Một vòng khám phá các phố ăn chay ở Huế
Không chỉ ở các đền, chùa vào ngày rằm, mùng một, mà ngay cả ngày thường và tại các quán hàng ở Huế, du khách đều có thể thưởng thức các món ăn chay.
Có lẽ ít nơi nào trên cả nước mà các món ăn chay lại phổ biến như ở Huế. Vào những ngày lễ như rằm, mùng một, Phật đản…, du khách có dịp ghé vào một trong hàng trăm ngôi chùa ở Huế sẽ được thưởng thức cỗ chay mà nhà chùa chuẩn bị mời phật tử bốn phương đến hành hương, chiêm bái.
Cỗ chay không chỉ xuất hiện ở hầu khắp các chùa chiền mà còn có mặt ở cả các gia đình người Huế. Các món ăn chay có thể được chuẩn bị cho mâm cỗ cúng giỗ, cúng rằm, đầu tháng nhưng cũng có khi đơn giản chỉ là bữa cơm đạm bạc hàng ngày. Họ tự nấu các món chay cho gia đình và mời bạn bè để thể hiện sự quý mến cũng như tấm thiện tình.
Đồ chay ở Huế không chỉ phong phú mà còn cầu kỳ về cách bài trí. Ảnh: Foody
Với du khách đến Huế, khám phá ẩm thực chay trên các con phố ở kinh thành xưa là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Bạn sẽ khó có thể tìm thấy ở đâu mà thực đơn chay lại phong phú và hấp dẫn như ở đây, từ cơm chay, bún chay… cho đến đùi gà chay, cá chay, giò chay… So với thực đơn món mặn, đồ ăn chay không hề thua kém, mà còn được ưu ái hơn do ít chất béo mà vẫn thơm ngon, đẹp mắt.
Với nhiều món ăn chay độc đáo, các quán tên gọi Bồ Đề, Liên Hoa, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… ở bờ nam sông Hương trên đường Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ… là những địa chỉ được nhiều du khách tìm đến.
Ở đây, thực khách có thể đủ các món sơn hào hải vị từ nem công, chả phượng, giò lụa, thịt gà đến tôm hùm, cá rán… nhưng điều thú vị là tất cả đều được chế biến từ rau, củ, quả, đậu, nấm, măng khô. Dưới bàn tay khéo léo của người dân xứ Huế, chuối mật giã nhỏ trộn với bí đao hột lựu, hấp lá chuối có thể trở thành “chả lụa”, khoai lang bọc vỏ đậu xanh chiên vàng có thể thành “sườn rán”… Rất tài tình khi các món ăn chay đều có sự tương đồng từ màu sắc đến hương vị so với món mặn mà phải ăn chậm, nhai lâu với có thể phát hiện ra.
Video đang HOT
Bánh bột lọc chay ở Huế. Ảnh: beforeitsnews
Dân dã hơn, bạn có thể tìm đến các quán chay dọc bờ bắc sông Hương và vòng quanh đại nội. Tuy không cầu kỳ, bày vẽ như ở các nhà hàng nhưng các món chay ở đây vẫn rất ngon và lạ miệng, giá cả lại bình dân với bún, cháo, cơm, bánh canh, bánh bột lọc, bánh nậm…
Các món quen thuộc như bánh bèo, bánh lọc, bánh ít… với nhân chay cũng được phục vụ tại các khu chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu vào những ngày rằm, mùng một cho thực khách muốn thanh đạm dạ dày. Chỉ 5.000 – 15.000 đồng/suất mà vị nào cũng ngon, món nào cũng hấp dẫn, ăn no mà không ngán.
Nếu chịu khó đi về phía tây Huế, du khách sẽ đến với khu phố “chùa chiền”. Dọc theo các tuyến phố từ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ đến Thuỷ Xuân, quán chay mọc lên san sát. Tuy chỉ là những sạp hàng nhỏ nhưng mỗi quán ở đây vẫn bày bán hàng chục món chay khác nhau và phục vụ theo kiểu “buffet” mà giá chỉ 5.000 – 7.000 đồng/món.
Thực đơn chay phong phu để khách hàng lựa chọn. Ảnh: kenhdulichhue
Không chỉ là nơi có nhiều món ăn chay mà việc nấu đồ ăn chay ở Huế từ lâu đã trở thành nghệ thuật, không thua kém ẩm thực cung đình. Nếu có dịp đến Huế, đừng quên ghé các con phố ăn chay để thưởng thức một phần ẩm thực hết sức thú vị và cuốn hút của sông Hương.
Tiết canh, giả cầy chay giả mặn: Bệnh giả dối?
Ăn chay tốt cho sức khỏe, mang tinh thần hướng thiện nhưng nhiều người lại đua đòi, lừa dối chính mình với các món chay giả mặn.
