Một trong những bí ẩn lớn nhất của Mặt Trời được giải mã: Nhà khoa học thốt lên kinh ngạc
Cách Trái Đất 149,6 triệu km nhưng Mặt Trời có sự ảnh hưởng rất lớn đến hành tinh chúng ta.
Mặt Trời – ngôi sao chủ của Thái Dương Hệ nơi hành tinh Trái Đất của chúng ta ở một vị trí hoàn hảo để nuôi dưỡng và phát triển sự sống.
Mặt Trời rất nóng. Điều này ai cũng biết. Nhiệt độ lõi của ngôi sao chủ của Thái Dương Hệ có thể đạt tới 15 triệu độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời chỉ vào khoảng 5.700 độ C.
Dẫu vậy, điều này không có nghĩa là nhiệt độ sẽ giảm mạnh khi càng xa lõi Mặt Trời. Theo ghi nhận của các nhà thiên văn học, ở phần ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời (quầng nóng của Mặt trời, được gọi là Corona – Vành nhật hoa) nhiệt độ tăng lên đột biến, lên đến 1 triệu độ C.
Lõi Mặt Trời nóng đến 15 triệu độ C. Nguồn: NASA’s Solar Dynamics Observatory / GSFC.
Điều gì đã gây nên mức nhiệt khổng lồ của vành nhật hoa? Đây là câu hỏi khiến giới thiên văn học lo lắng và tìm hiểu trong nhiều năm qua.
Mới đây nhất, họ đã có câu trả lời!
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science của nhóm tác giả đến từ Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ (IIA) đã có phát hiện đột phá.
Gai lửa Mặt Trời
Theo Tiến sĩ Tanmoy Samanta tác giả chính của nghiên cứu, câu trả lời đến từ hàng triệu gai lửa Mặt Trời (hay các luồng plasma tại vùng hạ quyển của Mặt Trời) là thủ phạm chính tạo nên nhiệt độ nóng 1 triệu độ C cho vành nhật hoa.
“Phát hiện này thật đáng kinh ngạc. Có hàng triệu gai lửa bao quanh Mặt Trời. Nó di chuyển với tốc độ lên đến 20 km/giây từ quyển sáng. Hàng triệu gai lửa mang năng lượng Mặt Trời này trải rộng khoảng 200-500 km và bắn lên khoảng không xa 5.000 km so với bề mặt Mặt Trời.”
Video đang HOT
Hình ảnh phân tích gai lửa bao quanh Mặt Trời. Nguồn: NASA
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, khoảng 1 triệu gai lửa bắn lên mỗi phút, một con số đủ lớn để khiến cho vành nhật hoa nóng lên rất mạnh.
Các nhà khoa học trước đây đã có suy đoán này tuy nhiên họ chưa có bằng chứng. Các gai lửa quá nhỏ so với Mặt Trời nên việc quan sát chúng bằng kỹ thuật chưa tối tân đã khiến điều này trở thành một trong những bí ẩn của Mặt Trời.
Với nhóm tác giả đến từ Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ (IIA) lại khác, bằng việc sử dụng Kính thiên văn Mặt Trời Goode có khẩu độ (dành cho kính viễn vọng Mặt Trời) lớn nhất thế giới hiện nay, họ đã lý giải được vì sao vành nhật hoa nóng đến triệu độ C.
Các luồng plasma này hoạt động đan xen với từ tính của Mặt Trời. Cứ sau mỗi 11 năm, từ trường Mặt Trời lại đổi hướng. Càng về cuối chu kỳ này, hoạt động của Mặt Trời diễn ra mạnh mẽ hơn, với sự xuất hiện thường xuyên của lửa Mặt Trời và vất chất (ở thể khí và plasma) bùng phát vào không gian.
Thông qua các quan sát sâu hơn về bầu khí quyển của ngôi sao chủ Thái Dương Hệ, nhóm các nhà nghiên cứu hy vọng có thể hiểu rõ về cách các luồng plasma đóng góp vào gió Mặt Trời – dòng các hạt điện tích cao phát ra rộng khắp Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Gió Mặt Trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời. Gió Mặt Trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ.
Bài viết sử dụng nguồn: Inverse
Theo Helino
Những điều thú vị ngoài không gian khiến bạn ngỡ ngàng
Bên ngoài không gian còn rất nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn mà con người chưa khám phá.
Hành trình 1 chiều đi từ Trái Đất tới Alpha-Centauri - ngôi sao gần Mặt Trời nhất là khoảng 70 triệu năm.
Hố đen nhỏ nhất từng được phát hiện có đường kính chỉ 24km. Tuy nhiên, hố đen càng nhỏ thì lực hấp dẫn của nó lại càng lớn.
Tuy nhiên, hố đen không thể "nuốt chửng" mọi thứ trong vũ trụ. Mỗi hố đen có một trường hấp dẫn giới hạn của riêng nó. Chỉ vật chất gần đường chân trời của nó mới bị hố đen nuốt vào.
Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời, chúng ta thực sự đang nhìn về quá khứ bởi chúng cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.
Mỗi ngày có khoảng 275 triệu ngôi sao ra đời. Điều ấy cho thấy vũ trụ thực sự "đông đúc" như thế nào.
Trái Đất từng có một vành đai xung quanh giống như sao Thổ bao gồm bụi và những mảnh đá nóng màu đỏ nhưng sau đó vành đai này đã biến mất khi Mặt Trăng hình thành.
Sao Mộc lớn tới mỗi nó có thể nhét vừa tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc trải dài 400 năm. Điều ấy tức là nó lớn hơn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được hình thành cách đây 350 triệu năm và chỉ cách Trái Đất 318.000 km, Mặt Trăng đang cách xa hành tinh của chúng ta 3cm mỗi năm.
Khủng long tuyệt chủng là do một sao băng va vào Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Có khoảng 2.900 vệ tinh đang quay quanh Trái Đất.
Một điều lạ lùng là bề mặt của Mặt Trời còn nóng hơn phần phía trong của nó.
Nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời là Triton - vệ tinh của sao Hải Vương với nhiệt độ xuống tới âm 240 độ C.
Các nhà khoa học tin rằng trên sao Hải Vương có những trận mưa kim cương.
Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 trong 100 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Stars Insider
Người ngoài hành tinh đang kiểm soát Mặt trời? Mới đây, các thợ săn UFO đã gây choáng váng khi nói rằng họ phát hiện tàu lạ bay xung quanh Mặt trời và chính người ngoài hành tinh đang điều khiển cả ánh nắng chiếu lên Trái đất. Ánh sáng và nhiệt của Mặt trời mang lại sự sống cho Trái đất và giúp hành tinh của chúng ta phát triển. Tuy...