Một trường đại học ở Huế có kiến trúc đẹp xuất sắc nằm ven sông Hương đang gây xôn xao giới học trò
Về tổng thể, Học viện Âm nhạc Huế trông cực kỳ sang – xịn – mịn và hứa hẹn sẽ là một điểm tham quan hút khách trong thời gian tới.
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước một trường đại học đẹp lung linh. Đó là Học viện Âm nhạc Huế, đang trong quá trình xây dựng, sửa sang một số tòa nhà như ký túc xá và nhà khách. Hiện việc xây dựng đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1.
Dù chưa hoàn thiện nhưng ngôi trường này đã khiến các bạn sinh viên lịm tim vì các tòa nhà có tông màu đỏ trầm cực cuốn hút, kết hợp với đó là lối kiến trúc độc đáo, có chút hơi hướng châu Âu.
Về tổng thể, Học viện Âm nhạc Huế trông cực kỳ sang – xịn – mịn và hứa hẹn sẽ là một điểm tham quan hút khách trong thời gian tới. Rất nhiều sinh viên của các trường khác đã hẹn hò nhau, khi Học viện Âm nhạc Huế hoàn thành việc xây dựng thì nhất định phải đến check-in một lần.
Một số tòa nhà của Học viện Huế đang được xây dựng dở.
Video đang HOT
Các tòa nhà có tông màu đỏ trầm chủ đạo.
Bên cạnh đó, rất nhiều sinh viên của trường cũng tranh thủ vào khoe những điều thú vị về Học viện Âm nhạc Huế. Theo đó, Học viện Âm nhạc Huế vốn gần sông Hương – con sông nổi tiếng với vẻ đẹp trữ tình và mơ mộng. Khi trời tối, các tòa nhà của trường với view hướng ra sông, được thắp đèn lên thì đẹp lung linh thôi rồi. Khung cảnh đó khiến bất cứ tâm hồn nào cũng phải xao xuyến.
Học viện Âm nhạc Huế nằm ngay gần sông Hương mơ mộng. Đây là một điểm check in được rất nhiều sinh viên nhắm đến.
Được biết, Học viện Âm nhạc Huế có địa chỉ tại số 1 đường Lê Lợi, TP Huế. Đây là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, biểu diễn Âm nhạc, góp phần giữ gìn và phát triển nền Âm nhạc Việt Nam mà trực tiếp là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Gọi 1 ly nước ngồi "mài mông" cả ngày: Khách làm chủ tức phát khóc
Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói của dân F&B rằng: "khách hàng là thượng đế". Thế nhưng, thực tế nhiều ông đế lại quên mất đây là Trái đất, chứ không phải là trời xanh để muốn làm gì thì làm.
Nhiều quán cafe mở ra hiện nay chỉ đón khách đến sống ảo vài tấm hình rồi ngồi lân la cả buổi (Ảnh minh họa Pinterest)
Cũng có một quán cafe nhỏ cạnh trường đại học, tôi tự hiểu rằng khách hàng rất quan trọng đối với các điểm kinh doanh nói chung và quán cà phê nói riêng. Trước đây, thời điểm mới mở, tôi cũng như nhiều dân F&B khác luôn niềm nở, đón nhận những điểm thiếu tích cực như cho khách ngồi lâu, chêm trà liên tục, phục vụ wifi máy lạnh căng đét... Mới khởi nghiệp, bỏ một đống vốn cùng lúc, tư tưởng của nhiều người chứ không phải riêng tôi đó là muốn quán khi nào cũng có khách.
Diễn đàn của người làm nghề dịch vụ cũng liên tục xuất hiện các cuộc tranh luận về "biện pháp xử lí khách ngồi lâu", "ý kiến về những vị thượng đế chỉ gọi 1 ly nước nhưng đổ bê tông nhiều giờ liền"... Chung lại, đa phần vẫn cho rằng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thà có người mọc rễ ở quán còn hơn ế ẩm cả ngày. Họ cho biết vốn đã là người làm dịch vụ thì phải coi khách hàng là tất cả, là sống còn và muốn phát triển thì phải "đội lên đầu".
Quán cafe dường như là điểm đến quen thuộc của nhiều người (Ảnh: Instagram N.F)
Xây dựng một điểm đến trong nghề F&B, đòi hỏi người kinh doanh phải chấp nhận cùng lúc đổ ra rất nhiều khoản chi như decor, máy lạnh, wifi... Tất cả chỉ mong đem đến một không gian thoải mái, hấp dẫn và lôi kéo được nhiều khách hàng. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn đón nhận được nhiều lượt khách ra vào trong ngày. Chính vì vậy, dù chỉ có một khách, hay khách có cắm rễ với 1 cốc nước cũng vui vẻ chấp nhận là điều dễ hiểu.
