Một vài động tác yoga giúp trị bệnh hiệu quả
Hãy thử một số tư thế yoga giúp trị bệnh, giảm đau và khôi phục sự cân bằng cho cơ thể của bạn như dưới đây nhé.
Hầu hết mọi người thích tập Yoga vì họ muốn có được một thân hình hoàn hảo với cánh tay thon gọn, cơ bụng săn chắc, vòng ba căng tròn. Cũng không phải mất quá lâu để bạn có thể nhận ra rằng yoga có thể khiến bạn cảm thấy những thay đổi từ bên trong: luôn luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
Ngoài ra, còn có nhiều tư thế Yoga có thể giúp bạn giảm các vấn đề về tiêu hoá, giúp ngăn ngừa chứng nặng đầu và thâm chí giúp bạn cảm thấy thoải mái khi đi bộ trên những đôi giày cao gót. Hãy thử một số tư thế Yoga giúp trị bệnh, giảm đau và khôi phục sự cân bằng cho cơ thể của bạn như dưới đây nhé:
1. Cảm giác nôn nao do say rượu
Có đôi khi bạn “quá chén” cùng với bạn bè hay “giải sầu” trong những ngày “đen đủi”, hãy sẵn sàng để giải rượu cùng với tư thế Lunge Twist. Lunge Twist sẽ đánh tan cảm giác nôn nao của bạn.
Tư thế Lunge Twist:
- Bước chân phải về phía trước sao cho đầu gối phải và mắt cá chân phải tạo thành đường vuông góc với sàn nhà và chân trái duỗi thẳng.
- Đưa hai tay lên trước ngực theo tư thế cầu nguyện.
- Giữ chân trụ thăng bằng, xoay người sang bên phải, nâng khuỷu tay phải lên trên và đưa khuỷu tay trái hướng ra ngoài đầu gối phải.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 đến 10 nhịp thở sau đó lặp lại với bên kia
2. Đau chân do đi giày cao gót
- Giày cao gót luôn luôn là nỗi ám ảnh của tôi bởi vì tôi không có một đôi chân dài hay một chiều cao lý tưởng. Kể từ khi khám phá ra đôi giày cao gót, đôi chân tôi nhìn trông có vẻ “chuẩn” hơn nhưng thỉnh thoảng tôi lại cảm thấy những cơn đau ở hai bàn chân. Áp dụng tư thế “Standing Forward Fold with Crossed Legs” sẽ làm giảm những cơn đau cho các khối cơ phải làm việc quá sức này.
Tư thế Standing Forward Fold with Crossed Legs:
- Bắt đầu với tư thế các đầu ngón tay chạm xuống sàn.
- Vắt chéo chân trái vào chân phải sao cho hai ngón chân út chạm nhau và 2 bàn chân đặt sát xuống sàn.
- Đầu gối phải sẽ cong dần trong khi chân trái duỗi thẳng.
- Giữ nguyên và bắt đầu gập người về phía trước, thư giãn cổ và nhìn xuống dưới.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở.
3. Đau đầu
Video đang HOT
Thật khó để có thể duy trì cảm giác vui vẻ khi bạn bị đau đầu. Tuy nhiên, Yoga có thể làm nên điều kỳ diệu khi ngăn chặn chứng đau nửa đầu của bạn. Một nghiên cứu cho thấy rằng, thậm chí nó còn có thể giúp ngăn ngừa các nguy cơ mắc căn bệnh này trong tương lai. Hãy thực hành tư thế Seated Forward Fold để làm dịu đi những cơn đau đầu của bạn.
Tư thế Seated Forward Fold:
- Bắt đầu với tư thế ngồi duỗi thẳng hai chân ra phía trước.
- Cố định hông xuống sàn và nâng ngực lên. Giữ cho cột sống của bạn thật thẳng và vươn về phía trước để tay chạm vào cạnh của bàn chân.
- Hít vào và mở rộng lồng ngực.
- Thở ra, giữ lưng thẳng và gập người sát vào hai chân.
- Thư giãn cổ và vai. Ép đùi của bạn xuống và giữ bàn chân cong lên. Giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở.
- Bạn có thể tựa đầu trên một khối vuông Yoga để hỗ trợ thêm.
