Một tuần bắt 2 vụ buôn bán trẻ sơ sinh
Qua điều tra cho thấy, thời gian qua, một số đối tượng là phụ nữ có thời gian sang Trung Quốc cư trú làm ăn và lấy chồng.
Đã nhập cảnh trái phép về Việt Nam với lý do thăm người thân, du lịch sau đó móc nối với một số đối tượng ở các tỉnh để tìm kiếm các trẻ sơ sinh mua bán rồi đưa sang Trung Quốc.
Đồn BPCK Chi Ma bàn giao cháu bé sơ sinh bị Liễu mang sang Trung Quốc bán cho Trung tâm BTXH tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Vy Thượng
Thực hiện kế hoạch đấu tranh Chuyên án 113T của Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn về việc đấu tranh với đường dây mua bán người dưới 16 tuổi, lúc 6h20 ngày 8/8, tại đường mòn lên biên giới, khu vực mốc 1227 (cách đường biên giới về phía Việt Nam khoảng 70m) thuộc địa phận thôn Quân Phát, xã Yên Khoái, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Lạng Sơn đã chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chi Ma mật phục, bắt quả tang 1 đối tượng mua bán trẻ sơ sinh.
Đối tượng là Nguyễn Thị Bích Liễu (SN 1983, quê quán tại Bình Đức 6, Bình Đức, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang). Hiện Liễu lấy chồng Trung Quốc và cư trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Sau đó, Liễu về Việt Nam móc nối, mua bán trẻ sơ sinh. Khi bị bắt trên tay Liễu đang bế theo 1 bé trai sơ sinh mới sinh được vài ngày.
Liễu khai nhận, do có thỏa thuận trước, ngày 1/8/2019, Liễu nhập cảnh trái phép về Việt Nam đến TP Hồ Chí Minh gặp một số đối tượng là phụ nữ ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để nhận 1 bé trai vừa chào đời trước đó vài giờ.
Liễu đã đưa cho các đối tượng này 30 triệu đồng với lý do bồi dưỡng. Sau hành trình dài đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Bắc, đến ngày 7/8, Liễu đưa bé sơ sinh đến Lạng Sơn. Khi đang trên đường mang cháu bé sơ sinh qua khu vực đường mòn biên giới thì bị lực lượng BĐBP bắt giữ.
Liễu khai không biết mẹ đẻ của cháu bé là ai, ở đâu và thừa nhận nếu đưa cháu bé sang Trung Quốc trót lọt rồi giao cho một người đàn ông Trung Quốc thì thị sẽ được nhận số tiền 50 triệu đồng tiền công chăm sóc và đưa đón.
BĐBP Lạng Sơn đã hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với nạn nhân, cháu bé sơ sinh đã được Đồn BPCK Chi Ma bàn giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Lạng Sơn chăm sóc.
Trước đó, vào ngày 4/8, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Lạng Sơn đã chủ trì, phối hợp với Đồn BPCK quốc tế Hữu Nghị tổ chức phá thành công Chuyên án 112T, bắt giữ 1 đối tượng có hành vi mua bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc.
Lúc 8 giờ, ngày 4/8, tại phía Tây mốc 1107, thuộc khu Nam Quan, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Lực lượng phối hợp phát hiện, bắt quả tang đối tượng Lò Thị Nguyệt (SN 1998, trú tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đang bế theo một trẻ sơ sinh tìm đường vượt biên sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Đối tượng Lò Thị Nguyệt tại Đồn BPCK quốc tế Hữu Nghị. Ảnh Vy Thượng
Lò Thị Nguyệt khai nhận được một người thông tin qua điện thoại, lên Lạng Sơn liên lạc với mẹ cháu bé trai mới sinh là Thái Thị T. (SN 1995, có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) để nhận cháu bé sơ sinh mới được 7 ngày tuổi và một số giấy tờ liên quan tại một nhà nghỉ trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, sau đó xuất cảnh trái phép đưa cháu bé sang tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc giao cho một người Trung Quốc. Nếu vụ việc trót lọt, Nguyệt sẽ được nhận 15 triệu đồng tiền công.
Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn
Thời gian qua, việc mua bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc mở rộng đến nhiều địa phương, với số lượng lớn. Ngoài mua trẻ sơ sinh, các đối tượng tìm đến các gia đình có phụ nữ đang có thai sắp sinh (mang thai 6-8 tháng) ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số để dụ dỗ đưa sang Trung Quốc sinh con rồi bán con lại cho người Trung Quốc (còn gọi là mua bán bào thai).
Tính đến tháng 11/2018, huyện Kỳ Sơn có 25 trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai sang Trung Quốc đẻ; trong số đó lực lượng Công an đã xác minh làm rõ 06 trường hợp sau khi sinh con đã bán lại bên Trung Quốc (mỗi trường hợp từ 80 đến 140 triệu đồng); các trường hợp còn lại do thường xuyên vắng mặt tại địa phương nên chưa thể xác minh, làm rõ được.
