Một tuần công chiếu Cô Ba Sài Gòn trên đất Mỹ
Từ 19-25/10, tại cụm rạp Regency Theatres Westminster 10 (Goldenwest and Westminster) của Mỹ sẽ công chiếu bộ phim Việt Nam Cô Ba Sài Gòn.
Buổi công chiếu đầu tiên đã có sự xuất hiện của gần 200 nghệ sĩ là người Việt đang sinh sống và làm việc tại ngoại quốc. Bên cạnh đó, nhiều kênh truyền hình địa phương cũng đến ghi nhận thông tin và ủng hộ ekip làm phim. Điều đặc biệt tại buổi công chiếu lần này khán giả còn được chiêm ngưỡng các mẫu áo dài.
Cô Ba Sài Gòn do Trần Bửu Lộc – Kay Nguyễn đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của NSND Hồng Vân, Diễm My, Ngô Thanh Vân, Diễm My 9X, S.T 365…. Khi bộ phim ra mắt khán giả đã tạo nên một trào lưu áo dài cô Ba với vải nhiều họa tiết.
Trước đó, tại Cánh diều vàng 2017 bộ phim đã được trao giải vàng và được lựa chọn là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự giải thưởng Oscar 2019.
Cô Ba Sài Gòn là bộ phim có sử dụng yếu tố li kỳ, giả tưởng nhưng lại để giải quyết một câu chuyện của đời sống, của con người với niềm tự hào của dòng họ mấy đời may áo dài. Nhân vật chính là cô Ba Như Ý ( Ninh Dương Lan Ngọc), con gái của bà chủ hiệu may tiếng tăm nhất đất Sài Gòn Thanh Mai nhưng căm ghét nghề may áo dài gia truyền của gia đình, chỉ thích may Tây phục. Bỗng nhiên vì sự kỳ diệu đã khiến cô có mặt ở tương lai mấy chục năm sau và bắt gặp chính mình. Nhưng hình ảnh của mình ở tương lai lại là kẻ thất bại, già nua, nghiện ngập, gia sản tan tành. Để sửa chữa những sai lầm cô Ba đã quyết tâm thay đổi, chinh phục áo dài và gặt hái được thành công, giúp cho nghề may áo dài gia truyền của gia đình được tiếp nối.
Được biết, sau khi Cô Ba Sài Gòn công chiếu trên đất Mỹ sẽ trở về tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2018.
Theo toquoc.vn
Cánh diều vàng 2017: Phim truyền hình thoả đáng nhưng điện ảnh chưa thuyết phục
Là 2 tác phẩm trên tầm so với mặt bằng và được kỳ vọng lên ngôi ở 2 hạng mục Truyền hình và Điện ảnh, nhưng "Thương nhớ ở ai" và "Đảo của dân ngụ cư" nhận 2 kết cục khác nhau tại lễ trao giải Cánh diều vàng tối ngày 15.04.
Ở khu vực giải thưởng dành cho phim truyền hình, bộ phim Thương nhớ ở ai của đạo diễn kỳ cựu Lưu Trọng Ninh chiến thắng giòn giã với 4 chiếc cúp. Ngoài giải Phim hay nhất, phim còn mang về giải Đạo diễn xuất sắc nhất (cho Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh), giải Quay phim xuất sắc nhất (cho NSƯT Hoàng Tích Thiện) và giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (cho Jimmy Khánh). Đó là một sự tưởng thưởng rất xứng đáng cho tài năng và tâm sức của ekip, mà theo như lời đạo diễn chia sẻ lúc lên nhận giải tối qua là "đoàn phim đã phải đi tới 7 tỉnh, thành để ghi hình".
Đạo diễn Thương nhớ ở ai nhận giải thưởng lớn.
Trong khi đó, ở lãnh địa dành cho các bộ phim chiếu rạp, tác phẩm xuất sắc nhất đã không có được sự ghi nhận tương tự. Bộ phim đầu tay Đảo của dân ngụ cưcủa Hồng Ánh chỉ được BGK trao giải Bằng khen, thua cuộc trước một tác phẩm đơn giản hơn khá nhiều là Cô Ba Sài Gòn (đạo diễn Kay Nguyễn - Trần Bửu Lộc) và thậm chí xếp sau 2 bộ phim giải trí đơn thuần là Em chưa 18 (đạo diễn Lê Thanh Sơn) và Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh).
Phim chỉ được trao giải cá nhân ở 2 hạng mục quá nổi bật, vốn không có đối thủ là giải Quay phim (dành cho tay máy Lý Thái Dũng) và Nam phụ (dành cho Nhan Phúc Vinh). Lý Thái Dũng, không phải nói nhiều, chính là nhà quay phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt trong 20 năm qua. Việc năm ngoái anh bị tuột giải này (cho Cha cõng con) tại Cánh diều là một cú sốc lớn với những người am hiểu nhiếp ảnh và quay phim. Và năm nay, anh đã được đền bù xứng đáng.
