Một website review công ty bị tố lừa đảo, “ăn tiền”, đưa ra gói xoá bình luận không tốt: Có nên tin “sái cổ” vào các comment bóc phốt công ty không?
Trên thực tế, bản thân công ty nào cũng có những vấn đề và mỗi nhân viên lại tiếp nhận theo những cách nhìn khác nhau. Chọn công ty nào, bạn nên dựa vào tầm nhìn của công ty đó hơn là những lời review ẩn danh chưa được kiểm tra tính xác thực.
Website R.C.T vốn là một nơi tin cậy của nhiều dân công sở khi họ muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp, công ty nào đó hay chỉ đơn giản là muốn “cảnh báo” một môi trường làm việc nào đó tới những người đi sau. Để biết được tất tần tật những thông tin đó, người dùng chỉ cần gõ tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm và chỉ sau vài giây ngắn ngủi, sẽ biết ngay được công ty đó sếp như thế nào, đồng nghiệp như thế nào, chính sách ra sao…
Biết được những điểm yếu của một công ty cũng giúp người lao động có cái nhìn chi tiết, đa chiều hơn để ra quyết định đúng đẵn và dễ dàng hơn so với việc chỉ biết sơ sơ qua về những thành tích. Cơ hội làm việc hiện tại không thiếu; vì thế, người lao động ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ để tìm được một doanh nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.
Người dùng trên website này hoàn toàn có thể sử dụng chế độ ẩn danh khi muốn review. Hơn nữa, trang web này cũng không yêu cầu hay lưu trữ bất kì thông tin nào của người dùng (cookie, địa chỉ IP, số điện thoại…) nên không có gì để bán. Tuy nhiên, mới đây, trên một diễn đàn nhiều tài khoản đã lên tiếng tố cáo R.C.T lừa đảo, sẵn sàng xoá bình luận xấu về một công ty nếu được trả tiền.
Cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra khi một tài khoản có tên TLA chia sẻ một đoạn tin nhắn với R.C.T, và bên phía website này đã không ngần ngại đưa ra các gói giá công khai, nếu đối tác đồng ý thì mới xóa bình luận. Tin nhắn trả lời từ phía R.C.T vô cùng chuyên nghiệp và họ có hẳn một đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện quy trình này.
Ảnh: TLA.
Ảnh: TLA.
1. Gói xóa thường (99 USD/10 lần xóa – khoảng 2,4 triệu VNĐ): Nội dung bình luận sẽ bị sửa thành: “Comment này đã bị xóa theo yêu cầu của HR công ty”. Tên người gửi, review công ty của công ty sẽ giữ nguyên. Lưu ý, khi sử dụng gói này, quý vị chỉ có thể xóa bình luận của chính công ty quý vị.
2. Gói xóa premium (159 USD/10 lần xóa – khoảng 3,7 triệu VNĐ): Bình luận sẽ biến mất như chưa từng tồn tại. Số lượng bình luận và rating của công ty sẽ được update lại sau khi bình luận bị xóa. Lưu ý, khi sử dụng gói này, quý vị chỉ có thể xóa bình luận của chính công ty quý vị.
Để lý giải cho việc vì sao các công ty muốn xoá các bình luận xấu phải chi trả một số tiền như vậy, R.C.T đưa ra câu trả lời rằng hệ thống lưu trữ dữ liệu trên blockchain nhằm tránh việc thông tin bị thay đổi, chỉnh sửa từ bên thứ 3 nên chức năng này khá tốn thời gian và công sức. Bởi phải “vận công” nhiều đến vậy nên yêu cầu muốn xoá bình luận tất nhiên phải mất tiền!
Ảnh: nW.
Video đang HOT
Một tài khoản khác cũng đã đính kèm ảnh để chứng minh việc R.C.T nhận tiền xoá bình luận là có thật. Trong ảnh là một đoạn trích mail về việc R.C.T đưa quyền lợi cho phía công ty đối tác. Nếu vụ việc này là sự thật thì những công ty có chế độ không tốt, nợ lương, đối xử với nhân viên tệ sẽ bị bưng bít thông tin ư? Vậy còn đâu là sự công bằng cho người lao động nữa?
Không ít những người dùng đã bày tỏ sự thất vọng khi biết vụ việc này bởi ngay trên website, R.C.T cam kết rằng mình hoạt động phi lợi nhuận với mục đích tạo nơi chia sẻ về kinh nghiệm, trải nghiệm ở các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, sáng tạo, giáo dục… và muốn giúp tất cả người lao động có cái nhìn đa chiều nhất về doanh nghiệp mình muốn ứng tuyển/làm việc tại đó.
Giải đáp số 3: “Người đăng review chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung mình đăng lên. Nói đơn giản là bạn tin thì tin, không tin thì thôi. Chúng tôi không thể kiểm chứng tính xác thực của toàn bộ review do người dùng được.”
