Một triệu con gà đông lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella được chuyển đến Anh
Một báo cáo cho biết số lượng lớn gà đông lạnh đã được chuyển đến Anh bị nhiễm khuẩn salmonella.
Người Anh nên cẩn thận khi chọn gà sau khi có thông báo khoảng một triệu con gà đông lạnh được cho là có chứa vi khuẩn. Các sản phẩm bị ảnh hưởng đã được nhập khẩu vào Anh trong hai năm qua.
Khoảng một triệu con gà có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella được nhập vào Anh trong 2 năm qua. Ảnh: Express
Brazil là nhà xuất khẩu thịt gà đông lạnh lớn nhất thế giới và khoảng 1/5 số gà của họ bị nhiễm salmonella. Các nhà điều tra tiết lộ Brazil cung cấp gia cầm trị giá hàng triệu bảng cho châu Âu mỗi năm, bao gồm cả Vương quốc Anh. Hiện chưa rõ các loại thịt bị nhiễm bệnh đã được cung cấp ở đâu, tuy nhiên chính phủ Brazil khẳng định không có mối đe dọa lớn nào.
Theo Alexandre Campos da Silva, người điều phối các cuộc kiểm tra thịt cho chính phủ Brazil, món ăn này không phải là một rủi ro đối với sức khỏe con người vì vi khuẩn bị làm chết trong quá trình nấu nướng.
Những người bị salmonella có khả năng gặp các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn thường được tìm thấy trong thịt sống, thịt gia cầm chưa nấu chín, trứng và sữa chưa tiệt trùng.
Gần đây, Amazon đã đưa ra cảnh báo thu hồi khẩn cấp sau khi có rủi ro salmonella được tìm thấy trong một sản phẩm bán trực tuyến. Đó là loại bột Heera Chilli Powder Extra Hot được đóng trong gói kích thước 6 x 1kg với mã lô PB9446M / 4.
Các triệu chứng ngộ độc salmonella là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, các nhà bán lẻ thường đưa ra cảnh báo thu hồi nếu họ thấy sản phẩm có thể bị ảnh hưởng.
Nhiễm khuẩn salmonella khá phổ biến hiện nay. Ước tính trên toàn thế giới, có hàng chục triệu trường hợp được báo cáo hàng năm. Trong vòng 12-72 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể có thể bị bất kỳ triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, sụt cân, mất nước, nhức đầu hoặc sốt.
Video đang HOT
Nhiễm khuẩn salmonella thường biến mất sau vài ngày. Nếu vẫn còn các triệu chứng hơn 1 tuần, có thể cần phải đi khám bác sĩ. Trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu khi bị nhiễm trùng họ sẽ cần phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài một vài ngày như phân có máu, mất nước, sốt cao.
Trường hợp cần đi khám bác sĩ ngay nếu bị ớn lạnh, ho, cảm thấy yếu, chóng mặt, đau nhức, tiêu chảy và buồn nôn/nôn. Cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bị đau bụng dữ dội, sưng bụng, có máu khi nôn, đi tiểu ít hoặc không muốn đi, tim đập nhanh, thở nhanh hơn bình thường.
Thanh Vân
Theo express
Không chỉ bệnh dại, những căn bệnh nguy hiểm này có thể lây từ chó sang người
Nhiều người không biết rằng ngoài bệnh dại, loài chó có thể lây nhiễm cho con người nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Con người tiếp xúc trực tiếp với chó có thể lây bệnh dại, hắc lào, viêm da, nhiễm trùng giun
Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, nhiều gia đình thường có sở thích nuôi chó trong nhà. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng ngoài bệnh dại, loài chó có thể lây nhiễm cho con người nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Bệnh dại
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa (xuân-hè), đây là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dại có khả năng bùng phát và lây lan, gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người dân.