Vì vậy, ngày 9/1/2019, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Văn bản số 213/UBND-NC về việc tăng cường công tác phòng, chống mua bán người, mua bán bào thai trên địa bàn.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2016 đến hết tháng 6/2019, trên cả nước đã phát hiện hơn 1.000 vụ mua bán người với gần 1.500 đối tượng mua bán, đã lừa bán hơn 2.600 nạn nhân. Đáng chú ý, trong đó có 892 vụ mua bán người sang Trung Quốc (chiếm 84,2% tổng số vụ) với 1.187 đối tượng tham gia, đã lừa bán 2.319 nạn nhân. Các địa phương phát hiện mua bán người nhiều nhất là các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc như Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Quảng Ninh…
Trước tình hình đó, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường các biện pháp ngăn chặn, đấu tranh, bắt giữ. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phòng, chống mua bán người sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng vùng miền, tập trung vào nhóm nguy cơ cao…
Lam Hạnh
Theo baophapluat
Giải mã ngôn ngữ cơ thể của bé yêu để hiểu con hơn
Trẻ sơ sinh chỉ có thể thể hiện mong muốn của bản thân thông qua ngôn ngữ cơ thể. Do đó, bố mẹ có thể dựa vào những hành động của con để xử lý kịp thời mong muốn của trẻ.
Đá chân
Trẻ đá chân có thể thể là tín hiệu cho thấy bé đang rất phấn khích và vui vẻ (Ảnh minh họa)
Đây có thể là do bé đang khá phấn khích và hạnh phúc với một điều gì đó, đá chân là cách để bé thể hiện điều này. Đa số các bé thường hay đá chân trong bồn tắm hoặc khi bạn chơi với bé.
Tuy nhiên, nếu bé tỏ ra cáu kỉnh và khóc trong khi đá chân, đó có thể là dấu hiệu con đang thấy khó chịu. Tốt hơn hết là mẹ nên chú ý xem bé có bị đầy hơi hay không, có cần phải thay tã hay không để kịp thời giải quyết sự khó chịu cho trẻ.
Uốn cong lưng
Đa phần trẻ nhỏ có xu hướng cong lưng để phản ứng lại với các cơn đau như: trào ngược dạ dày, đau bụng, hay đầy hơi. Nếu bé tcong lưng khi ăn, có khả năng nguyên nhân là do bé bị ợ nóng.
Khi thấy con thường xuyên cong lưng, bố mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng và lung cho trẻ, điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dụi mắt hoặc che mắt lại
Dụi mắt là tín hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ (Ảnh minh họa)
Với cử chỉ này thì thông điệp của bé là muốn bạn chơi bé giống như trò chơi "ú òa", mẹ hãy cùng tham gia trò chơi này cùng với bé. Đồng thời cử chỉ này cũng là tín hiệu mà bé muốn nói với bạn rằng "con buồn ngủ rồi", bạn có thể hát ru hoặc vỗ nhẹ để giúp bé nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Đập đầu
Bố mẹ hãy chú ý nếu như bé hay đập đầu xuống sàn và tường nhà, bởi đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cho thấy bé đang bị đau hoặc đang cảm thấy khó chịu.
Nếu bé thường xuyên đập đầu trong một khoảng thời gian dài, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra để cảnh giác với các bệnh về mắt hoặc các cơn đau mãn tính khác.
Nắm tai
Bé nắm lấy tai là cách để bé thể hiện niềm vui khi phát hiện đôi tai của mình. Bên cạnh đó, bé cũng thường xuyên nắm lấy tai trong giai đoạn mọc răng. Ngoài ra, nếu bé khóc và nắm lấy tai thì có thể bé đã bị nhiễm trùng tai.
Nếu trong trường hợp bé đang khám phá về đôi tai của mình, hãy chơi cùng bé. Nếu là do mọc răng, hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng tai, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra.
Mút tay
Mút tay là tín hiệu cho thấy trẻ cần được mẹ vỗ về yêu thương (Ảnh minh họa)
Ở trẻ nhỏ thì mút tay là phản xạ được hình thành từ hành động bú mẹ. Thường khi cho bé bú, người mẹ sẽ ẵm bé vào lòng và vỗ về nên nếu bạn thấy bé có cử chỉ này thì nó có nghĩa là bé muốn được mẹ quan tâm, hãy ôm bé vào lòng để bé cảm thấy mình được yêu thương.
Co đầu gối vào bụng
Nếu thấy trẻ nằm ngủ với tư thế đầu gối ép chặt vào bụng. Đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cảnh báo bé đang gặp một số rối loạn về tiêu hóa, có thể là đau dạ dày, đầy bụng, hoặc táo bón.
Trong trường hợp này, bạn nên chú ý vỗ lưng để bé ợ hơi đúng cách sau mỗi khi ăn. Mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm gây đầy hơi khi đang trong thời gian cho con bú.
Co giật tay
Co giật tay là dấu hiệu cảnh giác của trẻ nhỏ. Khi bé nghe thấy tiếng ồn hoặc nhìn thấy ánh sáng đột ngột, bé sẽ có dấu hiệu này. Bé cũng thường co giật tay khi bạn đặt bé lên sàn nhà vì bé cảm thấy mất đi sự hỗ trợ một cách đột ngột.
Co giật tay là phản xạ bình thường và sẽ biến mất sau 4 tháng tuổi. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy quấn chăn cho bé khi dỗ bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự an toàn và không còn lo sợ nữa.
Theo giadinhvietnam
Thấy trời nóng, bà nội lén cho cháu gái 3 tháng tuổi uống thứ đồ uống cấm kị với trẻ sơ sinh Dù đã một lần được nhắc nhở rằng không nên cho cháu uống nhưng người bà vẫn cho rằng trời nóng, cháu cần phải uống nước để làm mát cơ thể. Bà nội "lén" cho cháu 13 tuần tuổi uống nước Câu chuyện được một người mẹ đăng tải trên diễn dàn làm cha mẹ Mumsnet. Cô cho biết, con gái mình mới...