Một vụ án chứa đầy uẩn khúc
Bà Nguyễn Thị Thảo sau phiên tòa bị hoãn xử vào sáng 23-12
Công an nhận điện thoại nặc danh chỉ điểm để bắt người bán ma túy trong khi người bị bắt một mực kêu oan rằng do có người hãm hại.
Ngày 23-12, sau phần xét hỏi, TAND quận 1 – TPHCM đã quyết định hoãn phiên tòa để điều tra một số tình tiết liên quan đến vụ án Nguyễn Thị Thảo (SN 1968) tàng trữ trái phép chất ma túy. Trước đó, ngày 14-7, TAND quận 1 cũng đã hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì bị cáo kêu oan.
Hoảng loạn nên nhận tội
Theo cáo trạng của VKSND quận 1, vào trưa 11-3, ông T.T.L (Công an phường Bến Nghé, quận 1) tuần tra đến trước một căn nhà trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) thì phát hiện bà Thảo đang ngồi bên lề đường cạnh chiếc xe đạp.
Khi ông T.T.L đến, bà Thảo dẫn xe định bỏ chạy, ông L. yêu cầu đứng lại để kiểm tra. Trước sự chứng kiến của anh H.H.V (người đi đường, tuy nhiên tại tòa, anh V. xác nhận là dân phòng chuyên trách – PV), ông T.T.L đã phát hiện và thu giữ trong tay cầm bên trái của xe đạp có một gói heroin trọng lượng 0,3145g.
Quá trình điều tra, bà Thảo khai nhận do nghiện ma túy nên sáng 11-3, bà đến Công viên 23-9 (quận 1) mua gói heroin của một thanh niên không rõ lai lịch với giá 400.000 đồng để về sử dụng.
Tại phiên tòa lần này, bị cáo Thảo kêu oan, cho rằng có khả năng do N.V.L, cháu gọi bằng dì, gia hại. Theo bị cáo, sáng 11-3, đến phụ chị ruột bán cà phê ở vỉa hè và để xe đạp dưới lòng lề đường.
Video đang HOT
Do thấy công an đến dẹp lề đường, sợ bị lấy xe đạp nên bà đẩy xe lên vỉa hè nhưng ông T.T.L đẩy bà ra, hỏi chứng minh nhân dân và yêu cầu kiểm tra xe đạp rồi phát hiện gói heroin.
Sau khi bị bắt đưa về công an phường, bà Thảo không thừa nhận, cho rằng có người hại mình. Tuy vậy, đến hơn 20 giờ cùng ngày, sau khi điều tra viên của quận đến làm việc, bà thừa nhận như cáo trạng đã quy kết vì “điều tra viên nói bắt quả tang còn kêu oan gì nữa? Bây giờ nhận thì mức án chỉ 2 năm tù, nếu không nhận sẽ bị 15 năm tù.
Ông ấy nói rất lâu, bị cáo hoảng loạn nên nhận đại” – bị cáo Thảo khai tại tòa. Về câu hỏi vì sao trong suốt quá trình điều tra bị cáo vẫn giữ lời khai này, bị cáo Thảo cho biết “vì sợ nên bị cáo không dám thay đổi lời khai, chờ ra tòa kêu oan để được minh xét”.
Bắt người theo “chỉ điểm”
Cũng theo lời khai của bị cáo Thảo tại tòa, mỗi ngày, bị cáo giúp việc nhà cho người quen từ 14 giờ đến 17 giờ mỗi ngày, tiền công 20.000 đồng/giờ. Buổi sáng, sau khi phụ chị ruột bán cà phê, bà về nhà chăm sóc cha mẹ ruột. Buổi chiều, sau khi đi làm cũng về nhà cha mẹ ruột đến tối mới về nhà chồng.
Nghi vấn tống tiền Bà N.T.N (chị của bà Thảo) cho biết ngày nào bà Thảo cũng cưỡi chiếc xe đạp Martin màu đen đến dựng xe ở vỉa hè phụ bà bán cà phê, rồi sau đó về chăm sóc cha mẹ. Ngoài việc mâu thuẫn với người cháu tên N.V.L, bà Thảo không mâu thuẫn với ai trong nhà cũng như hàng xóm. Bà Thảo không nghiện ma túy, cũng chưa bao giờ làm gì vi phạm pháp luật. Bà N. còn khai thêm: Sau khi bà Thảo bị bắt, người cháu tên N.V.L nói: “Đưa 10 triệu đồng đây, tôi lãnh ra liền. Nhưng nhà Thảo nghèo, làm gì có tiền”.
