cầm quân này, nguy cơ tiềm ẩn trong chiến thắng.
Ông nghiêm khắc chỉ ra cho nhân viên Huawei rằng sau ánh hào quang, nhiều sản phẩm còn sai sót, dịch vụ hậu mãi còn chưa đạt yêu cầu tại nhiều nơi. Bên cạnh đó, nhân viên có biểu hiện yên tâm với chiến thắng và sự vững chãi của doanh nghiệp lớn mà quên đi tinh thần chiến đấu những ngày khởi nghiệp gian khổ.
Trong suốt thời gian dẫn dắt Huawei, nhà sáng lập nhiều lần nhấn mạnh 3 giá trị cốt lõi tạo nên thành công gồm đảm bảo chất lượng sản phẩm, khách hàng là trọng tâm và không ngừng đổi mới. Việc ngủ quên trong chiến thắng, không quyết liệt nghiên cứu đổi mới theo nhu cầu của thị trường và khách hàng, đồng thời không xem xét, học hỏi kinh nghiệm từ khủng hoảng của các doanh nghiệp quốc tế là những nguy cơ khiến Huawei đối mặt với một "thất bại nhất định đến".
"Đằng sau thịnh vượng là muôn vàn nguy cơ. Nguy cơ vốn không phải là đặc điểm của sự thịnh vượng mà là ý thức của cá nhân đang sống giữa thịnh vượng ấy. Gian nan phấn đấu tất đem lại phồn vinh, nếu không tiếp tục nỗ lực, sự phồn vinh rồi sẽ mất đi", ông Nhậm viết trong Chớ làm đóa phù dung sớm nở tối tàn .
Để chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy cơ, Huawei theo đuổi chiến lược quản trị thú vị: Phá vỡ cảm giác yên ổn, tuyên chiến với lối tư duy hòa bình của nhân viên. Đó là lý do Huawei không xây dựng các tòa nhà lớn hay trang bị tiện nghi quá đầy đủ và cho phép nhân viên được sử dụng miễn phí.
"Bất kể tình hình kinh tế hiện tại của công ty có thực hiện được hay không thì những điều trên phản ánh ý thức hoà bình trong nhân viên. Chúng ta nhất định phải công kích loại ý thức này, nếu không doanh nghiệp sẽ bắt đầu trượt dốc", quyển Hành trình lập nghiệp của Nhậm Chính Phi của tác giả Hy Văn dẫn lời ông Nhậm dặn dò nhân viên.
Chiến lược hồi sinh
Huawei có tinh thần sẵn sàng đón nhận "mùa đông", thậm chí, xem đây là cơ hội. Nhậm Chính Phi cho rằng "mùa đông" là cần thiết để doanh nghiệp tự kiểm điểm, trở về với thực tế và không ngủ quên trong chiến thắng. Việc cần làm là nắm giữ vận mệnh của chính mình, không trốn tránh mà thay vào đó, là sự chuẩn bị tốt nhất để tồn tại qua "mùa đông" ấy. Đó là cuộc chiến của sự tồn tại, ai sống sót là người chiến thắng.
Đối với ông Nhậm, "mùa đông" là cần thiết để Huawei không bao giờ ngủ quên trong chiến thắng.
Ông Nhậm sớm xác định với nhân viên Huawei rằng, tập đoàn sẽ như phượng hoàng hồi sinh từ trong khó khăn, nỗ lực để tồn tại và phát triển. "Chúng ta phải rèn cái tâm cần cù phấn đấu, chúng ta phải là con chim lửa không chết cháy, hóa thân thành phượng hoàng", Nhậm Chính Phi truyền cảm hứng cho nhân viên.
"Chúng ta nhất định có thể vượt qua cửa ải gian nan. Chúng ta sẽ là đốm lửa cháy lan đồng cỏ. Huawei chắc chắn có thể trở thành top đầu thế giới", quyển Hành trình lập nghiệp Nhậm Chính Phi của tác giả Hy Văn dẫn lời nhà sáng lập.
Năm 2001 là mùa đông khắc nghiệt của ngành Internet thế giới. Công ty cung cấp thiết bị hàng đầu Mỹ Lucent mất trắng hàng trăm triệu USD, gánh khoản nợ xấu 2 tỷ USD và phá sản. Motorola - một công ty khổng lồ khác của Mỹ cũng có kết thúc tương tự.