Nhan Phúc Vinh, như đã nhận định ở bài trước, đã có một màn diễn xuất sắc thể hiện một nhân vật quá hay. Việc Vinh dành giải là điều biết trước, nhưng đáng lẽ anh phải được ghi nhận với giải Nam chính thì hợp lý hơn. Vì vai của anh vừa độc đáo vừa sâu sắc so với vai diễn của Kiều Minh Tuấn trong Em chưa 18.
Nhan Phúc Vinh tại lễ trao giải.
Sẽ là hợp lý và lý tưởng hơn, khi "đôn" vai Miên của Nhan Phúc Vinh lên vai chính và dành cho anh giải Nam chính xuất sắc. Còn vai Nam phụ dành cho NSƯT Lê Bình trong Có căn nhà nằm nghe nắng mưa (đạo diễn Mai Thế Hiệp - Bình Nguyên) hoặc NSƯT Trung Dân trong Ngày mai Mai cưới (đạo diễn Nguyễn Tấn Phước).
Giải Biên kịch cho Kay Nguyễn (Cô Ba Sài Gòn) tạm chấp nhận được, dù nó chỉ ngang bằng với kịch bản Em chưa 18 (về ý tưởng sáng tạo, cách thức triển khai câu chuyện) và thua một bậc về độ sâu sắc so với Đảo của dân ngụ cư.
Kay Nguyễn nhận giải Biên kịch cho Cô Ba Sài Gòn.
Trong khi đó, giải Đạo diễn dành cho Lê Thanh Sơn cũng là một tiếc nuối rất lớn cho Hồng Ánh. Vị đạo diễn Em chưa 18 có công chỉ đạo diễn xuất tốt, điều Hồng Ánh làm không kém nếu không muốn nói là tốt hơn. Nhưng đạo diễn Lê Thanh Sơn thua Hồng Ánh ở việc xây dựng ngôn ngữ điện ảnh cho tác phẩm, khi Em chưa 18 chỉ là kể chuyện đơn thuần còn Đảo của dân ngụ cư là sự kết hợp nhuần nhị quay phim, âm nhạc, âm thanh... như những ngôn ngữ biểu đạt "vẽ" nên nhân vật, tình huống.
Video đang HOT
Đạo diễn Lê Thanh Sơn nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất.
Giải Âm nhạc cũng là một hạng mục đáng nói. Đức Trí trong Dạ cổ hoài lang (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) cũng là một trong những phim có âm nhạc tốt kỳ này, bên cạnh nhạc phim Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh). Nhưng, những ca khúc có phần dễ nghe ấy khi đặt bên cạnh phần nhạc không lời chất chứa của nhạc sĩ tài năng Nguyễn Mạnh Duy Linh trong Đảo của dân ngụ cưthì "trẻ con" hơn hẳn.
Hai giải dành cho diễn viên nữ cũng không mấy thuyết phục. Nhã Phương có khả năng diễn xuất, nhưng nhân vật của cô không hay so với nhiều vai diễn thú vị hơn mà diễn xuất cũng không kém như Diệu Nhi (Ngày mai Mai cưới), NSƯT Kim Xuân (Có căn nhà nằm nghe nắng mưa), Minh Hằng (Sắc đẹp ngàn cân), Ninh Dương Lan Ngọc (Cô Ba Sài Gòn) hay Kaity Nguyễn (Em chưa 18).
Nhã Phương nghẹn ngào nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc.
Trong khi đó, Midu có màn thể hiện dễ dàng (chỉ "vác" vẻ ngây thơ của cô ngoài đời) vai Tuyết Mai vốn quá đơn giản. Giải Nữ phụ cho cô không chính xác, khi cô thậm chí chưa so được với Kiều Trinh (Có căn nhà nằm nghe nắng mưa), Cát Phượng (Ngày mai Mai cưới) hay Hồng Vân (Cô Ba Sài Gòn) chứ chưa nói đến vai diễn ám ảnh của Ngọc Hiệp (Đảo của dân ngụ cư).
Nhan Phúc Vinh và Midu nhận giải Nam nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Giải thưởng Cánh diều vàng 2017 đã khép lại, dẫu cho vẫn có nhiều điều chưa được giới chuyên môn và khán giả hài lòng, thế nhưng nhìn chung thì đây vẫn là một đêm trao giải khá ổn nhất so với những năm trước đây, khi không có nhiều phát sinh sai sót bất ngờ trên sân khấu. Hy vọng rằng năm sau, Cánh diều sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa, vinh danh những cái tên xứng đáng trong lĩnh vực phim ảnh Việt Nam.
