Một xã có 10 người tự tử bằng thuốc diệt cỏ
Chỉ vỏn vẹn 2 ngày, ở một thôn nhỏ đã có 2 người uống thuốc diệt cỏ quyên sinh. Theo Công an xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội), chỉ vài năm qua, xã có hơn 10 người tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ.
2 ngày, 2 đám tang
Ngày 25/10, khi chúng tôi có mặt tại xã Mê Linh thì những người dân xóm Đường vẫn chưa hết bàng hoàng trước 2 đám tang liền nhau của cháu Nguyễn Thị L và anh Nguyễn Đình Đ – cùng sử dụng thuốc diệt cỏ để quyên sinh. Thầy Dương Văn Thuần – Hiệu trưởng Trường THPT Tiền Phong (Mê Linh) ngậm ngùi kể tường tận câu chuyện đáng tiếc đến buốt lòng đã xảy ra với cô học sinh lớp 10 chăm ngoan, học giỏi.
Thuốc diệt cỏ cháy dù siêu độc, nhưng mua với giá rất rẻ. (Ảnh minh họa)
L là một học sinh ngoan, nhiệt tình, trách nhiệm nên được thầy giáo chủ nhiệm lớp 10A10 Trần Quốc Tuyến tin cậy giao cho làm lớp trưởng. Ngày 18/10, thầy Tuyến đưa cho em L 500.000 đồng để chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 20/10.
Đến tối 19/10, khi đi học về, L phát hiện ra số tiền trên bị mất. Em đã nói với bố và xin bố tiền để trả cho thầy giáo. Tuy nhiên, bố em L lại gọi cho thầy Tuyến nói rằng L đánh mất tiền của lớp nên xin thầy không cho L làm lớp trưởng nữa. Thầy Tuyến khuyên ông T bình tĩnh để ngày mai lên lớp thầy hỏi L cho rõ chuyện rồi giải quyết.
Đúng sáng 20/10, khi cả nhà đi vắng, vì sợ thầy giáo và bạn bè đổ oan cho việc mất tiền, em L đã dại dột uống thuốc diệt cỏ tự tử. Khi bố mẹ phát hiện và đưa em đi cấp cứu thì thuốc đã ngấm vào cơ thể, không thể cứu được nữa.
Video đang HOT
Ngay trong ngày đưa L ra đồng, cả xã lại thêm một lần chấn động khi biết tin anh Nguyễn Đình Đ – ở cùng thôn cũng tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. Dù các bác sĩ đã rất cố gắng cứu chữa, nhưng anh Đ vẫn tử vong vào 1 giờ sáng ngày 22/10. Có lời đồn rằng anh Đ tìm đến cái chết để trốn nợ, nhưng chị Nguyễn Thị H (vợ anh Đ) khẳng định: “Đúng là chồng tôi có nợ mấy trăm triệu đồng nhưng với gia sản nhà tôi đang có thì anh ấy không phải tìm đến cái chết để giải quyết. Nhà tôi có 560m2 đất, chỉ bán một phần nhỏ đi cũng thừa cho chồng tôi trả nợ”.
Mua thuốc độc quá rẻ
Trao đổi với chúng tôi, ông Lã Văn Quang – Phó Trưởng công an xã Mê Linh – dành nhiều thời gian để nói về nỗi ám ảnh của ông với loại thuốc siêu độc mang tên diệt cỏ. Ông Quang cho biết: “Kể từ khi xuất hiện loại thuốc này đến nay, ở xã tôi đã có trên 10 trường hợp uống thuốc diệt cỏ để quyên sinh. Loại thuốc này mua rất dễ, ở bất cứ cửa hàng vật tư nông nghiệp nào cũng bán với giá 10.000 đồng/chai. 1 chai thuốc này pha với 20 lít nước lã thì có thể phun diệt cỏ trên diện tích khoảng 2 sào. Nếu thuê nhân công để nhổ cỏ trên 2 sào này thì phải chi phí đến 300.000 đồng, trong khi chỉ với số tiền bằng 1/30, người nông dân đã có thể làm sạch cỏ trong thời gian rất ngắn”.