Và không sớm thì muộn, tư tưởng này dẫn đến nhiều hệ luỵ. Không ít quán cà phê ngán ngẩm với cách mà các vị thượng đế hành xử. Thậm chí, vì những đối tượng này mà cả mấy trăm triệu đồng bỏ vốn cũng nhanh chóng "không cánh mà bay". Điển hình, quán của tôi là một ví dụ.
Nhân viên là người "khóc đầu tiên" khi quán có những vị khách ngồi quá muộn (Ảnh minh họa Dân việt)
Vì phục vụ đối tượng chủ yếu là sinh viên, không khó bắt gặp hình ảnh các nhóm 5-7 người, cắm sạc laptop, điện thoại rồi ngồi lê la buôn chuyện, học bài hay cày game từ sáng tới trưa. Thậm chí, thỉnh thoảng còn nghe họ phàn nàn những câu như "điều hoà chả mát" hay "wifi chạy chậm rì rì".
Chưa kể, cặp đôi này hẹn hò, nữ sinh kia thất tình, việc gọi 1 ly nước rồi trầm ngâm 5-6 giờ đồng hồ là "điều quá bình thường luôn". Số điện vẫn nhảy, hao mòn vật tư vẫn có, mình cảm thông cho khách nhưng các vị thượng đế chẳng chịu thấu hiểu. Nhiều khi nhìn họ sạc thiết bị điện tử nhiều giờ đến mức ngủ quên mà "tức phát khóc"
Ý thức khách hàng luôn là điều nan giải cho những người làm nghề dịch vụ. Nếu không khôn ngoan thì ngay lập tức bị "bóc phốt" trên mạng xã hội. Đâu phải ai cũng đủ kinh nghiệm để "đuổi thẳng cổ" những tên bất trị ra khỏi quán.
Quán cafe hiện nay được đầu tư khá kỹ lưỡng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình vận hành (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có người nói rằng, tôi bỏ tiền ra thì trong đồ uống đã bao gồm hết các chi phí phát sinh. Xin thưa, 1 ly nước có thể lời được 10-20 nghìn đồng, thế nhưng, nó gánh nào tiền điện, nước, nguyên liệu, nhân viên, mặt bằng... Xét về tất tật phí thì nó chẳng "xi nhê" gì. 1 khách không làm nên lãi quán, chính vì thế, muốn có lợi nhuận thì phải trông chờ vào số lượng. Vậy thì, 1 người "đổ bê tông" nhiều giờ, hay nhóm khách cắm rễ làm mất chỗ, thử hỏi quán thu về được bao nhiêu.
Ở các nước trên thế giới như Mỹ hay Thái Lan, họ đã sử dụng nhiều cách hạn chế số lượng người ở lại quán quá lâu như tính phí wifi hoặc giới hạn giờ. Thế nhưng, tại Việt Nam, do là 1 trong 10 quốc gia có giá cước Internet rẻ nhất thế giới, nên việc cho xài miễn phí trở thành điều đương nhiên. Từ đó, quán cà phê xuất hiện trong tâm thức người tiêu dùng như 1 điểm "dùng chùa", nghỉ trưa, học bài... vô tội vạ. Chỉ cần phục vụ được nhu cầu bản thân, còn lời lãi thì quán "tự đi mà tính". Bởi vậy, không quá khó hiểu khi doanh thu quán tôi "âm" sau khi trừ các chi phí. Có lúc tôi đã nghĩ tới chuyện đóng cửa. Sau này, rút kinh nghiệm, quán cà phê của tôi chỉ phục vụ mang đi.
Gọi một ly nước rồi cắm rễ, hay thoải mái sử dụng quán cà phê như nhà trọ là việc hết sức vô tâm. Làm hơn hãy thay đổi và văn minh bởi có nhiều người đang trở thành "con nợ" vì chính thói quen đó của bạn!
*Bài viết mang quan điểm cá nhân*
Thầy giáo đẹp trai như Dương Dương, được ví là nam thần bước ra từ tiểu thuyết thanh xuân vườn trường Sinh viên có thể nghỉ học vì mệt, vì lười, vì không muốn đi học nhưng nhất định sẽ tới lớp đầy đủ nên giảng viên của họ đẹp trai như soái ca và đáng yêu hết nấc. Với sinh viên, dù việc học là việc chính nhưng họ có thể nghỉ học vì bất kỳ lí do gì nếu nó hợp lý....