Mỗi khi về nhà cha mẹ ruột ở lầu 4 chung cư, bà gửi xe ở bên dưới (người giữ xe cũng xác nhận có việc này) và thời gian này, người cháu tên N.V.L sống cùng nhà với cha mẹ bà Thảo (nhưng sau khi Thảo bị bắt, cha của bị cáo đã đuổi N.V.L đi).
Theo lời khai của ông T.T.L tại tòa, ngày 11-3, trong khi đi tuần tra, ông nhận được cú điện thoại (từ máy cố định, giọng nam) gọi vào số điện thoại di động của ông báo tin có người phụ nữ mặc đồ bộ có hình con thú đang ngồi uống cà phê, bán ma túy ở một địa điểm cụ thể trên đường Nguyễn Huệ.
Khi đến gần, ông thấy bà Thảo ngồi ở lề đường, gần quán cà phê như lời người báo tin nói. Một lát sau, thanh tra xây dựng phường đến dẹp lòng lề đường, bà Thảo đứng dậy đẩy xe đạp đi nên ông T.T.L chạy đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân và xe đạp.
Tuy nhiên, ông T.T.L thừa nhận chỉ kiểm tra tay cầm bên trái xe đạp, không kiểm tra bất kỳ nơi nào khác của xe, giỏ xách hay túi quần, túi áo bà Thảo vì người báo tin đã nói bên trong tay cầm bên trái có chứa ma túy.
Ông T.T.L cũng thừa nhận rất khó khăn để có thể giật miếng cao su tay cầm cũng như lấy gói ni lông bên trong, ông phải đập ghi đông xe xuống đường mới lấy được tang vật và đưa bà Thảo về công an phường. Về số điện thoại gọi đến báo tin, ông T.T.L cho biết không lưu lại, chưa xác minh cũng không báo cho CQĐT biết vì “không được yêu cầu”.
Theo Người lao động
Uẩn khúc sau vụ chồng tông xe chết vợ
Vụ án chồng đâm xe máy làm chết vợ xảy ra ở xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, HN, đã tạm dừng một lần để điều tra bổ sung, thế nhưng tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 14/12, TAND huyện Từ Liêm, HN lại một lần nữa trả hồ sơ để điều tra tiếp.
Nguồn gốc từ nạn bạo lực gia đình
Sáng 14/12, TAND huyện Từ Liêm, HN đưa vụ án "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" đối với bị cáo Nguyễn Gia Long (SN 1975) ra xét xử sơ thẩm. Mặc dù trước đó, ngày 17/9, tòa đã hoãn xử điều tra bổ sung, thế nhưng tại phiên xét xử này nội dung việc truy tố vẫn không có gì thay đổi.
Theo cáo trạng, 19h ngày 10/4/2010, Nguyễn Gia Long điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 29U3 -2628 trên đường làng thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, do vừa đi vừa sử dụng điện thoại di động, thiếu chú ý quan sát đã va vào chị Nguyễn Thị Thanh Hà đang đi bộ cùng chiều, làm chị Hà ngã ra đường và tử vong sau đó.
Bị cáo Long tại tòa
Có thể thấy rằng, nếu như việc gây tai nạn làm chết người chỉ xuất phát từ mối quan hệ vợ chồng bình thường có lẽ sự việc đã được hiểu theo một hướng khác. Còn như trong vụ án này, người bị đâm xe dẫn đến tử vong chị Nguyễn Thị Thanh Hà (SN 1974) và người chồng, bị cáo Nguyễn Gia Long lại có một cuộc sống hôn nhân đầy trắc trở. Chị Hà vốn là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình.
Trước đó, ngày 9/4/2010, chị Hà đã bị chồng đánh, tối về lại bị gây sự. Chị phải sang phòng con gái ngủ, dự định sáng hôm sau gọi cả hai gia đình nội, ngoại để nói rõ chuyện ngoại tình của chồng và xin chia tay. Theo bà Đỗ Thị Nhị (mẹ chị Hà), khoảng 9h sáng ngày 10/4, chị Hà về nhà bố mẹ, có mang theo cả quần áo. "Con gái tôi nói về lần này là vợ chồng sống ly thân luôn, dù đã cố gắng nhưng không thể chịu đựng chồng được nữa", bà Nhị kể lại.