“Kể từ khi xuất hiện loại thuốc này đến nay, ở xã tôi đã có trên 10 trường hợp uống thuốc diệt cỏ để quyên sinh”.
Ông Lã Văn Quang- Trưởng Công an xã Mê Linh
Theo ông Quang thì có 2 loại thuốc diệt cỏ cháy. Loại diệt nhanh thì chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, tất cả cỏ và cây dại đang xanh tươi mơn mởn đều úa vàng, cháy khô và chết sạch. Còn loại diệt chậm thì thuốc sẽ có tác dụng sau khoảng 1 tuần. Cả 2 loại này khi uống vào đến miệng thì đều chắc chắn tử vong dù chưa nuốt qua cổ họng.
Theo 24h
Xót xa những cái chết phi lý
Chỉ trong một tuần đã có 2 cái chết làm dư luận xã hội bàng hoàng bởi đều là cái chết quá trẻ, quá phi lý của 2 học sinh lớp 9 và lớp 10, có cùng nguyên nhân: làm mất tiền quỹ lớp!
Ngày 13-10, nhiều thầy cô, bạn bè và hàng xóm bàng hoàng đau xót trước tin em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 9/6 Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi - TPHCM qua đời vì thuốc diệt cỏ đã ngấm sâu vào người. Tú tìm đến cái chết sau khi em làm mất 600.000 đồng tiền quỹ lớp.
Quá thương tâm
Bà Đặng Thị Huệ, mẹ của Tú, cho biết bà đi họp phụ huynh nhưng chẳng thấy cô giáo nói gì. Đến sáng 8-10, cô chủ nhiệm yêu cầu Tú đem trả tiền quỹ lớp ngay. Nhà Tú nghèo, em không dám nói với cha mẹ, lại không biết lấy đâu ra tiền để trả nên trong lúc nghĩ quẩn Tú đã dùng thuốc diệt cỏ để kết thúc cuộc đời.
Bảy ngày sau đó, xã hội lại chứng kiến cái chết của em Nguyễn Thị L., học sinh lớp 10 Trường THPT Tiền Phong, xã Mê Linh, huyện Mê Linh - Hà Nội. L. là lớp trưởng, làm mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp mà thầy giáo chủ nhiệm đã đưa trước đó để mua hoa cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Nghĩ quẩn, em đã uống loại thuốc diệt cỏ cực độc, chuyên dùng để diệt cỏ ở ruộng hoa. Trong thư tuyệt mệnh, L. đã xin lỗi thầy cô, bạn bè và gia đình vì đã làm mất tiền quỹ lớp, em quyết định tìm đến cái chết để chứng tỏ mình trong sáng.
Nữ sinh Nguyễn Thị L. tìm đến cái chết chỉ để chứng tỏ mình trong sáng, để lại nỗi xót xa cho người thân, nhà trường. Ảnh nhỏ Thư tuyệt mệnh của L. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Thầy Dương Văn Thuần, Hiệu trưởng Trường THPT Tiền Phong, cho biết ở trường, L. là một lớp trưởng gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi, nhiệt tình trong công tác, có trách nhiệm. Vì thế, cái chết của L. khiến cả trường bàng hoàng và xót xa. Chuyện đau lòng được kể lại, trước khi em L. qua đời, lãnh đạo nhà trường cùng thầy giáo chủ nhiệm đã kịp đến thăm. Lúc đó L. đã rất yếu song vẫn gắng gượng hỏi thầy giáo chủ nhiệm: "Thầy đã tìm ra người lấy trộm tiền của lớp chưa?". Muốn cô học trò của mình thanh thản ra đi, thầy Tuấn đành nói dối đã tìm được rồi. Nghe thấy thế, L. nhắm nghiền đôi mắt mặc cho hai hàng nước mắt lăn dài...
