Một trận động đất 9 độ Richter sẽ hủy diệt toàn bộ bờ tây Mỹ
Bất kỳ lúc nào, vùng bờ tây nước Mỹ, đặc biệt là khu vực bang California, cũng có thể hứng chịu một trận động đất lên tới hơn 9 độ Richter.
Đứt gãy Hayward đã bắt đầu một đợt “cựa mình”
Thanh niên đưa tin, mới đây nhất, một trận động đất 4,1 độ Richter xuất phát từ rãnh đứt gãy Hayward ở Thái Bình Dương đã làm rung chuyển vùng vịnh San Francisco của bang California vào rạng sáng 21/7 (giờ địa phương), khiến hàng ngàn người hoảng loạn tháo chạy khỏi nhà. Đến hôm 23/7, đã có thêm ít nhất 13 đợt dư chấn.
Bắc Mỹ sẽ biến thành”một cỗ máy nghiền khổng lồ” do động đất.
Tuy không xảy ra thương vong và thiệt hại vật chất cũng không đáng kể, nhưng các nhà khoa học khẳng định đây là bằng chứng cho thấy đứt gãy Hayward đã bắt đầu một đợt “cựa mình” mới với những hậu quả khôn lường.
Rãnh đứt gãy này trải dài qua những khu dân cư đông đúc và sầm uất nhất California, bao gồm Berkeley, Oakland, Hayward và Fremont.
Trong viễn cảnh đen tối nhất, đứt gãy Hayward có thể gây ra siêu động đất từ 8 đến hơn 9 độ Richter, kéo theo sóng thần đủ sức hủy diệt toàn bộ khu vực ven bờ tây nam của Mỹ, theo Đài CBS Bay Area.
Nhưng đó cũng chưa phải là tất cả. Xa hơn về hướng bắc còn tồn tại đứt gãy Cascadia từng gây ra một trận siêu động đất từ 8,7 – 9,2 độ Richter dẫn tới sóng thần cao hơn 18 m vào năm 1700.
Theo Cục Quản lý các trường hợp khẩn cấp liên bang (FEMA), một thảm họa tương tự sẽ tàn phá khu vực trải dài từ Vancouver của Canada, qua các tiểu bang Washington và Oregon của Mