Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (1)
Mặc dù tới quốc gia cẩn mật nhất thế giới, phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter vẫn tìm cách chụp được những bức ảnh về màn đồng diễn Arirang ngoạn mục của Triều Tiên.
Ảnh chụp về buổi biểu diễn Arirang của Hunter.
Tại một sân vận động khổng lồ, 150.000 khán giả thưởng thức màn trình diễn kéo dài 120 phút, với giá vé lên tới 300 euro. Màn trình diễn là kết quả của 250 triệu giờ nỗ lực tập luyện của con người, gồm những tiết mục múa ngoạn mục của hàng ngàn người và nối tiếp sau đó và cũng là khép lại buổi biểu diễn là một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, hoành tráng.
Màn trình diễn giống với phiên khai mạc thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 hơn là nỗ lực của một quốc gia bí ẩn, nghèo đói, liên tục là tâm điểm của báo chí thế giới bởi những lời đe dọa làm bất ổn an ninh khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, với phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter, Triều Tiên sẽ luôn luôn gắn với Arirang, mà đôi khi được dịch là thế vận hội quần chúng.
Trong khi hầu hết những người làm trong ngành báo chí (chỉ một số lượng nhỏ) tới Bình Nhưỡng phải che giấu danh tính của mình, thì Hunter công khai chụp ảnh Arirang. Trong 9 ngày ở Triều Tiên, phóng viên ảnh người Anh đã tìm hiểu được cuộc sống của người dân nơi đây, về chia rẽ giữa “những người trung thành” với chế độ và “những người nông dân”.
“Thật kỳ diệu – từng hơi thở của từng người biểu diễn đều phải được phối hợp…Arirang xóa bỏ ý muốn cá nhân”, Hunter, người đã giành giải Unesco và đã có 35 năm chụp ảnh các nghi lễ ở 65 nước trên khắp 5 lục địa, cho hay.
Mỗi cảnh của buổi biểu diễn được thay đổi 20 giây một lần, với khoảng 100.000 người biểu diễn, trong đó có 50.000 em nhỏ làm phông nền và các thành viên quân sự di chuyển ở phía trước. Mỗi người biểu diễn cầm một tấm bảng gồm 150 trang để tạo nên những bức tranh khổng lồ.
Phiên bản về đất nước Triều Tiên rực rỡ hiện lên qua buổi biểu diễn, với hàng loạt câu chuyện có thông điệp nhuốm màu sắc chính trị. Một cảnh cho thấy bức chân dung mỉm cười của “nhà lãnh đạo bất tử” Kim Nhật Thành, trong khi cảnh khác cho thấy một cặp súng ngắn mà góa phụ của nhà lãnh đạo Kim trao cho con trai Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un. Hình ảnh về Thượng Hải cũng được thể hiện nhằm nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết của Triều Tiên với Trung Quốc.
Màn trình diễn Arirang được đăng tải trên YouTube từ năm 2012
“Arirang cho thấy cách chúng ta có thể kết hợp cùng nhau làm một để đạt được bất kỳ điều gì chúng ta mong muốn như thế nào”, thông điệp lớn được đưa ra ở cuối màn trình diễn, được nối tiếp bằng màn bắn pháo hoa rực sáng như bom trên sân vận động Quốc tế lao động ở Bình Nhưỡng. Sân vận động này có chỗ ngồi lớn hơn 1,5 lần 91.000 chỗ ngồi của sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh.
“Màn trình diễn được người Triều Tiên thiết kế, là nhân tố khích lệ tinh thần cho họ”, Hunter, 69 tuổi, cho biết về thế vận hội quần chúng phải mất 6 tháng để tập luyện này. “Đây là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất tôi từng thấy”.
Video đang HOT
Mặc dù Triều Tiên nổi tiếng là đất nước giữ bí mật với du khách người nước ngoài, Hunter cho biết ông đã chụp được ảnh về màn đồng diễn từ một vị trí thuận lợi, với sự giúp đỡ của một người trung thành với chính quyền Triều Tiên, sau khi thú nhận ông là một phóng viên ảnh chuyên nghiệp. “Tôi đã nói cho cô ấy tôi muốn chụp ảnh Arirang để bổ sung vào kho tàng các buổi lễ của tôi ở khắp thế giới”, Hunter cho hay. Ông cũng miêu tả người hướng dẫn viên là một phụ nữ Triều Tiên cao ráo, hiện đại. “Tôi nói tôi muốn ngồi ở vị trí tốt nhất và cô ấy đã giúp tôi có vé”
Ông đã trả 300 euro cho mỗi buổi biểu diễn trong 2 buổi mà ông tới xem và chụp ảnh. Một số bức ảnh dự kiến sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở Hồng Kông vào tuần tới.