Chứng cứ cần được xem xét
Tại bản kết luận điều tra, Long khai nhận, trước khi gây tai nạn, bản thân đang điều khiển xe máy đi tìm vợ và con trai, nhưng tại phiên tòa bị cáo một mực nói chỉ đi tìm con, chứ không có y định tìm vợ. Chị Dung (em gái chị Hà) cho biết, lúc Long đến nhà chị, có hỏi chị Hà và cháu có ở đây không. Thấy thái độ của Long tỏ ra rất bực tức, vì hiểu rõ sự việc chị Dung đã gọi điện cho chị Hà trốn đi không chồng tìm thấy lại đánh.
Bị cáo Long khai tại tòa, đi xe máy với tốc độ khoảng 30 -40km/h, vừa đi vừa nghe điện thoại. Đường làng rộng chừng 4-5m, có điện sáng, lúc đó đường vắng vẻ, khi phát hiện có người đằng trước chỉ còn cách 4-5m, nên bị cáo cuống đâm vào. Bị cáo không biết đó là vợ mình. Bác lại lời khai của bị cáo HĐXX cho rằng, việc không phát hiện ra vợ đang đi đằng trước, cùng với ly do bị hoảng loạn không nhìn thấy gì là vô lý. Việc bị cáo khai đi xe tốc độ 30 -40km/h, mà khi gây tai nạn là cú đâm rất mạnh, nạn nhân bị hất tung lên, mà cả người gây tai nạn cũng ngất đi, đó là lời khai không có căn cứ.
Trong khi bị cáo Long nói trước khi bị đâm xe, chị Hà đang đi giữa đường, lúc lại nói đang sang đường, thế nhưng cả 2 nhân chứng là anh Đỗ Văn Sảng và Nguyễn Xuân Hồng đều khẳng định, nhìn thấy chị Hà đi bên phải đường, cách mép đường chừng 1m. Hai anh này cũng cho biết, thấy Long chạy xe nhanh, tiếng máy nổ to.
Tại phiên tranh tụng, đại diện Viện kiểm sát thì cho rằng, việc truy tố bị cáo Long về hành vi "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" là đúng người, đúng tội. Đồng thời đề nghị mức án cho bị cáo từ 24 đến 30 tháng tù.
Đáp lại, bà Đỗ Thị Nhị (mẹ của nạn nhân Hà) và LS Phạm Văn Đàm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại cho rằng, việc truy tố bị cáo Long theo tội danh trên là chưa thỏa đáng với những tình tiết của vụ án. Như cuốn nhật ký ghi lại những điều bất hạnh từ cuộc sống hôn nhân cũng không được xem xét đưa vào hồ sơ vụ án. Lời khai của các nhân chứng có mặt tại hiện trường cũng chưa được xem xét.
Long khai trước lúc xảy ra tai nạn có dùng điện thoại di động số máy 0972958*** để gọi vào máy của chị Hương số máy 0912309*** nhưng chị Hương không nghe mà Tuyến (con chị Hương nghe máy và trả lời không có chị Hà ở nhà Hương). Nhưng cháu Tuyến và chị Hương lại khai: Tuyến nghe thấy chuông điện thoại gọi vào máy của chị Hương, Tuyến có nghe và chuyển lại máy cho chị Hương nói chuyện với Long nội dung nói gì thì Tuyến không biết. Là tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án, trong khi lời khai lại mâu thuẫn nhau. Trong khi đó cơ quan điều tra lại không thu giữ tang vật là chiếc điện thoại của Long, không tạm thu giữ điện thoại di động của chị Hương, để xác định các số thuê bao gọi đến trước thời điểm xảy ra vụ án. Không xác minh tại bưu điện tên thuê bao, thời điểm, thời gian, nội dung điện thoại từ máy của Long khai gọi sang máy của chị Hương.
Sau khi xem xét, HĐXX nhận định, một số tình tiết trong vụ án này cần phải được điều tra bổ sung, để làm rõ thêm, để đánh giá sự việc một cách khách quan, truy tố bị cáo đúng người, đúng tội. Do đó HĐXX đã tuyên bố tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cái chết đầy uẩn khúc của cô gái 17 tuổi Gia đình vẫn băn khoăn tìm lý do cô con gái nhảy cầu tự tử (Hình minh họa) Thời gian qua, tại Bình Dương, chuyện một nữ sinh lớp 11 bỗng dưng "nhảy cầu" tự tử đang gây xôn xao dư luận. Cái chết của cô gái có nhiều uẩn khúc. Gia đình nạn nhân đã đặt câu hỏi, phải chăng con gái...