Một triệu đô la hỗ trợ trẻ sơ sinh Việt Nam
Ngày 12/12, UNICEF công bố phối hợp với một tập đoàn dự kiến đầu tư một triệu đô la trong 3 năm nhằm hỗ trợ sáng kiến của UNICEF cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh và giảm tử vong ở trẻ sơ sinh Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong vòng 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tỉ lệ sống sót của trẻ dưới năm tuổi.
Trong thời gian từ 1990 đến 2018, tử vong ở trẻ dưới năm tuổi đã giảm 52 xuống còn 12 trẻ trên 1,000 ca sinh sống. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên vẫn còn ở mức cao, ở các tỉnh như Lai Châu và Kon Tum tỉ lệ này cao gấp 3 lần tỉ lệ trung bình toàn quốc.
Vì thế, chương trình này được UNICEF hướng tới hỗ trợ cho 7 tỉnh gồm: Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.
Chương trình sẽ hỗ trợ nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh thông qua tập huấn thường kỳ cho cán bộ y tế về chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh, chăm sóc kiểu Kangaroo cho các trẻ bị đẻ non và nhẹ cân, và xây dựng một quy trình nhằm cải thiện tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Theo dự tính, các hoạt động này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho 265.000 trẻ sơ sinh trong 3 năm và sẽ gián tiếp hỗ trợ cho hơn một triệu trẻ sơ sinh hàng năm.
Bà Rana Flowers, Đại diện UNICEF Việt Nam công bố mối quan hệ hợp tác với Bộ Y tế và UNICEF nhằm mang tới những cải thiện to lớn về sức khỏe và phúc lợi cho các bà mẹ và trẻ em Việt Nam, đặc biệt đối với những người dễ tổn thương nhất.
Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ bà mẹ và sơ sinh ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên Việt Nam thông qua đào tạo nâng cao năng lực cho các bộ y tế tại trung ương và địa phương.
“Đây là những hỗ trợ quý báu và cần thiết, góp phần giúp Bộ Y Tế đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc giảm tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Hồng Hải
Theo dantri
Không chỉ xảy ra dâm ô, tại Trung tâm HTXH TPHCM còn có nhiều chuyện đau lòng
Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM đã bắt khẩn cấp Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM (số 463 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) để điều tra về hành vi dâm ô với nhiều bé gái tại Trung tâm này.
Video đang HOT
Vụ việc đang gây chấn động dư luận. Công an đã xác định có ít nhất 3 bé gái bị gã nhân viên đồi bại này dâm ô.
Tuy nhiên, theo điều tra riêng của phóng viên Báo Công an TPHCM, Trung tâm này còn để xảy ra nhiều chuyện lùm xùm, có dư luận và tố cáo quanh việc bớt xén khẩu phần ăn của những người đang nuôi dưỡng tại đây, có "vấn đề" trong việc phân phát cấp chăn màn, quần áo..; nhất là việc Trung tâm có dấu hiệu "nhốt" đối tượng sai quy định...
Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM
BỚT XÉN KHẨU PHẦN ĂN?
Anh H.N.T, một nhân viên tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM phản ánh, trưa 26-9-2019, trong lúc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc chi ngân sách cho suất ăn, anh thấy khẩu phần ăn của những người đang nuôi dưỡng tại đây khá sơ sài so với trước. Bữa ăn chỉ có cơm, vài miếng thịt heo mỏng dính, một ít canh rau lõng bõng nước.
Đưa cơm vào cho các đối tượng ăn
Theo anh T., Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2017 (gọi tắt là Thông tư 33) quy định tiêu chuẩn về dinh dưỡng dành cho các đối tượng tại những Trung tâm Hỗ trợ xã hội quy định: Các trung tâm hỗ trợ xã hội phải cung cấp ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày. Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm như: thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả. Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng...
Với những gì thể hiện trong bữa ăn, theo anh T. khó có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho các đối tượng.
Để có cơ sở phản ánh lên cấp trên, anh T. đã ghi hình các phần cơm. Việc ghi hình được thực hiện ở khoảng cách từ một mét trở lên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự việc tưởng chừng bình thường thì ngay sau đó, một số cán bộ của trung tâm lập biên bản anh với nội dung tự ý xuống khu vực chia cơm ăn chụp hình mâm cơm.