A. Hạng mục phim truyền hình:
1. Nữ diễn viên nữ phụ xuất sắc:
- Thanh Hương (vai Hương - Người phán xử)
- Thanh Vy (vai bà Tư Mai - Lẩn khuất một tên người)
2. Nam diễn viên phụ xuất sắc:
- Jimmi Khánh (vai Đột - Thương nhớ ở ai)
- NSUT Trung Anh (vai Lương Bổng - Người phán xử)
- Đinh Mạnh Phúc (vai Sáu Thái - Lẩn khuất một tên người)
3. Nữ diễn viên chính xuất sắc:
- Phương Oanh (vai Sùng Thị Súa - Lặng yên dưới vực sâu)
- Xuân Văn (vai Di - Lẩn khuất một tên người)
3. Nam diễn viên chính xuất sắc:
- Quốc Cường (vai Tâm Xe Ôm - Sống trong bóng đêm)
- Trương Minh Quốc Thái (vai Dương - Tử thi lên tiếng)
4. Quay phim xuất sắc: NSUT Hoàng Tích Thiện (Thương nhớ ở ai)
5. Đạo diễn xuất sắc: NSUT Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh (Thương nhớ ở ai)
6. Biên kịch truyền hình: Lê Anh Thúy (Tử thi lên tiếng)
7. Phim xuất sắc
- Tử thi lên tiếng (đạo diễn Dũng Nghệ)
- Thương nhớ ở ai (đạo diễn NSUT Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh)
- Lặng yên dưới vực sâu (đạo diễn Đào Duy Phúc)
- Sống trong bóng đêm (đạo diễn Nguyễn Phương Điền)
B. Hạng mục phim ngắn:
- Câu chuyện về ông tời (đạo diễn Trương Minh Nhựt) - Cánh diều bạc
- Vô diện (đạo diễn Nguyễn Phan Thảo Đan) - Cánh diều vàng
- Lẫn (đạo diễn Nguyễn Ngọc Mai) - Cánh diều bạc
- Buông (đạo diễn Trần Minh Ngân - Bùi Ngọc Anh Quân) - Cánh diều bạc
C. Hạng mục phim điện ảnh:
1. Diễn viên trẻ triển vọng: Bé Hà Mi (vai Tiểu Ly - Cô gái đến từ hôm qua)
2. Nhạc phim xuất sắc: Đức Trí (Dạ cổ hoài lang)
3. Âm thanh xuất sắc: Võ Trung Nhân - Nguyễn Trọng Thanh (Ngày mai mai cưới)
4. Biên kịch xuất sắc: Kay Nguyễn (Cô Ba Sài Gòn)
5. Nữ diễn viên phụ xuất sắc:
- Ngọc Hiệp (vai Xiếm Hoa - Đảo của dân ngụ cư)
- Midu (vai Mợ Tuyết Mai - Mẹ chồng)
6. Nam diễn viên phụ xuất sắc
- Trung Dân (vai Tư Cào - Ngày mai Mai cưới)
- Nhan Phúc Vinh (vai Miên - Đảo của dân ngụ cư)
7. Quay phim xuất sắc: NSND Lý Thái Dũng (Đảo của dân ngụ cư)
8. Thiết kế mỹ thuật xuất sắc: Họa sĩ Trịnh Thiên Thanh (Yêu đi đừng sợ)
9. Đạo diễn xuất sắc: Lê Thanh Sơn (Em chưa 18)
10. Nữ diễn viên chính xuất sắc:
- Nhã Phương (vai Phương - Yêu đi đừng sợ)
- Kaity Nguyễn (vai Linh Đan - Em chưa 18)
11. Nam diễn viên chính xuất sắc:
- Ngô Kiến Huy (vai Tùng - Yêu đi đừng sợ)
- Kiều Minh Tuấn (vai Hoàng - Em chưa 18)
12. Phim xuất sắc nhất:
- Em chưa 18 (đạo diễn Lê Thanh Sơn) - Cánh diều bạc
- Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh) - Cánh diều bạc
- Cô Ba Sài Gòn (đạo diễn Trần Bửu Lộc - Kay Nguyễn) - Cánh diều vàng
- Dạ cổ hoài lang (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) - Bằng khen
- Mẹ chồng (đạo diễn Lý Minh Thắng) - Bằng khen
- Đảo của dân ngụ cư (đạo diễn Hồng Ánh) - Bằng khen
Theo Saostar
"Cô Ba Sài Gòn" dự sơ tuyển giải Oscar 2019 Nhận thư mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ - AMPAS, mời các nước gửi phim tham dự vòng sơ tuyển giải thưởng Oscar lần thứ 91 dành cho "Phim nói tiếng nước ngoài", Hội đồng tuyển chọn phim Viêt Nam tham dư Oscar của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy làm Chủ tịch Hội đồng đã...