Một triệu xương người án ngữ trước cơ quan đầu não Mỹ
Nhằm kêu gọi Chính phủ Mỹ gia tăng vai trò trong nỗ lực ngăn chặn nạn diệt chủng quy mô toàn cầu, một nhóm hoạt động đã đưa tới Thủ đô Washington D.C. 1 triệu mảnh xương người giả để tăng tính thuyết phục.
Hộp sọ nhân tạo nằm trên cây cột án ngữ trước các cơ quan đầu não của Mỹ cho thấy quan điểm của những người tổ chức về vai trò của nền kinh tế số 1 thế giới với nạn diệt chủng trên khắp hành tinh.
Những mảnh xương giả được chế tạo từ mọi chất liệu, từ giấy bìa tới bột giấy hay thạch cao. Chúng được đặt trên bãi cỏ của National Mall gần Đồi Capitol, nơi đặt tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Kathleen McEuen, điều phối viên của dự án cho biết, những mảnh xương giả sẽ giúp nâng cao nhận thức của người Mỹ và thế giới về nạn diệt chủng và thảm sát hàng loạt vẫn thường diễn ra ở các nước thuộc thế giới thứ 3 như Sudan, Nam Sudan, Congo, Somalia….
Video đang HOT
Trong suốt 3 năm qua, 125.000 học sinh, nghệ sĩ và các nhà hoạt động đã phải làm việc vất vả để tạo ra 1.018.260 mảnh xương giả các loại trước khi mang chúng đến trưng bày tại National Mall.
Với mỗi mảnh xương được hoàn thiện, một USD sẽ được tặng cho các tổ chức nhân đạo ở Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo trong nỗ lực bảo vệ quyền con người.
Với một ước tính khác, lên tới 5 triệu người bị giết chết trong cuộc nội chiến ở Congo từ năm 1996-2003. Trên thực tế, thỏa thuận hòa bình không thể ngăn giết chóc và thảm sát ở quốc gia này.
Trong khi đó, gần 2 triệu người Sudan đã chết trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1983-2005. Cũng theo các nhà hoạt dộng ước tính, hơn 500.000 người Sudan đã phải sơ tán sau khi xung đột tái bùng phát trong giai đoạn 2011-2012.
Một ước tính khác còn cho thấy, có khoảng 1,6 triệu người tị nạn từ Somali và 675.000 người ở các khu vực lân cận. Trong khi giao tranh vẫn diễn ra liên miên, nạn đói cũng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng. Cùng với nạn diệt chủng, chúng tạo ra những thảm họa nhân đạo ở những quốc gia nghèo nàn, lạc hậu và bất ổn liên miên.
Theo vietbao
Biểu tình lớn phản đối xuyên tạc lịch sử ở Campuchia
Sáng 9/6, khoảng 10.000 nạn nhân chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã tổ chức biểu tình tại Quảng trường dân chủ ở Phnom Penh để phản đối ông Kem Sokha, quyền Chủ tịch đảng đối lập Cứu dân tộc Campuchia (CNRP), do ông này đã "xuyên tạc sự thật lịch sử".
Ông Kem Sokha bị chỉ trích kịch liệt khi nói rằng nhà tù Tuol Sleng là giả hiệu do Việt Nam dựng lên.
Những người tham gia biểu tình bao gồm những nạn nhân trực tiếp còn sống sót, thân nhân của chế độ diệt chủng, đã biểu thị hoàn toàn đồng tình với phát biểu của Hội trưởng Chum Mey "kịch liệt phản đối phát biểu xuyên tạc sự thật lịch sự, xúc phạm nặng nề đối với 3 triệu người đã chết dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ 1975-1979, trong đó có khoảng 2 vạn người đã chết ở nhà tù khét tiếng Tuol Sleng".
Sáng 19/6, khoảng 10.000 người đã biểu tình phản đối phát biểu xuyên tạc lịch sử của quyền Chủ tịch đảng đối lập Kem Sokha.(Ảnh: Chí Hùng/Vietnam )
Tại cuộc biểu tình, ông Chum Mey, nói rằng thực tế lịch sử đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu của ông Kem Sokha trong phát biểu ngày 18/5 tại tỉnh Kandal rằng nếu thực sự Tuoln Sleng là nhà tù diệt chủng thì quân Pol Pot phải giật sập trước rút khỏi khỏi Phnom Penh năm tháng 1/1979.
Ông Chum Mey nói trước cuộc tấn công thần tốc của quân đội Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam vào giải phóng thủ đô Phnom Penh 7/1/1979, bọn đao phủ ở Tuol Sleng đã phải tháo chạy, nhưng chứng tích về sự dã man của chúng vẫn còn lại; chính cựu Giám đốc nhà tù Tuol Sleng đã phải nhận tội trước Tòa án xét xử tội ác (ECCC) và bị kết án hơn 30 năm tù giam; và hiện nay các nhân vật đầu sỏ của Khmer Đỏ như cựu Chủ tịch Quốc hội Nuon Chhea, cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan vẫn còn tiếp tục đối diện với ECCC để điều trần về những tội ác của chế độ Khmer Đỏ và trách nhiệm cá nhân của họ.
Sau cuộc biểu tỉnh, ông Chum Mey đã dẫn đầu 500 người đến trụ sở đảng CNRP để trao kiến nghị đòi ông Kem Sokha phải đến thắp hương tại nhà tù Tuol Sleng để tạ lỗi những nạn nhân của chế độ diệt chủng sau những phát biểu vô trách nhiệm của ông.
Tại cổng trụ sở CNRP, bà Mu Sochun, Tổng thư ký đảng, cùng một số lãnh đạo khác của đảng đối lập đã tiếp nhận kiến nghị từ ông Chum Mey và hứa sẽ chuyển đến ông Kem Sokha nhưng đã tránh bình luận về đáp ứng của quyền chủ tịch đảng đối lập.
Theo Hội nạn nhân chế độ diệt chủng, cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình tương tự đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh của Campuchia.
Sau giải phóng 7/1/1979, nhà tù Tuol Sleng, vốn là một trường trung học, đã trở thành bảo tàng tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan./.
Theo Dantri
Nhà cựu độc tài Guatemala bị kết án 80 năm tù giam Ngày 10-5, Tòa án nước cộng hòa Guatemala đã kết án nhà cựu độc tài Efrain Rios Montt tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người, trong cuộc nội chiến đẫm máu nhất kéo dài 36 năm trên đất nước này. Ông Efrain Rios Montt bị kết án 50 năm tù giam về tội diệt chủng và 30 năm về...