Một trường ĐH khảo sát tiêm vắc xin khi sinh viên địa phương khác về TP.HCM
Chuẩn bị phương án học tập tại TP.HCM sau ngày 1.10, một trường ĐH có kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho sinh viên các địa phương khác khi được phép di chuyển tới TP.HCM.
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM được tiêm vắc xin phòng Covid-19 – Đ.TRƯƠNG
Hôm nay (30.9), Trường ĐH Y dược TP.HCM triển khai khảo sát trạng thái tiêm ngừa và đăng ký bổ sung tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho sinh viên. Việc khảo sát lần này là nội dung bắt buộc với toàn bộ học viên, sinh viên (trừ tân sinh viên trúng tuyển năm 2021).
Mục đích của việc khảo sát là thống kê số lượng học viên, sinh viên về tình hình tiêm ngừa Covid-19 để lên các phương án, kế hoạch cho công tác học tập và tiêm ngừa bổ sung trong thời gian tới.
Thông báo trong khảo sát nêu rõ, với người học hiện đang ở TP.HCM, nếu chưa tiêm đủ trường dự kiến sẽ tổ chức tiêm trong tuần tới. Với học viên và sinh viên ở các tỉnh thành khác, khi trở lại TP.HCM nếu chưa tiêm ngừa sẽ được tổ chức tiêm chủng tại trường.
Chi hơn 3.200 tỉ đồng mua 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 Vero Cell
Trao đổi với Thanh Niên , thạc sĩ Trương Văn Đạt, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết theo kế hoạch trường sẽ bắt đầu năm học mới từ ngày 11.10 tới. Trước mắt, sinh viên sẽ học tập và sinh hoạt đầu khóa theo hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, theo thạc sĩ Đạt, trường chủ động khảo sát tình hình tiêm chủng của người học để lên phương án dạy học phù hợp theo lộ trình mở của TP.HCM. Với các trúng tuyển năm 2020 trở về trước, đến nay trong số hơn 5.000 học viên và sinh viên đang ở TP.HCM thì hầu hết đã được tiêm chủng.
“Trường đã thực hiện nhiều đợt khảo sát trước đó, đợt khảo sát này chủ yếu nắm bắt tình hình của các học viên, sinh viên các địa phương khác. Sau khi TP.HCM cho phép người học từ các địa phương khác di chuyển về TP.HCM, trường sẽ có kế hoạch tiêm chủng cho sinh viên khi về trường nếu trước đó chưa tiêm. Nguồn vắc xin này được Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM phân bổ cho học viên và sinh viên trong ngành”, ông Đạt cho hay.
Riêng với sinh viên trúng tuyển năm nay, theo thạc sĩ Trương Văn Đạt, hiện trường đang hoàn tất những khâu cuối cùng của quá trình nhập học. Các sinh viên này sẽ tham gia sinh hoạt đầu khóa từ ngày 11.10 theo hình thức trực tuyến. Ở thời điểm này, trường sẽ thực hiện khảo sát về tình hình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Trên cơ sở đó, những sinh viên sống tại TP.HCM chưa thực hiện tiêm chủng, trường sẽ mời đến trường tiêm. Còn tân sinh viên ở các địa phương khác, chờ khi chính quyền cho phép di chuyển tới TP.HCM, nếu chưa tiêm chủng cũng được trường bố trí tiêm tại trường.
Trong sáng nay, UBND TP.HCM đã công bố chỉ thị về các phương án nới lõng giãn cách, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 giai đoạn mới từ ngày 1.10. Trong đó, chỉ thị nêu rõ sẽ tiếp tục dạy học gián tiếp từng bước củng cố các điều kiện có thể kết hợp dạy học trực tiếp. Các loại hình đào tạo nhóm 18 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định… Do đó, việc khảo sát tình hình tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những việc quan trọng trước khi các trường ĐH lên phương án mở cửa trường hợp trong thời gian tới.
Sinh viên hạn chế đi lại để phòng dịch Covid-19
Theo Ban quản lý các khu ký túc xá, năm nay số lượng sinh viên ở lại ăn tết giảm nhiều, nhưng việc tổ chức một cái tết đầm ấm và an toàn cho sinh viên vẫn được chuẩn bị chu đáo.
Sinh viên đón giao thừa ở ký túc xá Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2020 - NGUYỄN TÍNH
Quyết định ở lại vì mẹ dặn "đang ở đâu ở yên đấy"
Những ngày gần tết, khu ký túc xá (KTX) Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn khá nhộn nhịp sinh viên (SV) qua lại. Nguyễn Minh Tiến, SV năm 3 ngành kỹ thuật cơ khí, chia sẻ: "Thời điểm này vẫn còn rất nhiều bạn ở lại, tuy nhiên đa số sẽ ở đến 28 - 29 tết chứ không có nhiều bạn đón giao thừa ở KTX. Bản thân em đang muốn nghe ngóng xem tình hình dịch bệnh như thế nào vì quê em ở Gia Lai, nơi đang có nhiều ca nhiễm Covid-19. Nhưng mẹ em gọi điện dặn tốt nhất là "đang ở đâu thì ở yên đấy" cho an toàn nên em quyết định đăng ký ở lại, dù biết là ăn tết ở đây không được sum vầy bên ba mẹ chắc chắn sẽ rất buồn".