Bế tắc và dại dột
Những học sinh tìm đến cái chết như 2 trường hợp trên không phải là hiếm, thỉnh thoảng vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Vấn đề đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao ở lứa tuổi này, các em lại có những suy nghĩ nông cạn, bồng bột, dễ dàng tìm đến cái chết? Phải chăng trong những lúc bế tắc nhất, các em không tìm được chỗ tựa nơi gia đình và nhà trường?
Cô Nguyễn Thị Mỹ Thu, giáo viên tư vấn của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6 - TPHCM), cho rằng hiện tượng học sinh tự tử đang khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Lứa tuổi này, tâm lý các em có nhiều biến động. Các em tự cho mình là người lớn, thường quan trọng hóa vấn đề mình gặp phải, dễ mặc cảm với bạn bè nếu mắc lỗi. Trong khi đó, các bậc cha mẹ, thậm chí ngay cả với nhiều giáo viên, vẫn cho rằng các em vẫn còn nhỏ dại. Chính sự không gặp nhau đó cùng với sự thiếu quan tâm đúng mức của người lớn khiến học sinh rơi vào trạng thái bế tắc đã dẫn đến những hành động dại dột.
Ông T., một phụ huynh có con từng học tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4 - TPHCM, nhớ lại lần con gái uống thuốc trừ sâu tự tử, may mắn được cứu sống vẫn không chịu nói nguyên do. Ông T. tìm hiểu mới biết nguyên nhân là có một giáo viên liên tục lên lớp nói xấu ông T. trước mặt cả lớp, rồi gọi con gái ông là đồ xướng ca vô loài khi em tham gia các hoạt động văn nghệ.
Trong trường hợp này là sự kém cỏi, thiếu kỹ năng của một giáo viên, rất đáng trách, đã đẩy con gái ông T. đi tìm cái chết. Còn con gái ông T. do thiếu kỹ năng sống, không đủ sức ứng phó với tình huống nhạy cảm nên đi tìm cái chết để giải thoát.
Không vô tâm nhưng lúng túng, bất lực
Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh hiện là một lỗ hổng lớn trong nhà trường. Điều đó các chuyên gia giáo dục đều biết nhưng chưa có giải pháp hiệu quả. Trong khi đó, nhiều gia đình do quá bận rộn hoặc không coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình, phó mặc cho nhà trường. TS Đinh Phương Duy, Hiệu phó Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM, phân tích: Việc hình thành các thói quen, xây dựng nếp sống lành mạnh và tập thích ứng là quá trình có tính giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nếu được củng cố những hành vi lành mạnh từ gia đình thì sẽ tốt hơn nhưng nhiều gia đình đã không làm được điều đó.
Tất cả đổ dồn trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong khi đó, chính nhiều giáo viên hiện nay cũng đang thiếu những kỹ năng sống cần thiết thì làm sao có thể dạy cách ứng phó cho học sinh. ThS Phan Tấn Chí, Phó trưởng Khoa Quản lý giáo dục Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM, cho rằng trên thực tế, chương trình đào tạo giáo viênlâu nay nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học sư phạm. Sinh viên sư phạm chủ yếu được rèn luyện về phương pháp học tập mà ít được dạy về kỹ năng sống. Nhiều giáo viên tâm sự thật ra, họ không phải vô tâm mà do lúng túng, bất lực trong nhiều tình huống ứng xử với học trò.
Theo người lao động
Nữ sinh tự tử vì 500.000 đồng - nỗi đau mất niềm tin Để lại 2 bức thư tuyệt mệnh rồi uống thuốc diệt cỏ, nữ sinh lớp 10 đã ra đi. Điều khiến nhiều người đau lòng là cô bé không chia sẻ được với ai khi sự cố xảy ra, dẫn đến việc tự tử để chứng minh trong sạch. Nỗi đau người mẹ Ngày 22/10, tại xóm Đường, xã Mê Linh, huyện Mê...