Mới đây nhất, vào ngày 9/4, bé trai 11 tuổi tên Sồng A.N. ở Sơn La đã tử vong sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó cả gia đình anh BVT (32 tuổi, trú tại Lương Sơn, Hòa Bình) bị chính chó nhà mình cắn vào mùng 2 Tết Nguyên đán. Hai tháng sau, anh T. cùng con trai lần lượt tử vong do bệnh dại.
Đáng chú ý, thời điểm bị chó cắn, gia đình anh T. không đi tiêm phòng. Sau này, khi chồng phát bệnh, vợ anh T. cùng các con mới đi tiêm. Tuy nhiên do bé trai sốt cao nên không thể tiêm, dẫn tới hậu quả đau lòng.
Trước tình trạng nhiều bệnh nhân mắc bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có khuyến cáo sử dụng vaccine kịp thời để phòng, chống bệnh dại. Theo Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine.
Theo Cục Y tế dự phòng, khi bị chó cắn, mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70, hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Bệnh do ấu trùng giun đũa chó ở người
Đây là bệnh truyền nhiễm mà nguồn lây chính là từ chó nuôi trong nhà có mang mầm bệnh, nhất là chó con.
Từ chó, sau khi trứng giun được thải ra theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi, nó tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, có thể trong nhiều tháng và chính những trứng có phôi này là tác nhân lây nhiễm cho người. Khi chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống chứa trứng có phôi của ấu trùng giun đũa, khi đó trở thành người nhiễm bệnh.
Người bị nhiễm các ấu trùng giun đũa ảnh hưởng đến mắt, gây cản trở tầm nhìn, thậm chí bị mù. Ấu trùng di chuyển đến nội tạng, thường xảy ra ở gan, kết hợp với những triệu chứng khác như thở khò khè, khó thở...
Khi nghi ngờ thú cưng bị nhiễm giun đũa, bạn nên cho thú cưng đi khám bác sĩ thú y, đồng thời cách ly với thú bị bệnh.
Nhiễm khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại khuẩn sống trong đường ruột; những con vật có khuẩn này vẫn có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh và chúng sẽ lây truyền vi khuẩn này qua phân và bám vào lông... Nếu không rửa tay sau khi đã chạm vào những con vật bị nhiễm bệnh này, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây sang bạn.
Để giảm thiểu nguy cơ, hãy rửa tay thật kỹ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với phân động vật.
Nhiễm trùng giun móc
Giun móc thường thấy ở cả chó và mèo. Những loại giun móc này có thể lây nhiễm sang người, xuyên qua da nếu thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi hoặc đi chân trần trên nền đất ẩm có chứa phân chó.
Người bị bệnh lây truyền từ giun móc sẽ có các triệu chứng: ho, đau ngực, sốt, đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, táo bón và tiêu chảy... nghiêm trọng hơn là thiếu máu, thiếu hụt protein và suy tim.
Bệnh từ vết xước do chó cắn
Chó cắn có thể gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên rửa sạch da sau khi bị chó liếm, tránh bị mẩn ngứa.
Hắc lào
Đây là một loại bệnh nấm phát triển trên nang lông, được lây qua tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên thường xuyên vệ sinh chỗ nằm cho chó, rửa tay, hút bụi và khử trùng là những cách tốt nhất để tránh hắc lào.
Triệu chứng ở vật nuôi: vết thương đỏ, da giòn và lông loang lổ, nhưng có thể khó nhìn thấy dưới bộ lông của chúng.
Triệu chứng ở người: bệnh thường dễ phát hiện nhờ phát ban hình vòng tròn thường có màu đỏ và ngứa.
Phương Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Australia: Thu hồi các sản phẩm trứng do nhiễm Salmonella nguy hiểm Ash and Sons Eggs Pty Ltd là một công ty gia đình của Úc chuyên sản xuất trứng đã phải thu hồi một số lượng các sản phẩm của mình. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm: Trứng Blue Mountains Free Range 700 gram, Blue Mountains Cage Free 700 gram, Trứng tươi From my farm 800 gram, Trứng tươi Farm 600 gram,...