Một triển lãm đặc biệt về Việt Nam những năm 1940-1980 ở Mỹ
Những bức ảnh dưới đây chụp chân dung, phong cảnh, kỷ vật… ở Việt Nam những năm 1940-1980. Một nhiếp ảnh gia gốc Việt đã sưu tập các bức ảnh này trong nhiều năm tại các cửa hàng đồ cổ và tự hỏi, tại sao lại có nhiều bức ảnh bị lãng quên đến vậy?
Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh (ngoài cùng bên trái) cùng tác phẩm The Farmers and the Helicopters trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thụât hiện đại tại New York năm 2011.
Từ lâu cái tên Lê Quang Đỉnh đã không còn xa lạ với công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam. Mới đây nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt này đã cho trưng bày triển lãm ảnh về Việt Nam giai đoạn trước năm 1940-1980 ngay tại Rice Gallery, Texas, Mỹ.
Lê Quang Đỉnh sinh năm 1968 tại Việt Nam. Năm 1979 ông theo gia đình sang định cư ở phía Nam bang California, Mỹ. Lớn lên ở Los Angeles, ông theo học ngành Mỹ Thuật ở UC Santa Barbara và có bằng cao học về Nhiếp ảnh tại Trường Mỹ thuật ở New York. Năm 1996, ông chuyển về sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Tới năm 2007, Lê Quang Đỉnh đã sáng lập Sàn Art, khu trưng bày nghệ thuật độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 8 năm 2011, ông được lãnh sự Hà Lan trao tặng giải thưởng quỹ Hoàng tử Claus, giải thưởng danh giá dành cho những cống hiến của ông với nghệ thuật đương đại. Rất nhiều tác phẩm khác của ông cũng được trưng bày ở triển lãm Carnegie International 2013 (Bảo tàng Nghệ thuật Carnegie, Mỹ) và Documenta (Kassel, Đức).
Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh giới thiệu với công chúng về các bức ảnh trưng bày trong buổi triển lãm về Việt Nam 1940-1980
Nhiếp ảnh gia Lê Quang Đỉnh mở triển lãm mang tên “Crossing the Farther Shore” để trưng bày các bức ảnh chụp tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1940-1980. Các bức ảnh tại triển lãm bao gồm ảnh chân dung, phong cảnh, chụp các ngày lễ hội tại Việt Nam. Nghệ sĩ đã sưu tập những bức ảnh này trong nhiều năm, tìm chúng trong các cửa hàng đồ cổ và tự hỏi, tại sao lại có nhiều bức ảnh bị lãng quên như vậy?
Lê Quang Đỉnh coi những bức ảnh này là một phần quan trọng của lịch sử, ghi lại cuộc sống thường ngày của những người dân miền Nam- cách họ ăn mặc, vẻ ngoài cũng như cảm nhận của họ. Các bức ảnh được gắn kết với nhau, tạo ra một cấu trúc mỏng manh, đặc biệt. Lê Quang Đỉnh cho biết: “Hầu hết các bức ảnh này được người ta chụp để lưu lại những khoảnh khắc đặc biệt hay hạnh phúc của mình. Nó đặc biệt tương phản với những bức ảnh thế giới từng được thấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam”.
Video đang HOT
Các bức hình trưng bày trong triển lãm đều được chụp trong giai đoạn từ 1940-1980và được gắn kết với nhau tạo một cấu trúc đặc biệt.
“Một số bức ảnh có sẵn chữ ở phía sau. Hầu hết là thời gian, địa điểm chụp ảnh và tên của người xuất hiện trong đó. Ngoài ra, còn có những bức ảnh không có dòng chữ nào và chúng tôi không biết nó từ đâu tới. Do đó, tôi thêm các dòng tâm sự của người Việt xa xứ, cũng như các trích đoạn Truyện Kiều vào đó. Tôi cảm thấy rằng nhiều người Việt ở nước ngòai, nhất là những người lớn tuổi, có thể nhận ra được chính câu chuyện của mình trong đó”.