R.C.T cũng khẳng định không kiểm chứng tính đúng đắn của các review về các môi trường doanh nghiệp. Nếu người dùng đặt hoàn toàn sự tin tưởng vào website này cũng không ổn bởi có thể có những reviewer cố tình viết sai sự thật nhằm hạ bệ công ty đối thủ hoặc bị rơi vào trường hợp cá biệt nên có suy nghĩ khác mọi người.
Ảnh chụp màn hình.
Vì vậy, qua sự vụ có chút “đổ bể” này của R.C.T, có 3 câu hỏi được đặt ra:
- Co nen tin “sai co” vào cac comment “boc phot” cac cong ty tren mot so dien đan như thế này khong?
- Đau la nguon tin that su co gia tri tham khao khi tim viec?
- Se ra sao neu mot nhan su chuyen đi “boc phot” cong ty cu bi phat hien tai cong ty moi?
Tất nhiên, không thiếu những công ty có vấn đề, không trả lương, đối xử với nhân viên tệ… Bạn cần biết những điều đó để né không nộp CV chỉ vì những lời đường mật của người tuyển dụng. Đó là sự thật cần phanh phui.
Nhưng, không phải công ty nào cũng vậy và số những công ty thực sự xấu kia chỉ nằm số ít mà thôi. Những công ty khác vẫn đang làm đúng mục tiêu của họ, thuê nhân viên làm để tạo ra doanh số, sau đó dùng tiền để duy trì các hoạt động của công ty và trả lương cho nhân viên.
Bạn hằn học viết những dòng mình suy nghĩ trong đầu, bạn hả hê sau khi ẩn danh và review công ty, liệt kê tất cả những gì mình không ưng ý. Chỉ vì bạn luôn đi muộn, bị trừ lương quá nửa số tiền ngày công đi làm, nên bạn review xấu về công ty mình đang làm? Chỉ vì sếp bạn là một người kỹ tính trong công việc, còn bạn thì ẩu thả, nên bạn review xấu về công ty mình đang làm?
Bạn tin được bao nhiêu phần trăm trong số những review ẩn danh đó? Bạn có chắc đó là những lời thật lòng không khi bạn chưa bước chân vào môi trường đó? “Nói xấu” công ty chẳng được lợi lộc gì cả.
Hơn nữa, một công ty từ trước đến nay vẫn là một môi trường mơ ước của nhiều người hẳn là nó có lý do chính đáng. Các công ty thường chẳng mấy khi bận tâm đến những người như vậy, họ có một tầm nhìn về phía trước, còn những nhân viên nói xấu đáng tiếc chỉ thích nhìn lại phía sau một cách đầy khó chịu. Người ở ngoài thì ao ước, người ở trong chỉ ước “out”, là vậy đấy.
Trong con mắt của các nhà quản lý, thay vì dành thời gian “nói xấu” công ty công khai như vậy, tại sao nhân viên không tìm cách giải quyết cho vấn đề của mình? Vừa không giỏi tìm giải pháp cho những khúc mắc của mình, vừa thiếu chuyên nghiệp, bảo thủ trong môi trường làm việc tập thể, người đó chắc chắn chỉ đi sau mà thôi. Dù chuyển sang công ty nào, họ vẫn luôn giữ ánh mắt săm soi, bực tức, ganh ghét với tất cả chế độ mà thôi; như vậy, có giỏi đến cỡ nào mà thái độ với công việc không tốt thì sự nghiệp cũng chẳng khá khẩm lên.
Chot lai, muc đich trong cong viec cua moi ca nhan giu vai tro quyet đinh. Ban than công ty nao cung co van đe nhung viec hanh xu ra sao voi cac tinh huong nhu vay tao ra su khac biet trong cong viec va su nghiep sau nay của chính bạn. Người giỏi thường giữ im lặng và biết tiết kiệm thời gian.
Shark Linh san sẻ bí kíp công sở để chị em nhìn lại tình cảnh công việc hiện tại của mình
Tuy nhiên, trước khi chính thức dứt áo ra đi, dân công sở đừng quên thực hiện một bước quan trọng khác.
Là dân công sở, dường như chúng ta có rất nhiều vấn đề và lý do thúc đẩy bản thân tìm kiếm công việc mới. Ấy thế, bên cạnh những lý do khá "sớm nắng chiều mưa" như "chán thì nghỉ", "thích thì nhảy", "môi trường làm việc không vui",... dân công sở cần xét đến các yếu tố quan trọng hơn bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp sau này.