Trong bối cảnh đó, công ty còn non trẻ Huawei trỗi dậy, từng bước chiếm lấy các thị trường bên ngoài Trung Quốc như Trung Á, châu Âu... "Bằng cách dựa vào việc tập trung dịch vụ khách hàng, mạnh tay đầu tư nghiên cứu và phát triển, Huawei đưa các thiết bị 5G vào thương mại hóa và trở thành công ty hàng đầu lĩnh vực này", tờ SCMP bình luận.
Trong khi đó, nhà phân tích viễn thông tại AT&T - công ty mẹ của Lucent nói với SCMP : "Tôi đau buồn khi nhìn lại ngành công nghiệp viễn thông của Mỹ. Chúng tôi đã tạo ra nó và giờ đây mọi người không thực sự tập trung vào sáng tạo như đã từng nữa. Thay vào đó, thế giới nhớ đến sự sụp đổ của chúng tôi".
Năm 2018, Guo Ping - CEO luân phiên của Huawei bắt đầu ngày thứ hai như bao ngày bình thường khác. Ông có một bài phát biểu ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về sức mạnh công nghệ và vị thế dẫn đầu của Huawei. "Ông Guo tự tin về tiềm năng 5G sẽ biến công ty và cả quê hương của mình trở thành tâm điểm công nghệ toàn cầu", Financial Times miêu tả.
Vài giờ sau, lời hứa ấy bị dập tắt bởi một thông báo từ Chính phủ Mỹ: Cắt đứt mọi nguồn cung cấp chất bán dẫn cho Huawei. Hôm ấy không còn là ngày bình thường của Huawei. Một "mùa đông" khác vừa bắt đầu.
Và như nhiều lần khác trong 30 năm qua, thế giới chứng kiến cuộc chiến tồn tại và hồi sinh của một "phượng hoàng".
Sau lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei cần những điều chỉnh lớn khi triển vọng tăng trưởng smartphone và những sản phẩm khác bị ảnh hưởng do lệnh cấm. Tập đoàn vẫn có khe cửa hẹp khi có thể tiếp cận một phần nguồn cung chip Intel. Hãng quyết định chuyển hướng vào các sản phẩm và dịch vụ đám mây để xoay sở, tìm đường sống. Theo Financial Times , mảng đám mây là chìa khóa để Huawei ổn định tại thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, lệnh cấm cung ứng chip của Mỹ, với sự phản ứng nhanh, Huawei có 2 tháng để dự trữ chip trạm gốc 5G đến năm sau, theo báo cáo Jefferies Financial.
Một kỹ sư đứng dưới ăng-ten 5G trạm gốc trong một thử nghiệm của Huawei ở Trung Quốc vào năm 2019.
Tờ SCMP dẫn một báo cáo cho thấy gã khổng lồ Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế viễn thông không dây, tính đến tháng 10. Huawei đã duy trì tốc độ nghiên cứu và phát triển bất chấp ảnh hưởng của đại dịch và tác động từ lệnh "đóng băng" của Mỹ. Công ty này nộp 8.607 bằng sáng chế từ tháng 1 đến tháng 10, dẫn trước nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đạt 5.807 bằng.
Ở mảng di động, Huawei lần đầu tiên chiếm ngôi đầu bảng, trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong bối cảnh đại dịch và cấm vận. Hãng xuất xưởng 55,8 triệu smartphone vượt qua hãng đứng thứ hai với 53,7 triệu chiếc, theo báo cáo Canalys.
Nhà phân tích Ben Stanton tại Canalys nói: "Đây là kết quả đáng chú ý mà hiếm ai có thể dự đoán cách đây một năm. Nếu không có Covid-19, điều này có thể đã không xảy ra. Huawei đã tận dụng tối đa sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc để tái thiết mảng kinh doanh smartphone của mình". Khi Huawei đang viết một câu chuyện rất khác về hành trình đi qua "mùa đông" của mình, "không ít gã khổng lồ công nghệ lao đao khi chứng kiến các thị trường cốt lõi như châu Âu, Mỹ hay Brazil bị tàn phá, đóng cửa bởi dịch Covid-19 bùng phát", ông Stanton bình luận với tờ SCMP .
Bỏ củ sạc chẳng bảo vệ được môi trường, tại sao cả Apple và Xiaomi đều tuyên bố như vậy, chỉ có Motorola là "thật thà"? Hóa ra lý do sau mỗi tuyên bố đầy nhân văn đó đều là doanh thu và lợi nhuận mà thôi. Theo tuyên bố của Apple, quyết định loại bỏ củ sạc tặng kèm trong hộp đựng iPhone 12 và các dòng iPhone cũ của họ là nhằm bảo vệ môi trường bằng cách giảm phát thải rác điện tử. Đó là vì...