Mốt váy ướt được lăng xê thế nào?
Những chiếc váy ướt sũng làm lộ nội y từng được so sánh với sự chết chóc và là nguyên nhân sinh bệnh.
Những ngôi sao dẫn đầu xu hướng như Bella Hadid, Kylie Jenner bắt đầu lăng xê mẫu váy ướt, khoe vẻ gợi cảm. Nhưng xu hướng này đến từ đâu và tại sao mọi người lại muốn trông như thể họ vừa bị đẩy xuống vực?
Thực tế, phong cách này có nền tảng phong phú thông suốt lịch sử thời trang. Những chiếc váy ướt được coi là cách thể hiện sự gợi cảm và hấp dẫn nên phụ nữ sẽ bỏ qua tính thiếu thiết thực hay nguy cơ sức khỏe để đạt được hiệu quả ôm sát cơ thể, theo Crfashionbook .
Mốt từ hơn 200 năm trước
Trong khi áo nịt ngực thường được coi là xu hướng nguy hiểm nhất của thế kỷ 18, những chiếc váy ướt át cũng vậy. Váy muslin làm bằng vải mỏng như giấy từng được phụ nữ Pháp ưa chuộng. Trước khi khoác lên mình bộ váy này, họ phải ngâm mình vào nước lạnh để vải bám vào cơ thể, khoe đường cong và đồ lót.
Váy muslin ở thế kỷ 18 được so sánh với sự chết chóc. Ảnh: Marasim.
Tuy nhiên, thời tiết lạnh kết hợp với cơ thể luôn bị ướt khiến phụ nữ thời này thường xuyên mắc bệnh viêm phổi. Một số người tin rằng căn bệnh này đã dẫn đến sự bùng phát dịch cúm vào năm 1803. Do đó, vẻ ngoài ướt át không có lợi cho danh tiếng của thời trang lúc bấy giờ.
Đến những năm 1960, vẻ ngoài ướt át đã trôi theo hướng hoàn toàn khác. Nó tập trung ở tóc nam giới. Kiểu tóc chải ngược óng mượt và sáng bóng được tạo bởi các sản phẩm gel gốc dầu gắn liền với những người đàn ông sành điệu.
Phụ nữ cũng không nằm ngoài xu hướng này khi chuộng quần áo PVC. Các thiết kế có độ sáng bóng này đã được chứng minh là mặt hàng chủ lực trong những năm 1960 và 1970. Loại vải này được lựa chọn cho những người như Pierre Cardin, André Courrèges và Paco Rabanne. Mary Quant – nhà thiết kế người Anh là người tiên phong của PVC – đã tạo ra dòng sản phẩm đầu tiên bằng chất liệu này vào năm 1963, đặt tên cho nó là “bộ sưu tập ướt”.
Trong những năm 1980, John Galliano tung ra bộ sưu tập “Fallen Angels” và khởi động lại xu hướng muslin ướt đã mất vào năm 1986. Ông trực tiếp gọi các nạn nhân thời trang thế kỷ 18 là “thiên thần sa ngã”, tái tạo lại vẻ ngoài của họ với độ chân thực. Những người mẫu mặc chiếc váy dài bằng vải muslin trắng bị ướt đẫm trong nước, làm nổi bật cơ thể trần bên dưới lớp quần áo.
Bộ sưu tập “Thiên thần sa ngã” của John Galliano. Ảnh: JG.
Alexander McQueen đã tự mình tìm hiểu về vẻ ngoài ướt át vào những năm 1990, ra mắt bộ sưu tập “Untitled” – thứ ông gọi là “cơn mưa vàng”. Kết thúc buổi trình diễn, McQueen đã tạo ra một cơn mưa giả dội xuống những người mẫu mặc đồ trắng. Trong khi các thiết kế của ông không gây tranh cãi như váy ướt ở thế kỷ 18, buổi trình diễn này bị coi là rất cấm kỵ, đặc biệt là trong mắt các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Trong thời gian “trị vì” tại Gucci vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, Tom Ford đã gây chú ý với cách giải thích của mình về vẻ ngoài ướt át. Thực tế, Ford đã chuẩn bị công thức riêng để phun cho các người mẫu ở hậu trường. Tại buổi trình diễn Xuân – Hè 2001 cho Gucci, Ford nổi tiếng khi tạo ra hình ảnh Kate Moss say nắng bằng công thức bí ẩn của mình.