4. Đau lưng
Đây là một điều mà các học viên của môn Yoga hay phàn nàn nhất. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 của Mỹ cho thấy rằng tỷ lệ những người trưởng thành bị đau lưng sau khi tập Yoga trong vòng 12 tuần đã giảm từ 6,7% xuống còn 4,4% trong khi đó tỷ lệ ở những người không tập Yoga chỉ giảm từ 7,5% đến 7,1%. Với tư thế Reclined Big-Toe có thể giúp tăng cường sự dẻo dai, tính linh hoạt và làm giảm các triệu chứng đau lưng.
Tư thế Reclined Big-Toe:
- Bắt đầu bằng việc nằm ngửa
- Giữ chân trái của bạn trên sàn và gập đầu gối phải, duỗi thẳng chân phải hướng lên trần nhà, giữ cho bàn chân cao hơn phần hông của bạn.
- Thư giãn vai phải trên sàn nhà và kéo căng xương chậu về phía trước. Ép đùi trái xuống sàn. Quay các ngón cái chân phải ra ngoài để mở rộng vùng hông phải.
- Đặt tay trí lên hông trái để trợ giúp. Xoay hông phải và nhìn qua vai trái. Đưa chân phải vào giữa. Dùng tay trái giữ cạnh ngoài của bàn chân phải và hạ dần tay phải xuống nền nhà cùng với vai phải.
- Nghiêng chân phải sang bên trái, giữ chân lơ lửng theo thế vặn người. Để hai vai nằm sát xuống sàn. Đưa chân phải vào giữa và giữ bắp chân hoặc bàn chân bằng cả hai tay.
- Thư giãn cả hai vai trong khi từ từ đưa chân về phía bạn. Giữ đầu trên sàn nhà và chân phải càng thẳng càng tốt.
- Giữ nguyên tư thế từ 5 đến 10 nhịp thở sau đó lặp lại với bên kia.
5. Hội chứng nghẽn rãnh cổ tay
Tình trạng này gây nhói, tê, đau ở bàn tay và cổ tay. Nguyên nhân thường là do người bệnh dành quá nhiều thời gian trên bàn phím máy tính. Điều này là khó tránh khỏi vì ngày nay, có rất nhiều người trong chúng ta sử dụng máy tính nhất là với những ai “nghiện facebook”. Tư thế Cow Face có thể giúp chúng ta cải thiện tình hình này.
Tư thế Cow Face:
- Bắt đầu bằng tư thế ngồi hai đầu gối gập và hai bàn chân áp sát xuống sàn.
- Kéo chân phải dưới đầu gối trái và đặt bên cạnh hông trái của bạn.
- Đặt chân trái lên chân phải và đặt bàn chân trái cạnh hông phải.
- Cố gắng để hai đầu gối đặt chồng lên nhau.
- Đưa tay phải lên và hạ tay trái xuống, gập 2 khuỷu tay, di chuyển tay phải dọc theo cột sống cho đến khi hai tay có thể nắm vào nhau ở phía sau lưng bạn.
- Hãy sử dụng một sợi dây nếu như hai tay không với được nhau.
- Giữ trong vòng từ 5-10 nhịp thở và đổi bên.
6. Các vấn đề về tiêu hoá
Bạn có thể bị đau bụng nếu chẳng may ăn phải thứ gì đó lạ hay đã bị hỏng. Với các động tác vặn người có khả năng kích thích tiêu hóa, tư thế Reclined Twist sẽ nhẹ nhàng mát xa các cơ quan bên trong cơ thể bạn.
Tư thế Reclined Twist:
- Nằm ngửa. Dang rộng hai tay. Hơi di chuyển hông về bên phải.
- Co đầu gối phải lên ngực và để nó ngả về bên trái.
- Giữ nguyên trong 5-10 nhịp thở.
- Mỗi lần hít vào, căng xương sống từ đỉnh đầu đến xương cụt và mỗi lần thở ra thì vặn người sâu hơn. Đổi bên.
Theo VNE
4 cách "trị bệnh" phản tác dụng bạn không nên tự làm ở nhà
Tự "trị bệnh" trước khi đến bệnh viện hoặc đi khám cũng là cách tốt nhưng với điều kiện sơ cứu đúng cách. Còn nếu làm sai cách sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm.