Màn trình diễn Arirang đầu tiên được Triều Tiên thực hiện vào năm 2002 và diễn ra nhiều lần vào tháng 8 và tháng 9 mỗi năm. Có 4 loại vé cho khách du lịch, loại rẻ nhất tại nước mà trung bình mỗi gia đình sống với mức chưa đầy 900 USD/ năm là 80 euro.
Còn tiếp
Theo Dantri
Đi xem bóng đá trong im lặng lạ kỳ tại Triều Tiên
Đi xem bóng đá đồng nghĩa với tận hưởng bầu không khí sôi động, náo nhiệt cùng những diễn biến đầy cảm xúc trên sân. Vậy nhưng ở một đất nước với nhiều điều kỳ lạ như Triều Tiên, một trận bóng có thể diễn ra im phăng phắc.
Du khách nước ngoài tới Triều Tiên được phép tới xem các trận đấu thể thao khi có người giám sát đi cùng. Nhưng bóng đá ở đất nước bí mật này chẳng có mấy điểm chung so với vẻ quyến rũ và đam mê của các trận đấu lớn ở châu Âu.
(Ảnh minh họa)
Các khán đài đều kín chỗ, tuy nhiên có những điều bạn không bao giờ có thể ngờ tới.
Khi chúng tôi tiến vào sân vận động Kim Nhật Thành với sức chứa 50.000 chỗ ngồi dưới những tấm ảnh chân dung lớn của Chủ tịch vĩnh viễn, Nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Nhật Thành, và con trai của ông là Kim Jong-il, không thấy bóng dáng ai ở quanh đó cả.
Không hề có những dòng người xếp hàng, không cửa xoay và chắc chắn không có quầy hàng đồ ăn nhanh hay bất kỳ người bán tờ chương trình ngày thi đấu nào.
Một khi đã ở trong sân, sự khác biệt còn lớn hơn nữa. Tất cả các ghế đều không còn trống, và hết hàng ghế này đến hàng ghế khác đều là những người đàn ông ngồi trong im lặng, mặc những bộ đồ đen cùng cà vạt đỏ giống hệt nhau. Trên ngực họ đều đeo một huy hiệu nhỏ xíu trên ngực trái.
Huy hiệu của CLB bóng đá Bình Nhưỡng? Xin thưa không, đó là Nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Nhật Thành.
Dưới sân, mặt có nhân tạo trông thật tinh khiết dưới ánh nắng buổi sáng. Và hồi còi khai cuộc vang lên khi mới 9 giờ 30.
Trận đấu diễn ra thật sớm nhưng chẳng một tiếng hò reo, không cờ, không khăn quàng chỉ có một vài tiếng thì thào quanh những hàng ghế phủ màu đen. Rất nhiều trong số các cổ động viên là những binh lính mặc quân phục màu xanh lá cây và đội những chiếc mũ rộng vành.
Không rõ liệu họ có được lệnh phải tới xem trận đấu hay không nhưng một số người ngồi đó lặng lẽ đọc sách và chẳng mấy quan tâm tới trận đấu.
Đội khách có tên Amrokgang, thi đấu có vẻ lấn lướt hơn trong hiệp một nhưng nhìn chung trận đấu diễn ra buồn tẻ. CLB Bình Nhưỡng tấn công và giành được một quả phạt đền nhưng hẳn mọi người sẽ phải cố gắng lắm mới nhận ra phản ứng từ đám đông. Hầu như chẳng ai động đậy.
Các du khách trong đoàn của tôi quyết định "thổi" một chút không khí quen thuộc trên các khán đài vào trận đấu. Chúng tôi cùng nhau hét: "1-0 cho trọng tài, 1-0 cho trọng tài".
Khoảng một chục người phương Tây khác ngồi trong khu ghế VIP, nơi mỗi vé có giá 30 euro và chỉ trả bằng tiền mặt, thấy vậy cười với chúng tôi. Một vài người còn hưởng ứng khi chúng tôi tiếp tục: "Bình Nhưỡng, ồ ! Bình Nhưỡng ồ!".