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện rất riêng được kết nối lại
Phía sau những bức ảnh còn có các dòng chữ viết tay từ nhiều nguồn khác nhau. “Tôi bắt đầu sưu tập chúng với mong muốn ban đầu là tìm thấy những bức ảnh của gia đình mình. Khi chúng tôi rời khỏi Việt Nam năm 1978, chúng tôi đã phải bỏ lại mọi thứ. Do đó, khi quay về sống ở Việt Nam, tôi tìm đến một cửa hàng đồ cũ chuyên bán ảnh đen trắng. Tôi sư tập các bức ảnh này vì chúng gợi nhớ tới gia đình và tuổi thơ của tôi. Chúng trở thành một gia đình thứ hai của tôi”- Lê Quang Đỉnh chia sẻ.
Được biết buổi triển lãm này nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh dành để tưởng nhớ tới mẹ và những người bạn của mẹ. Theo Lê Quang Đỉnh, những người như mẹ anh, dù sống ở đâu, tâm hồn họ vẫn luôn hướng về Việt Nam.
Triễn lãm của Lê Quang Đỉnh mở cửa từ ngày 10/4 và kết thúc vào ngày 28/8/2014 tại Texas, Mỹ.
Ảnh tuần qua: Bức họa chân dung nổi tiếng cả nước
Một bức phác họa chân dung đơn giản, chỉ bằng vài nét chì, nhưng đã lập công rất lớn khi giúp phá vụ án bắt cóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện gây xôn xao dư luận. Nhờ "chiến công" đó, bức họa được cả nước biết đến và "vinh danh".
Bức vẽ phác họa nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh trong Bệnh viện quận 7 - TPHCM, được đánh giá là giống hung thủ tới hơn 80%. Người thực hiện bức vẽ này là một giảng viên trường ĐH Mỹ thuật TPHCM.
Cháy khí lò than ở một hầm lò của Công ty Than Đồng Vông (Quảng Ninh) khiến6 công nhân tử nạn ngay trong hầm lò. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra ngày 16/1. (Ảnh: Lao Động)
Cận cảnh món đồ chơi "lạ" phát nổ khiến 32 học sinh tiểu học phải nhập viện (Ảnh: Dân Việt)
Người đàn ông 50 tuổi, 20 năm bị cùm chân bằng 3 ổ khóa đã mất chìa từ lâu. Mẹ anh 80 tuổi, mắt đã mờ, hàng ngày lần mò đi xin cơm nguội về nuôi cậu con trai tâm thần. (Ảnh: Thu Hằng)
Nhận món quà sinh nhật bí ẩn - một chiếc đài cát-xét, gia đình anh Tỉnh cắm thử đài nghe thì tiếng nổ kinh hoàng vang lên, lấy đi tính mạng của anh Tỉnh, khiến vợ con anh bị thương, căn phòng khách tan hoang như vừa bị ném bom. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Những dòng chữ nguệch ngoạc ghi nhiều cái tên lạ xuất hiện trên con đường "đắt nhất hành tinh" (Ảnh: Nguyễn Dương)
Ông Phạm Văn Đàm (Hải Phòng) sau 40 năm nằm liệt giường bỗng nhiên ngồi dậy, thậm chí có thể tự vệ sinh cá nhân. Tất cả bắt đầu sau một giấc mơ chứa chất niềm hy vọng. (Ảnh: Thu Hằng)
Hàng ngàn người chen chúc nghẹt thở để mua vé xe tết. Có người vật vã chen chân mấy tiếng đồng hồ vẫn không mua được vé. (Ảnh: Tùng Nguyên)
Hình ảnh một người mặc sắc phục công an túm cổ áo bà cụ ngoài đường gây xôn xao cộng đồng mạng (Hình ảnh được cắt từ clip)
Kinh tế khó khăn, Bà Chúa kho cũng vắng người đến trả nợ. Hình ảnh sân chính Đền Bà Chúa kho giáp Tết Giáp Ngọ vắng vẻ bất thường. (Ảnh: Bá Đoàn).
Hoàng Yến (tổng hợp)
Theo Dantri
Xử lý nghiêm vụ sập cần cẩu đè Bảo tàng mỹ thuật UBND TPHCM giao Sở Xây dựng cùng UBND quận 1 xử lý nghiêm vi phạm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công tòa tháp đôi The One (số 1 Phạm Ngũ Lão, quận 1) trong sự cố sập cần cẩu khiến khối sắt lớn đè tường rào Bảo tàng Mỹ thuật. Cần cẩu cùng bó sắt nặng hàng chục tấn ngã...