Cho rằng việc lập biên bản này của cán bộ trung tâm là vi phạm quyền kiểm tra giám sát, quyền tiếp cận thông tin của mình liên quan tới chăm sóc bữa ăn cho các đối tượng nuôi dưỡng tại đây nên anh T. không ký biên bản. Được biết, hiện nay Thanh tra Sở LĐTBXH TPHCM đang tích cực làm rõ việc có hay không chuyện bớt xén thức ăn.
Theo quan sát của chúng tôi, tại cổng của trung tâm có gắn bảng "cấm quay phim chụp hình". Chúng tôi đặt câu hỏi với bà Huỳnh Lê Như Trang, Chánh văn phòng Sở LĐTBXH TPHCM về việc trung tâm này có được phép gắn tấm bảng "cấm quay phim, chụp hình" hay không thì bà Trang ngập ngừng không trả lời cụ thể.
NHIỀU NGƯỜI KHÔNG CÓ GIƯỜNG, NẰM CO RO TRÊN NỀN NHÀ
Ngoài quy định về tiêu chuẩn dinh dưỡng, Thông tư 33 còn quy định tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo cho các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội như sau: Về vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt, các đối tượng được cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày. Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng.
Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, gồm: giường nằm, chiếu, gối, chăn, màn. Có nội quy riêng của cơ sở trợ giúp xã hội quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân. Đối với quần áo, các đối tượng được trang bị quần áo đồng phục đi học (đối với trẻ em trong độ tuổi đi học), tất và dép được cung cấp ít nhất sáu tháng/một lần và được thay thế trong trường hợp bị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa đông...
Không có giường, các đối tượng nuôi dưỡng tại đây phải nằm co ro trên nền nhà
Thông tư của Bộ BLĐTBXH quy định là vậy, nhưng việc thực hiện các chế độ về trang cấp chăn màn, giường, chiếu, gối, quần áo, dinh dưỡng cho các đối tượng dường như chưa được trung tâm thực hiện nghiêm túc.
Hiện nay, nhiều phòng ở của các đối tượng không có giường nằm. Nhiều căn phòng khá ẩm mốc, hai bên tường bị bong tróc vôi vữa, cũ kỹ, xuống cấp. Được biết, đầu tháng 11-2019, trung tâm nhập về một xe tư trang gồm: chăn màn, quần, áo, chiếu, gối, xô chậu mới. Không rõ trung tâm phân phát trang cấp này như thế nào, nhưng hiện nay có nhiều đối tượng tại trung tâm sử dụng chăn màn, chiếu, gối, quần, áo cũ.
Không có giường nằm, mỗi khi ngủ nhiều đối tượng phải trải chiếc chiếu, lót cái chăn, cái áo thậm chí có lúc phải nằm lăn lóc trên nền gạch. Đêm trở lạnh, họ phải cuộn mình nằm co ro. Sáng 16-11-2019, khi được di chuyển qua Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp, nhiều người còn không có dép để mang khiến không ít nhân viên xót xa, bức xúc.
"NHỐT" ĐỐI TƯỢNG?
Bức xúc nhất phải kể đến chuyện Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM có dấu hiệu của việc "nhốt" đối tượng trong phòng. Theo tài liệu chúng tôi có được, từ cuối tháng 10-2019 đến nay, tại nhiều phòng của đối tượng nam, mỗi khi đến bữa ăn cơm, cán bộ trung tâm phải mở hai ổ khóa tại cửa chính, rồi cho người bê các khay đựng thức ăn và một xô đựng nước uống giao cho các đối tượng trong phòng ăn, uống. Khay thức ăn không được để trên xe đẩy, khung, giá cao ráo mà được để xuống nền nhà.
Được biết, trung tâm này có nhà ăn tập thể, nhưng những đối tượng nam này phải ngồi bệt ở trong phòng rồi ăn uống. Đối tượng ăn xong, cán bộ trung tâm đến mở cửa, cho người lấy các khay thức ăn mang đi rửa, sau đó họ khóa cửa lại khiến các đối tượng bên trong không thể ra ngoài.
