Một vòng quanh Triều Tiên cùng ba người đào tẩu
Những người đào tẩu khỏi Triều Tiên bình luận về các bức ảnh được chụp tại quê nhà của họ trong năm nay.
Nhận xét về các nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên, Kang Jimin, người đào tẩu khỏi Triều Tiên để đến Anh năm 2005 cho biết: “Tôi vẫn nhớ họ rất đẹp thời tôi còn trẻ”. Máy giắt ở trên thắt lưng nữ cảnh sát là thiết bị điều khiển đèn giao thông từ xa, theo NK News.
“10 năm trước, điện thoại di động không phải là thứ ai cũng có thể sử dụng. Chúng có giá hơn 160 USD và phí điện thoại cũng rất đắt”, Kang nói.
“Anh có biết tại sao Bình Nhưỡng rất đẹp về đêm hay không? Đó là bởi vì các quan chức thành phố biết nên bật đèn ở đâu để đẹp nhất”, Kim Jun-Hyok, người rời Bình Nhưỡng đến Seoul vào năm 2014, nói.
“Có thời đội tuyển bóng đá nữ Triều Tiên chơi rất hay trong khu vực châu Á, nhưng có thể thấy trong bức ảnh là họ không có sự lựa chọn nào ngoài việc tập luyện trên đường nhựa hoặc trong sân trường thay vì trên sân cỏ”, Kang nhận xét.
Video đang HOT
Những người đào tẩu cho biết cưỡi ngựa là hoạt động chỉ dành cho giới thượng lưu ở Triều Tiên, một giờ cưỡi ngựa tiêu tốn khoảng hơn 100 USD.
“Khách sạn Ryugyong (tòa nhà hình mũi tên ở trung tâm bức ảnh) bị đồn là có vấn đề cấu trúc và không thể được mở cửa trừ khi toàn bộ cấu trúc được xây dựng lại”, Kang nói.
“Đây là một chiếc xe tuyên truyền lưu động”, Han Song-chol, người cũng rời Triều Tiên đến Hàn Quốc vào năm 2014, cho biết. Trong suốt mùa xuân và mùa thu, cán bộ sẽ đi khắp nước để truyền đạt thông điệp.
Phụ nữ ở Triều Tiên mang gánh nặng lớn, Han cho biết. “Họ phải làm việc nhà, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như thế này và các hoạt động xã hội khác”.
“Vì sao sinh viên đại học tại Triều Tiên phải mặc đồng phục?”, Kang đặt câu hỏi. “Không ai biết tại sao và thật là chán khi họ vẫn phải mặc đồng phục ở cấp đại học, sau bao nhiêu năm mặc thời cấp hai, cấp ba”.
Một cặp vợ chồng mới cưới chụp ảnh ở sông Taedong. Các gia đình giàu có thường chụp ảnh ở những thắng cảnh của đất nước.
Đây là khu thượng lưu của Triều Tiên, nơi các quan chức cấp cao sống. “Ngay cả khi bạn vào thăm họ hàng ở đây thì bạn cũng không thể vào mà không qua kiểm tra giấy tờ tùy thân kỹ càng”, Kang cho biết.
Phương Vũ
Ảnh: Chris Petersen-Clausen
Theo VNE
Hơn 1.400 người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc năm 2016
Người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc năm ngoái tăng 11%, bao gồm giới tinh hoa và nhân công lao động ở nước ngoài.
Cựu phó đại sứ Triều Tiên tại London, ông Thae Yong-ho trốn sang Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times
1.414 người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc trong năm ngoái, so với 1.275 người hồi năm 2015, Yonhap hôm nay dẫn số liệu sơ bộ của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Tổng số người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc cho tới cuối tháng 12/2016 là 30.208 người.
Số người đào tẩu Triều Tiên nhiều nhất trong một năm là vào 2009 khi 2.914 người trốn sang Hàn Quốc, tuy nhiên số này đã giảm từ năm 2011, thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, tăng cường kiểm soát biên giới.
Hàn Quốc cho rằng người bỏ trốn tăng cao do ông Kim Jong-un tìm cách siết chặt quyền lực và tác động của lệnh trừng phạt quốc tế.
Tháng 4/2016, nhóm 13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc. Phó đại sứ Triều Tiên tại London Thae Yong-ho đào tẩu hồi tháng 7, trở thành quan chức cấp cao nhất chạy sang Seoul.
"Nhân công Triều Tiên ở nước ngoài và giới tinh hoa trốn sang Hàn Quốc tăng trong năm ngoái", một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.
Văn Việt
Theo VNE
Người Triều Tiên xin tị nạn ở lãnh sự quán Hàn Quốc tại Hong Kong An ninh đang được thắt chặt tại lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hong Kong sau khi có thông tin một nam sinh Triều Tiên đang tìm cách xin tị nạn tại đây. Nhân viên an ninh chặn trước lối vào lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hong Kong. Ảnh:Reuters Chi tiết vụ việc hiện chưa sáng tỏ nhưng SCMP đưa tin người...