Đơn cử như mới đây, trên trang fanpage có hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình, Shark Linh đã thẳng thắn vạch ra 3 câu hỏi với đại ý nhắn nhủ: Chỉ cần trả lời "có" cho bất kỳ câu nào, dân công sở nên mau chóng nhảy việc. Tất nhiên, cũng như bao lần san sẻ bí kíp công sở khác, 3 câu hỏi của Shark Linh đủ sâu sắc để dân công sở phải soi xét và nhìn nhận lại tình cảnh công việc hiện tại của mình.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhảy việc là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều người, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 và việc đánh giá rõ nét bản thân để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho 3 câu hỏi của Shark Linh thậm chí còn khó khăn hơn. Đánh giá người khác thì dễ nhưng nhìn nhận rõ chính mình, mấy ai làm được?
Cho nên, nếu không may phải đưa ra đáp án "có" cho 1 trong 3 câu hỏi, Shark Linh khuyên dân công sở phải làm thêm một bước quan trọng khác nữa để hỗ trợ tâm lý trong việc lựa chọn "đi" hay "ở". Vậy đó là 3 câu hỏi gì và bước quan trọng kia ra sao, xin mời tất cả cùng đọc trọn vẹn bài viết của sau đây của Shark Linh:
- Bạn có khi nào cảm thấy những kỹ năng của mình đã phát triển hơn so với những yêu cầu của công ty?
- Bạn có cảm thấy nhàm chán trong công việc?
-Bạn có cảm thấy như bạn đã sẵn sàng được lên chức nhưng không ai nhìn thấy khả năng của bạn?
Nếu câu trả lời của bạn là CÓ ở bất kỳ câu hỏi nào phía trên, thì có lẽ bạn cần tìm một công việc mới. NHƯNG KHOAN. Trước khi bạn quyết định ra đi, hãy nhìn lại để đảm bảo rằng bạn đã thực sự xứng đáng hơn vị trí công việc hiện tại.
Trước tiên, hãy bắt đầu với định nghĩa của từ "học hiểu". Khi nói đến việc học hiểu tại nơi làm việc, bạn cần học và sau đó dành thời gian để trở nên chuyên nghiệp trước khi có thể nói rằng bạn đã "học" được rồi. Sự thật là hầu hết chúng ta đều đánh giá quá cao về trình độ và giá trị của bản thân khi tự đánh giá các kỹ năng của mình.
Đây là vài cách bạn nên làm trước khi quyết định ra đi. Các cách này sẽ giúp bạn phân tích các kỹ năng của mình để xác định xem mình có thực sự đã "học" được mọi thứ cho vị trí của mình chưa. Một món khác cũng rất quan trọng mà bạn nên biết là những yêu cầu của thị trường bạn đã đáp ứng được chưa, nhờ đó bạn sẽ dễ thành công hơn trong việc tìm công việc mới.
1. Nghiên cứu
Tìm kiếm trên bất kỳ trang web tìm việc nào cho vị trí công việc hiện tại của bạn. Xem qua một số danh sách và tự tạo một danh sách trách nhiệm và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
2. Danh sách
Đi qua từng mô tả công việc và viết ra tất cả những kinh nghiệm bạn có trong mỗi mục. Và nhớ là càng chi tiết càng tốt.
3. Đánh giá
Bước này là để xác định trình độ của bạn đã "học" được tới đâu. Hãy tự hỏi: trong danh sách công việc đó, bạn đã làm được bao nhiêu món? Bạn đã làm bao nhiêu lần? Bạn có thể làm những công việc đó mà không cần sự giúp đỡ không? Có bao nhiêu mục mà bạn tin chắc rằng mình là chuyên gia về nó?
4. Nhận thức về bản thân
Trong bước này, bạn đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy nhận thức về kỹ năng của bạn là chính xác. Hỏi đồng nghiệp và bạn bè có cùng vị trí công việc - cố gắng tìm khoảng 10 người để khảo sát. Hỏi thử xem họ đã mất bao lâu để hoàn thành mỗi nhiệm vụ này? Khi họ đang làm việc cho các dự án, họ đã lãnh đạo hay hỗ trợ dự án? Và sau đó là thử so sánh với bản thân.
Sau khi so sánh khảo sát, các câu trả lời của bạn nên tốt hơn họ ít nhất 90% về năng suất, kỹ năng và hiệu quả. Nếu bạn chưa đạt được, thì bạn chưa thực sự "học" được những kỹ năng này và cần phải cải thiện nhiều hơn. Hãy tiếp tục thực hành và tìm cách để làm mọi thứ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn!
Đợi 2 tiếng không ai ngó ngàng, nàng công sở ức chế bỏ về ngay trong buổi kiểm tra trình độ, dân mạng lại phản ứng trái ngược "Sau khi hết thời gian làm kiểm tra nhưng không có ai trong công ty ra thu bài. Và em cũng đã ngồi đợi ở đó gần 2 tiếng đồng cũng không có ai thu bài cũng như mời đi phỏng vấn nên em đứng dậy bỏ về luôn". Phỏng vấn là bước quan trọng bắt buộc mọi dân công sở phải vượt...