Minh Tiến cho biết hiện tại đang đi làm thêm ở một quán cà phê gần KTX để kiếm thêm thu nhập. "Em chỉ đi làm thêm rồi lại về KTX chứ không đi đâu. Ban quản lý KTX cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở về việc phòng dịch nên em luôn mang khẩu trang và rửa tay bằng nước sát khuẩn", Tiến nói thêm.
Nỗi buồn người trả vé ở ga Sài Gòn, không về quê thăm mẹ vì sợ Covid-19
Theo bà Đặng Thị Thu Oanh, Phó ban Quản lý KTX Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, năm nay có khoảng 40 SV đăng ký ở lại KTX trong dịp tết.
Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó giám đốc Ban Quản lý KTX Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin đến thời điểm này có khoảng hơn 10 SV đăng ký ở lại tết, trong đó chỉ có một vài SV Việt Nam, còn lại là nhóm SV Lào, ít hơn các năm trước. Ông Giang cho hay: "Vừa rồi trường cho các em nghỉ tết sớm và có xe đưa các em về tận quê nhà nên số lượng ở lại rất ít. Lý do là một số em được ba mẹ dặn đang ở đâu thì ở yên đó, hạn chế đi lại. Nhóm SV Lào các năm trước đều bay về nước nhưng năm nay do dịch nên các em cũng không về nữa".
KTX của Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm nay cũng chỉ còn 2 nhóm SV Campuchia và Mông Cổ ở lại ăn tết vì dịch. Tại KTX của Trường ĐH Sài Gòn hiện có 4 SV đăng ký "ở xuyên tết" do nhà quá xa và có mục tiêu đi làm kiếm thêm thu nhập.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác SV Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho hay: "Hằng năm, KTX Nông Lâm vẫn tổ chức tết cho SV ở lại, khoảng trên 100 em. Năm nay dịch có thể sẽ ít hơn do các em được về sớm. Trường tổ chức đón giao thừa, lì xì, ăn cỗ như ở nhà. Ban giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị sẽ có mặt chúc tết SV".
Sáng 5.2: Việt Nam lần đầu không có ca Covid-19 mới sau nhiều ngày "bão tố"
"Mong có một cái tết vui"
Bà Lê Thị Yến Tâm, Giám đốc KTX Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: "Ăn tết xa nhà sẽ buồn lắm nên chúng tôi vẫn mong các em ở lại hãy coi nhau như người trong gia đình, coi những nhân viên ở KTX như người nhà của mình. Mấy ngày tết Ban quản lý luôn chuẩn bị sẵn bánh chưng, mứt, đồ ăn để các em dùng. Ngoài phần quà của trường trao tặng, vào mùng 2 tết tôi và anh em trong ban quản lý sẽ trực tiếp đến phòng chúc tết, lì xì cho các em".
Để tạo sự gần gũi, thạc sĩ - dược sĩ Nguyễn Hữu Thái, Giám đốc KTX Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết số SV người Campuchia và Mông Cổ sẽ được bố trí ở tập trung trong một khu chứ không tản mạn như mọi ngày. "Chúng tôi sẽ tạo điều kiện để các em ở lại một cách thoải mái, vui vẻ và tạo không khí ấm cúng, đồng thời sẽ tổ chức tặng quà, mua bánh chưng, mứt tết để các em có chút không khí tết Việt Nam", ông Thái chia sẻ.
Trong khi đó, Ban Quản lý KTX Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM còn chuẩn bị sẵn một số thực phẩm cơ bản cho SV dùng nấu ăn, tránh phải ra ngoài mua đồ nhằm hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch.
Về việc phòng tránh dịch, ông Giang thông tin thời điểm tết nếu SV đi đâu đều phải khai báo để ban quản lý tiện theo dõi. Bà Đặng Thị Thu Oanh cho biết: "Để đảm bảo các SV có một cái tết vui vẻ, an toàn, chúng tôi luôn nhắc nhở các em phải tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế trong tất cả các hoạt động".
"Làm sao để những em ở lại có một cái tết an toàn, vì thế phòng chống dịch là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", bà Lê Thị Yến Tâm nhấn mạnh.
Phố đi bộ Bùi Viện những ngày ám ảnh vì Covid-19: "Cầu cho dịch nó hết đi"
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GD: Hiểu đúng để xử lý thỏa đáng Từ 10/3, hành vi xúc phạm nhà giáo, HS, SV bị phạt tiền 5 - 10 triệu đồng theo quy định của Nghị định 04/2021/NĐ-CP. Cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm đã rõ ràng. Vấn đề là xử phạt thế nào cho thỏa đáng... Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường luôn là nền tảng trong...