Nhân viên trung tâm khóa cửa phòng "nhốt" các đối tượng bên trong
Để được "thưởng thức thế giới bên ngoài", nhiều đối tượng phải phóng tầm mắt qua song cửa sổ. Nhiều hôm kiểm tra hành chính đối tượng, cán bộ trung tâm lại vội vàng mở khóa cửa phòng, yêu cầu các đối tượng ngồi thành một hàng dài dọc theo vách tường. Kiểm tra xong, họ lại khóa cửa phòng lại khiến các đối tượng ở bên trong như bị "giam lỏng". Nhiều nhân viên phản ánh, chuyện "nhốt" này xảy ra từ lâu, nhiều lần họ đề nghị không được khóa cửa phòng các đối tượng lại nhưng không được trung tâm thực hiện.
Bức xúc về chuyện này, một nhân viên ở trung tâm phân tích: "Theo Thông tư 04/2011/TT-BL ĐTBXH ngày 25-2-2011 của Bộ LĐTBXH, các đối tượng được tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi và người dân ở cộng đồng. Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của đối tượng.
Thèm khí trời, những người ở đây chỉ còn cách ngóng qua cửa sổ
Thông tư này nghiêm cấm các hành vi đánh đập, trói, nhốt đối tượng vào một nơi tách biệt. Không cho đối tượng ăn, uống hoặc ngủ. Buộc đối tượng mặc những loại quần áo dị thường hoặc không phù hợp. Ngừng chăm sóc y tế cho đối tượng. Dùng đối tượng này để kỷ luật đối tượng khác. Đe dọa hoặc mắng nhiếc, xúc phạm đối tượng bằng những từ ngữ thiếu lịch sự, thô tục. Buộc đối tượng làm những việc quá sức.
Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM thường xuyên khóa cửa nhiều phòng của đối tượng không chỉ khiến họ bị gò bó, mất cơ hội giao lưu, học hỏi và quyền đi lại tối thiểu mà còn có dấu hiệu vi phạm Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH".
Để làm rõ các thông tin phản ánh của cán bộ, công nhân viên trung tâm, chiều 15-11-2019, phóng viên Báo CATP đến liên hệ làm việc với Trung tâm Hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, nhiều cán bộ trung tâm cho biết, phóng viên muốn làm việc thì phải có giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH TP đưa xuống trung tâm thì trung tâm mới phát ngôn.
Nhiều đối tượng ở trung tâm thậm chí không có dép mang
Cũng trong chiều 15-11, chúng tôi đến Sở LĐTBXH thành phố làm việc. Bà bà Huỳnh Lê Như Trang, Chánh văn phòng Sở này cho hay, những vấn đề mà phóng viên đặt ra, Sở đang cho thanh tra, kiểm tra. Khi nào Sở thanh tra xong sẽ có thông tin trả lời báo chí. Đối với việc pháp ngôn của trung tâm, bà Trang cho hay, trung tâm là đơn vị hành chính sự nghiệp có con dấu, có tư cách pháp nhân và được quyền trả lời báo chí trong khuôn khổ phạm vi của trung tâm. Cái nào vượt thẩm quyền, trung tâm phải báo cáo Sở để Sở có ý kiến chỉ đạo. Mặc dù Chánh văn phòng Sở trả lời vậy, nhưng trung tâm này vẫn từ chối làm việc với phóng viên Báo CATP.
Ngoài các vấn đề Báo CATP phản ánh, Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM còn xảy ra nhiều chuyện lùm xùm khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Hải Văn
Theo congan.com.vn
Hạnh phúc của người hiến 172 lít sữa cho ngân hàng sữa mẹ Hơn 2.700 trẻ sơ sinh, trong đó có hơn 1.600 trẻ sơ sinh bệnh nặng đã được dùng sữa mẹ thanh trùng do các bà mẹ hiến tặng. "Tôi cũng không biết mình hiến được bao nhiêu sữa cả, cứ khi nào đủ 8 lít là tôi báo bệnh viện đến lấy, nghe bệnh viện cho biết đến thời điểm hiện tại tôi...