Trong khi đó những người địa phương chỉ nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Tại một nơi mà dường như bạn phải xin phép trước khi nói, sự thể hiện cá tính, sự tự phát không bị xem là thô lỗ hay khiêu khích. Họ chỉ nhìn chằm chằm vào chúng tôi một cách trống rỗng.
Có lẽ họ nghĩ rằng chúng tôi hơi... kỳ quặc.
Suốt trận đấu, nhóm du khách chúng tôi luôn được theo dõi chặt chẽ. Hai người hướng dẫn viên đứng trước trong khi một nhân vật bí ẩn, "ngài L", người hiếm khi lên tiếng, bọc hậu. Không rõ ông ấy chỉ đang để tâm tới chúng tôi hay đơn giản là đứng đó để giám sát các hướng dẫn viên.
Ông Kim Jong-Hun người từng khẳng định được nhà lãnh đạo Kim Jong-Il chỉ đạo chiến thuật
Đội tuyển quốc gia của Triều Tiên sử dụng tên chính thức của đất nước là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Thành tích tốt nhất họ có được là tại World Cup 1966, khi họ đánh bại Italia 2-0 để lọt vào Tứ kết. Năm 2010 họ cũng góp mặt ở vòng chung kết.
Trong kỳ World Cup gần nhất tại Nam Phi, HLV của CHDC ND Triều Tiên Kim Jong-Hun từng khẳng định với báo giới rằng ông "thường xuyên nhận được những chỉ đạo chiến thuật trong suốt trận đấu" từ nhà lãnh đạo Kim Jong-Il "thông qua điện thoại di động. Những chiến thuật đó những người trần mắt thịt không bao giờ có thể thấy được" và nó do chính nhà lãnh đạo tối cao tự xây dựng một cách có chủ ý.
Dù vậy thì hiện đội bóng này đang gặp khó khăn và đã không thể lọt vào vòng chung kết World Cup tại Brazil sắp tới.
Trở lại với sân vận động Kim Nhật Thành, Amrokgang đã gỡ hòa. Lại một quả penalty nữa nhưng lần này trọng tài chính phải tham khảo ý kiến vị trợ lý dù tiền đạo của đội khách bị đốn ngã sâu trong vòng cấm địa tới gần 5m.
Bàn thắng chẳng gây ra mấy phản ứng. Đám đông cổ động viên vẫn im lặng. Cũng không có HLV nào chạy ra khỏi khu chỉ đạo ăn mừng, các cầu thủ cũng không chia vui hay vỗ vai nhau.
Sự ngạc nhiên còn chưa dừng lại ở đó. Khi hai đội ra giải lao giữa giờ, cũng có những trò giải trí cho khán giả.
Phía sau một cầu môn, một đội kèn đồng xuất hiện khuấy động không khí. Nhưng ngay sau đó, một đội khác ở phía cầu môn đối diện cũng lên tiếng. Hai ban nhạc chơi hai bài khác nhau, nhưng trên sân chẳng ai có vẻ quan tâm.
Trận đấu bước vào những phút bù giờ. Bình Nhưỡng đang tích cực ép sân.
Đám đông cuối cùng cũng hào hứng hơn, dù chỉ là chút ít, trước khả năng một bàn thắng sắp được ghi. Và cuối cùng Bình Nhưỡng đã ghi bàn với một cú sút chìm sau một loạt đường chuyền đẹp mắt.
Đó cũng là cú sút cuối cùng của một trong những trận đấu kỳ lạ nhất. Bàn thắng được ghi ở phút 94.
Không ít người nghĩ có lẽ trọng tài được lệnh phải giúp đội chủ nhà chiến thắng trên sân vận động của nhà lãnh đạo vĩ đại.
Tôi thì cho rằng đám đông sẽ ra về với sự vui vẻ. Thế nhưng trên đường rời sân chẳng ai bày tỏ bất kỳ cảm xúc nào. Tất cả ra khỏi sân trong sự im lặng khó tả.
Theo Dantri
Bộ đôi quyền lực bí ẩn phía sau Kim Jong-un Bà Kim Kyong-hui đã vươn lên chống chọi với chứng nghiện rượu và việc người yêu bị giết hại để đứng bên cạnh cháu trai của mình, tức nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Người con gái 67 tuổi của nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành là nữ chính trị gia hiếm hoi trong hệ thống quyền lực nam giới thống...