Người mẫu với vẻ ngoài ướt át trong các thiết kế của Alexander McQueen. Ảnh: AM.
Khi mặc váy ướt không còn sợ ướt
Trải qua nhiều mùa mốt, xu hướng mặc đồ ướt chỉ thay đổi qua những cách thiết kế khác nhau, chúng không biến mất. Tùy sự thể hiện của mỗi người, những chiếc váy ướt lại mang đến cái nhìn khác biệt.
Đến thời hiện đại, Kim Kardashian được xem như nữ hoàng của vẻ ngoài ướt át. Cô đã gây chú ý với 3 lần xuất hiện, tại VMAs, sau đó đến trang bìa tạp chí và đáng chú ý nhất là Met Gala 2019.
Kim Kardashian tại Met Gala 2019. Ảnh: Neilson Barnard.
Chiếc váy Thierry Mugler cao cấp được sản xuất đặc biệt dành cho Kim kết hợp với mái tóc và làn da ướt giúp cô được truyền thông nhắc đến nhiều nhất vào thời điểm đó. Tuy nhiên, Kim cho biết cô đã khốn khổ khi mặc thiết kế này.
Sau đó, tóc ướt được lăng xê ở mọi chương trình trao giải, video nhạc pop hay sàn diễn thời trang. Các siêu mẫu như Gigi Hadid, Kendall Jenner, Kaia Gerber cùng ngôi sao nhạc pop Miley Cyrus và Selena Gomez cũng diện chúng.
Tại sàn diễn cho Xuân – Hè 2021 ở Milan (Italy), Versace đã tổ chức show theo chủ đề dưới nước mang tên “Versacepolis”. Các người mẫu để tóc ngâm dính vào khuôn mặt, tạo vẻ thẩm mỹ tự nhiên. Các nhà thiết kế khác bao gồm Coperni, Acne Studio và Sportmax đã giới thiệu vẻ đẹp ướt át trong nhiều tuần lễ thời trang.
Tuy nhiên, xu hướng ướt được nhận xét chỉ phù hợp với sàn diễn và video ca nhạc, không được ủng hộ nếu ai đó muốn mặc ra đường. Điều này thôi thúc các tên tuổi mới tự tìm hướng đi cho mình để duy trì vẻ ngoài gợi cảm trong thời trang.
Gần đây, nhà thiết kế mới nổi Di Petsa đã tạo ra câu chuyện mới mẻ về vẻ ngoài ướt át. Trong khi xu hướng ban đầu của thế kỷ 18 chủ yếu dựa trên gốc rễ lệch lạc và thu hút ánh nhìn của nam giới, Petsa có một định nghĩa mới – tự sinh. Thay vì sử dụng những chiếc váy trắng ướt át làm biểu tượng tình dục, bộ sưu tập mới nhất “Wetness” cho phép phụ nữ nắm lấy mọi thứ – máu, mồ hôi, nước mắt, tình mẫu tử.
Các thiết kế của Di Petsa đã thu hút sự chú ý của nhiều tạp chí lẫn nhân vật công chúng, nổi tiếng nhất là Kylie Jenner và Nicki Minaj. Nhìn qua, các thiết kế chỉ đơn giản là những chiếc váy trắng nhúng trong nước. Tuy nhiên, cô cho biết quá trình làm nó rất phức tạp và không bao gồm nước thật.
Những thiết kế như bị ướt của Di Petsa được dàn sao nổi tiếng ưa chuộng. Ảnh: Vogue, Bella Hadid.
