Một trong số tác giả nước ngoài bị triển lãm Plus by Bảo Nam đạo nhái lên tiếng: “Anh ta quá lười biếng”
Mới đây, phía Jamie North – tác giả người Australia có tác phẩm bị triển lãm Plus by Bảo Nam đạo nhái đã có những chia sẻ chính thức về sự việc.
Plus by Bảo Nam – một triển lãm diễn ra tại Sài Gòn vẫn đang là chủ đề nhận được khá nhiều sự quan tâm trên MXH dù triển lãm đã kết thúc hôm 15/4 vừa qua. Lý do là vì nhiều tác phẩm trưng bày tại triển lãm được cho đã đạo nhái hàng loạt tác phẩm của các nghệ sĩ nước ngoài, thậm chí có tác phẩm còn trông y hệt đồ order Taobao.
Từ trước đến nay, hành động sao chép, đạo nhái ý tưởng, cướp công sức sáng tạo của người khác luôn bị lên án gay gắt và lần này đương nhiên không phải ngoại lệ. Cộng đồng những người yêu nghệ thuật tỏ ra rất bức xúc trước việc làm của Giám đốc sáng tạo Bảo Nam – tác giả cũng như người đứng ra tổ chức triển lãm kể trên.
Giám đốc Sáng tạo Bảo Nam đang vướng phải lùm xùm đạo nhái hàng loạt tác phẩm nước ngoài
Tính đến thời điểm hiện tại, dân tình đã tìm ra tới 8 tác phẩm tại Plus by Bảo Nam có yếu tố đạo nhái. Trong số đó dễ nhận thấy nhất là tác phẩm BN1 của Bảo Nam. Nhìn qua ảnh cũng có thể thấy tác phẩm này sao chép gần như toàn bộ sắp đặt Terraforms do Jamie North – một nghệ sĩ thị giác người Australia thực hiện từ năm 2014.
Tác phẩm tại triển lãm Plus by Bảo Nam (bên trái) được cho là sao chép y nguyên tác phẩm đã có từ năm 2014 của tác giả Jamie North
Thông qua một vài người bạn tại Việt Nam cũng như sức lan tỏa của cộng đồng mạng, phía tác giả Jamie North mới đây cũng đã biết về sự việc và có những phản hồi đầu tiên.
Liên hệ với Jamie North, tác giả này cho hay Bảo Nam không hề có bất kì liên lạc gì với mình kể cả trước, trong hay sau khi sự việc đạo nhái xảy ra, mặc dù bản thân Jamie cho rằng anh rất thiện chí trước những cuộc trao đổi như vậy. Tác giả người Australia đặc biệt tò mò về mục đích cũng như điều gì đã thôi thúc Bảo Nam thực hiện triển lãm.
Khi được hỏi nghĩ sao về việc Bảo Nam không chỉ được cho là “đạo” tác phẩm của riêng mình mà có khả năng là “đạo” nhiều tác giả khác, Jamie thẳng thắn: “Không nói quá lời chứ như vậy là quá lười biếng. Về cơ bản, anh ấy đã cố gắng lợi dụng thành quả làm việc vất vả của người khác” .
Jamie đã từng gặp một vài sự cố tương tự như thế này, song đây là lần đầu tiên tác phẩm của anh không những bị copy mà còn bị đem đi trưng bày ở một triển lãm khá quy mô. Theo anh, tham khảo là một phần rất quan trọng trong nghệ thuật đương đại, nhưng ở trường hợp của Bảo Nam thì nó không chỉ là tham khảo đơn thuần nữa khi mà các bản sao gần như không có phát triển nào vượt trội.
Video đang HOT
Jamie cho rằng hành động sao chép của Bảo Nam là cực kỳ lười biếng, không có tính nghệ thuật
“Các tác phẩm bị sao chép có tính giản lược và thiếu quy trình, vì vậy rất dễ phân biệt chúng với tác phẩm của chính tôi. Tôi may mắn là các tác phẩm của tôi đã được quốc tế công nhận trước đó, nhờ vào sự kết nối rộng khắp nên khi chúng bị đạo nhái và trưng bày trực tiếp như vậy, nhiều người đã nhận ra ngay kèm phản ứng dữ dội.
Tuy nhiên, với những nghệ sĩ trẻ hơn, ít nổi tiếng hơn, đạo nhái kiểu này có thể sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là khi người đạo nhái có nhiều nguồn lực hơn, có khả năng biến tác phẩm đạo nhái thành tác phẩm chính gốc của riêng họ” , Jamie chia sẻ.
Tuy bức xúc vì “đứa con tinh thần” của mình bị sao chép không xin phép nhưng Jamie cũng thấy rất phấn khởi khi tác giả Việt Nam khác tích cực chỉ trích chuyện đạo nhái này.
Anh nói: “Tất cả đều biết rằng điều đó là không hợp pháp, đồng thời xác định được điều thực sự được đánh giá cao trong nghệ thuật đương đại. Điều này cho thấy sự khắc nghiệt và khả năng phục hồi của cộng đồng nghệ thuật bản địa. Phản ứng của họ hiệu quả hơn bất kỳ phương thức giải quyết chính quy nào” .