Khi gặp rắc rối về sức khỏe, nhiều người cho rằng đó là điều đơn giản, có thể tự xử lý tại nhà, ví dụ như nặn mụn trứng cá, bôi kem đánh răng vào vết mụn, bôi bơ vào vết bỏng... Cho dù hầu hết mọi người đều cho rằng khi có bệnh thì phải tới gặp bác sĩ để khám chữa nhưng có nhiều người trong số đó tin rằng làm một vài biện pháp sơ cứu trước khi đến bệnh viện sẽ không ảnh hưởng gì.
Thực tế, tự "trị bệnh" trước khi đến bệnh viện hoặc đi khám cũng là cách tốt nhưng với điều kiện sơ cứu đúng cách. Còn nếu làm sai cách sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm.
Dưới đây là một số cách "trị bệnh" có hại cho sức khỏe mà bạn không nên tự ý làm cho mình hay người khác.
1. Ngoáy tai khi tai bị kích thích
Khi thấy khó chịu, đau hoặc ngứa trong tai, rất nhiều người dùng tăm bông để ngoáy tai cho dễ chịu hơn và hi vọng có thể lấy được "vật thể lạ" ra khỏi tai nếu chẳng may chúng chui vào trong đó.
Khi ngoáy tai có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không thể giúp loại bỏ nguyên nhân khiến bạn bị kích thích trong tai, đặc biệt nếu đó là do vật thể lạ hoặc viêm nhiễm gây ra. Bằng cách ngoáy tai, có thể bạn sẽ vô tình làm cho vật thể lạ di chuyển sâu vào trong tai gây tắc nghẽn hoặc khiến cho tình trạng nhiễm trùng tai nặng thêm, dẫn đến suy giảm thính lực hoặc điếc.
Bạn có thể nhỏ một vài giọt nước thuốc nhỏ tai vào để cho dị vật mềm và có thể trôi ra ngoài tự nhiên, sau đó đi khám càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
2. Sử dụng kem đánh răng chữa mụn trứng cá
Bạn nghĩ rằng kem đánh răng có vị mát và bạc hà nên có thể giúp giảm viêm ởmụn trứng cá. Chính vì vậy, bạn thường xuyên dùng kem đánh răng để chấm lên mụn.
Đây chính là một sai lầm phổ biến của rất nhiều người. Mặc dù kem đánh răng có vị mát nhưng nếu bôi lên vùng da hở bị tổn thương như mụn trứng cá thì có thể dẫn đến kích ứng da, tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn. Thay vì dùng kem đánh răng, bạn có thể bôi nghệ vì trong nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm.
Ảnh minh họa
3. Sử dụng nước súc miệng cho hơi thở thơm tho
Khi hơi thở của bạn có mùi khó chịu, ngay lập tức bạn vội vàng dùng nước súc miệng để cải thiện tình hình. Nhưng cách làm này có thể gây ra tác dụng ngược lại.
Thành phần chính của nước súc miệng là cồn nên nếu nếu bạn liên tục súc miệng sẽ làm khô miệng. Khô miệng chính là một trong những nguyên nhân làm cho các vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều hơn. Từ đó, mùi hôi miệng của bạn càng kinh khủng hơn. Một giải pháp tốt hơn cho bạn là vệ sinh lưỡi thật sạch để tiêu diệt vi khuẩn và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Ảnh minh họa
4. Bôi bơ lên vết bỏng
Có rất nhiều cách sơ cứu vết bỏng được mọi người truyền nhau, trong đó có cả biện pháp bôi bơ lên vết bỏng để chữa lành nhanh hơn. Sự thật là ngược lại. Nếu vết bỏng sâu, bạn bôi một lớp bơ lên trên thì rất có thể dẫn đến nhiễm trùng vì làn da vùng này đã không còn khả năng "bảo vệ", hơn nữa, bơ lại không có đặc tínhkhử trùng. Do vậy, việc này có thể thực sự làm trầm trọng thêm tình hình.
Để sơ cứu vết bỏng, bạn có thể cho vùng bị bỏng vào nước mát để giảm nhiệt. Tuy nhiên, tránh cho vào nước quá lạnh và trong thời gian quá lâu để vết thương không bị nặng hơn.
Theo VNE
Trị tiểu đường bằng me rừng Theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm... Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae) Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, mận rừng, dư cam tử,...