Nhờ đó, nhà thiết kế này được tung hô như người tái tạo xu hướng ướt át và khiến chúng mang tính ứng dụng cao. Sau khi phát triển kỹ thuật dệt độc đáo mô phỏng bề ngoài ướt, Petsa đã tạo ra thiết kế hoàn toàn khô và có thể mặc được.
Trong suốt lịch sử thời trang, vẻ ngoài ướt át gây nhiều tai tiếng nhưng các chuyên gia không thể phủ nhận nó chịu được thử thách của thời gian. Nếu phiên bản ở thế kỷ 18 gắn liền với cái chết, các thiết kế ướt trong thế kỷ 21 lại được minh họa cho sự tái sinh.
Quần bảo hộ ren và trang phục tennis nữ bị chê thiếu vải
Từ khi phụ nữ có thể chơi tennis như đàn ông, nhiều cuộc tranh luận về trang phục thi đấu của họ đã nổ ra.
Sự chuyên nghiệp và tinh thần thi đấu của họ hoàn toàn không thua kém các đồng nghiệp nam. Tuy nhiên, tài năng không phải thứ duy nhất công chúng quan tâm về họ. Theo New York Times, kể từ khi phụ nữ xuất hiện ở các môn thể thao mang tính cạnh tranh, họ luôn bị kiểm soát về vấn đề ăn mặc. Trang phục của họ đôi khi bị ép để giảm đi sự hấp dẫn của cơ thể. Có lúc, người ta lại muốn họ "phô" ra nhiều hơn để nam giới trả tiền đi xem. Ảnh: iStock.
Theo Time, tennis và thời trang là hai phạm trù liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong những ngày đầu, phụ nữ phải mặc những chiếc váy dài thường dùng tại các bữa tiệc ngoài trời. Có thể thấy trọng tâm trong trang phục tennis phụ nữ thời đầu nhắm nhiều đến thời trang, không phải chuyên môn. Ảnh: Reckon Talk.
Sách hướng dẫn tennis đầu những năm 1900 còn khuyên phụ nữ mặc đẹp nhất có thể trên sân. "Mọi con mắt đổ dồn vào họ. Nhiều người chẳng hiểu gì về môn thể thao này và chỉ quan tâm ngoại hình của các cô gái", The Atlantic trích lại. Ảnh: GotCeleb.
Nhiều vụ "bê bối thời trang" đã được nhắc đến suốt chiều dài lịch sử của Wimbledon. Năm 1919, Suzanne Lenglen - 20 tuổi, người Pháp - gây sốc khi ra mắt Wimbledon với bộ trang phục thiếu vải. Cô mặc áo cổ thấp, tay ngắn, váy xếp ly dài đến bắp chân còn tất được cuộn trên đầu gối một chút. Lenglen không mặc áo nịt ngực cũng như váy lót. Dù bị chỉ trích là khiếm nhã, tay vợt này vẫn vô địch giải đấu vả cả 5 giải Wimbledon tiếp theo. Ảnh: Mairie de Paris.
Tuy nhiên, scandal của Lenglen vẫn chưa gây chú ý bằng Gertrude "Gussie" Moran - tay vợt nổi tiếng người Mỹ - ở Wimbledon 1949. Cô mặc váy ngắn, khi chơi để lộ ra chiếc quần lót ren. Các nhiếp ảnh gia đã chọn những góc tốt nhất để đưa loạt ảnh đó lên báo. Suốt sự nghiệp, Moran bị gán cho biệt danh "gussy" (tạm dịch: ghê tởm) vì chiếc quần lót ren ấy. Thời điểm này, vận động viên nữ vẫn phải mặc váy dài đến đầu gối để tránh việc lộ nội y khi thi đấu. Ảnh: Independent.
Tới năm 1958, Karol Fageros bị chỉ trích ở giải French Open vì để lộ nội y vàng. Nhiều người nói đồ lót của Fageros gây mất tập trung cho đối thủ. Sự cố này khiến tay vợt người Mỹ bị cấm ở Wimbledon trong năm đó. Ảnh: Getty.