Theo tìm hiểu, ngoài tác phẩm của Jamie North, một vài trưng bày tại triển lãm Plus by Bảo Nam còn giống từ một phần đến nhiều phần loạt tác phẩm quốc tế khác. Ví dụ như một đám mây khổng lồ tại triển lãm được cho là sao chép tác phẩm năm 2010 của Matsuri Yamana, một sắp đặt khác thì giống hệt tác phẩm có từ năm 2008 của nghệ sĩ Sonja Vordermaier…
Hình ảnh đám mây cùng chiếc thang chéo được cho là copy paste nguyên mẫu tác phẩm của tác giả Matsuri Yamana sáng tác năm 2010, từng được triển lãm tại châu Âu năm 2014
Một tác phẩm khác của Bảo Nam khi đặt cạnh tác phẩm của nghệ sĩ Sonja Vordermaier (bên phải) trông cũng không có nhiều khác biệt
Thậm chí có tác phẩm còn được cho là rất giống đồ order trên Taobao
Về phần tác giả Bảo Nam, đến thời điểm hiện tại, anh vẫn chưa có câu trả lời gì thêm về sự việc ồn ào đang diễn ra.
Tác giả Bảo Nam: “Nghệ thuật là kế thừa và phát triển”
Trước đó, khi những thông tin đầu tin về vụ việc đạo nhái, Giám đốc Sáng tạo Bảo Hoài Nam – tác giả cũng như người đứng ra tổ chức triển lãm đã lên tiếng cho cho hay triển lãm anh tổ chức là triển lãm hoa chứ không phải triển lãm nghệ thuật sắp đặt thông thường, nó mang thông điệp hoàn toàn khác.
“Thực ra những ý tưởng như vậy nhiều lắm. Nghệ thuật vốn là kế thừa và phát triển. Cùng một hình thức nhưng mỗi người một câu chuyện. Triển lãm của mình là triển lãm hoa, thông điệp câu chuyện mình muốn gửi gắm cũng khác.
Nên nếu tranh cãi thì cũng không biết phải nói sao cho đúng, tùy mọi người nghĩ thôi. Nói chung mục đích chính của mình là hoa, vậy thôi” , vị Giám đốc Sáng tạo này cho biết thêm. Anh còn cho rằng nếu ai cũng chăm chăm bắt bẻ thì sẽ rất khó cho người làm nghệ thuật.
Ảnh: Tổng hợp
Biến đạo nhái chưa hạ nhiệt, triển lãm nghệ thuật đang hot ở Sài Gòn lại bị phát hiện trưng bày đồ Taobao?
Một trong số những tác phẩm nghệ thuật đang được trưng bày tại Plus by Bảo Nam được cho là rất giống đồ order trên Taobao.
Plus by Bảo Nam - một triển lãm diễn ra tại Sài Gòn đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của những người chơi hệ nghệ thuật nói riêng và cộng đồng mạng nói chung. Lý do không chỉ bởi đây là không gian nghệ thuật đặc sắc mà còn vì trên MXH bất ngờ xuất hiện bài "tố" một số tác phẩm tại triển lãm có yếu tố đạo nhái tác phẩm nước ngoài.
Triển lãm Plus by Bảo Nam vừa vướng phải lùm xùm đạo nhái
Phản hồi lại sự việc, Giám đốc Sáng tạo Bảo Hoài Nam - tác giả cũng là người đứng ra tổ chức triển lãm cho hay chuyện kế thừa và phát triển ý tưởng trùng nhau trong nghệ thuật là điều không hề hiếm gặp. Hơn nữa, triển lãm của anh là triển lãm hoa chứ không phải triển lãm nghệ thuật sắp đặt thông thường, vì thế nó mang thông điệp hoàn toàn khác.
Trong lúc sự việc đạo nhái chưa ngã ngũ thì mới đây, lại có thông tin cho rằng một tác phẩm khác đang trưng bày tại triển lãm thực tế chính là... hàng order Taobao. Cụ thể, tác phẩm này có hình dáng giống như một búp bê hoặc mô hình gấu với màu đen chủ đạo và bên trên là các vệt màu trắng đỏ đan xen.
Bên trái là tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Plus by Bảo Nam còn bên phải là món đồ dân mạng tìm thấy trên Taobao
Tuy nhiên, khi so "tác phẩm" tại Plus by Bảo Nam này với một món phụ kiện trang trí sáng tạo mà dân mạng tìm được trên trang mua sắm điện tử lớn nhất nhì thế giới Taobao, có thể thấy cả hai giống nhau đến từng chi tiết nhỏ. Điểm khác biệt duy nhất là các vệt màu, thế nhưng khi zoom kĩ hơn, không khó để nhận ra các vệt màu này chỉ là các vết sơn được vẩy lên với phần gồ hết sức rõ ràng.
Zoom sát có thể thấy các vệt màu chỉ là các vết sơn được vẩy lên
Được biết, mức giá cho món phụ kiện Taobao rơi vào khoảng 175-195 NDT (khoảng 610k - 680k). Ngoài màu đen vẫn còn một vài mẫu mã khác cùng màu sắc khác như trắng, nâu...
Giá order của món đồ Taobao này rơi vào khoảng hơn 600k, chưa tính phí ship
Đến thời điểm hiện tại, trang cá nhân của tác giả Bảo Nam chưa có động thái gì mới. Anh vẫn miệt mài kêu gọi mọi người đến ủng hộ triển lãm của mình trong 2 ngày cuối diễn ra.
Ảnh: Tổng hợp
3 Youtuber tuyên bố giải nghệ: Đều bị dân tình "ném đá", có người ngang nhiên trở lại Đều là những gương mặt bị cư dân mạng "ghét bỏ", 3 Youtuber này đã phải thông báo giải nghệ, tuy nhiên có người chỉ quay lại trong thời gian ngắn. Bà Lý Vlog: Giải nghệ rồi quay lại sau... 2 ngày Bà Lý Vlog vốn là một cái tên đầy "tai tiếng" khi thường xuyên đạo nhái các nội dung video của...