Ngày 2/9/2020, trao đổi với Đất Việt trước tình trạng nhiều món ăn chay nhưng mang mùi vì của các món ăn mặn đang được nhiều nơi quảng cáo bán, Hòa tượng Thích Gia Thanh, thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, sự giả dối đang làm nhiều người hiểu sai về tư tưởng của Phật giáo.
Theo vị Hòa thượng này, đồ chay được chế biến từ nguyên liệu thực vật, rất tốt cho sức khỏe con người, bên cạnh đó cũng giúp cho người bỏ bớt tính tham - sân - si trong cuộc sống đời thường. Chính vì thế, hương vị của các món đồ chay luôn mang yếu tố thanh tịnh.
Mâm cỗ chay giả mặn của một gia đình cúng Rằm tháng Bảy.
Trái ngược với đó, đồ chay hiện nay được nhiều cơ sở làm theo phong cách giả mặn khi mà nguyên liệu vẫn được làm từ thực vật nhưng lại mang mùi vị của đồ ăn được làm từ động vật.
"Con người trước khi đưa thức ăn vào miệng thì xúc giác và khứu giác từ đó tác động đến tinh thần của người ăn. Khi mà đồ ăn chạy nhưng có vị tanh hôi của động vật thì nó không còn là đồ chay nữa.
Đó là sự giả dối, người làm ra sản phẩm đồ chay giả mặn đó cũng vì lợi nhuận mà làm ra, còn người ăn cũng vì sự hiếu kỳ mà lừa dối chính mình để tự nói rằng mình đang ăn chay, ăn kiêng.
Việc ăn chay giả mặn tuy chỉ là để đánh lừa cảm giác, giác quan, giúp người ta ăn ngon miệng hơn, nhưng thực chất, nó chính là sự lừa dối tâm tính của con người. Nghĩa là tuy ăn chay nhưng mắt, suy nghĩ thì vẫn hướng người ta nghĩ tới các món từ thịt. Nếu trong lòng còn nghĩ đến các món mặn như thế thì thà ăn thật còn hơn" - Hòa thượng Thích Gia Thanh bày tỏ.
Tiết canh chay từng "làm mưa làm gió" thị trường đồ chay Việt Nam.
Theo Hòa thượng Thích Gia Thanh, phải có nhu cầu thì người ta mới làm ra những món ăn chay giả mặn. Điều đó chứng tỏ, có không ít những người đang tự giả dối, huyễn hoặc chính mình về ăn chay và tu tịnh, hướng thiện.
"Cũng giống như việc nhiều người phạm tội đi lễ chùa, làm từ thiện, tài trợ các khóa lễ to lớn để quảng cáo uy tín của mình. Đạo Phật không khuyến khích điều đó, thậm chí còn cảm thấy phiền lòng bởi đó là hành động giả dối.
Tu tập trước tiên xuất phát từ chính cái tâm của mình. Dù không đi lễ chùa, không lễ lạt linh đình nhưng thường ngày chưa cần làm việc tốt, chỉ cần không làm điều trái với lương tâm, đạo lý thì đã là tu luyện.
Ăn chay cũng vậy, nếu ăn chay để tu tập thì chỉ cần những món chế biến đơn giản, không mang hơi hướng của đồ ăn mặn. Còn nhiều người ngày nay ăn với mục đích để khoe mẽ, chụp ảnh đăng mạng xã hội thì không nên. Người ta thường nói "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối..." - Hòa thượng Thích Gia Thanh bày tỏ.
Hòa thượng Thích Gia Thanh kể, nhiều lần được mời lễ Xá tội vong nhân, lễ Cầu an đầu năm một số gia đình bày biện mâm cỗ chay nhưng trên mâm cỗ đó nào là cá kho chay, nem chay, dồi - lòng chay... có mùi như những món ăn mặn.
"Nhìn mâm cỗ cúng chay đó mà bản thân người tu hành cũng phải lắc đầu, yêu cầu gia chủ phải bỏ hết những thứ đó ra khỏi bàn lễ. Nhiều gia chủ còn chống chế, mâm cỗ cúng đó cuối cùng cũng chỉ là để phục vụ người còn sống, sao cho người ăn sau khi cúng cảm thấy ngon miệng và thích thú là được" - Hòa thượng Thích Gia Thanh chia sẻ.
Ẩm thực Huế: Nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Cố đô Huế chứa đựng trong mình nhiều di sản văn hóa đặc trưng nổi bật, đặc biệt tiêu biểu là văn hóa ẩm thực Huế với trên 1.700 món ăn, bao gồm ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian, ẩm thực chay. Không gian ẩm thực chay tại Lễ hội ẩm thực chay Huế 2019. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN) Đất Huế thơ...