Ngay cả với thế giới tennis hiện đại, những tranh cãi xoay quanh trang phục nữ giới vẫn chưa bao giờ "nguội". Có thể lấy ví dụ từ chiếc váy babydoll được Nike tung ra năm 2016. Nó rộng rãi, thoải mái và siêu ngắn, khiến đồ lót lộ ra khi các tay vợt thi đấu. Đến năm 2018, Serena Williams lại bị chỉ trích vì mặc bộ catsuit với thắt lưng hồng. Lý do Williams mặc là cô mới trở lại sân đấu sau khi sinh con. Bộ trang phục giúp cô tránh các vấn đề đông máu. Ảnh: Si.
Tuy nhiên, nó lại bị đánh giá không phù hợp. Thậm chí, Bernard Giudicelli - chủ tịch liên đoàn tennis Pháp - còn khó chịu và nói bộ trang phục "đã đi quá xa". Ông nói kiểu ăn mặc này không tôn trọng bộ môn thể thao và điểm thi đấu. Chia sẻ trên mạng xã hội, huyền thoại Billie Jean King đã nói về vụ việc này: "Việc kiểm soát cơ thể phụ nữ cần chấm dứt". Trong khi đó, tay vợt Andy Rodick cũng gọi việc làm của liên đoàn tennis Pháp là "ngu ngốc và thiển cận". Ảnh: Cbs.
Câu chuyện săm soi trang phục phụ nữ trong giới tennis khiến những người ủng hộ nữ quyền phẫn nộ. Tại US Open 2018, Alize Cornet - tay vợt chuyên nghiệp người Pháp - bị cảnh cáo vì thay chiếc áo mặc ngược ngay trên sân. Bên trong, Cornet vẫn mặc áo lót thể thao màu đen. Tuy nhiên, khi các tay vợt nam làm điều tương tự, không ai ý kiến gì. Ảnh: Sky News.
Không chỉ về trang phục, sự bất bình đẳng nam nữ trong tennis còn biểu hiện rõ ở những bình luận khiếm nhã. Người đưa ra những phát ngôn này lại chính là các phát thanh viên. Năm 2013, sau khi chiến thắng ở Wimbledon, tay vợt Marion Bartoli bị người dẫn chương trình nhận xét "sẽ không bao giờ thành một phụ nữ đẹp". Hay trường hợp của Eugenie Bouchard tại Australian Open năm 2015. Cô bị phát thanh viên Ian Cohen yêu cầu "xoay một vòng cho khán giả xem". Điều này khiến Bouchard ôm mặt xấu hổ. Ảnh: T star.
Sohinee - cây viết của The Bridge - chỉ ra các tay vợt nữ đang bị nhìn nhận dưới hình ảnh "phụ nữ" hơn là vận động viên. Kể cả với Serena Williams hay Sania Mirza, những nhà vô địch Grand Slam, vô số tìm kiếm trên Google cho ra các gợi ý liên quan đến hình thể, quần áo hay cuộc sống... của họ. Ảnh: ABP.
Phong trào nữ quyền và những cuộc đấu tranh suốt chiều dài lịch sử cũng giúp các tay vợt nữ được nhìn nhận đúng đắn hơn. Họ được tham gia các sự kiện lớn, trả lương ngang bằng hay thậm chí cao hơn đồng nghiệp nam. Tuy nhiên, những định kiến hay tiêu chuẩn kép về thứ họ mặc vẫn còn tồn tại và gây tranh cãi liên tục. Ảnh: Npr.
Phụ nữ 40, 50 tuổi mặc hãy nhớ 'bốn mặc và bốn không mặc', nhìn trẻ hơn mà vẫn thanh lịch và nữ tính Phụ nữ 40, 50 tuổi tính tình điềm đạm hơn, người bớt xanh xao, quyến rũ hơn bởi chúng ta cũng có một nền tảng kinh tế nhất định, và cũng cẩn thận hơn trong việc ăn mặc, tránh làm quá. Không cố tình giả vờ dịu dàng, đứng đắn và đơn giản, thanh lịch và nữ tính là OK. Mùa hè này,...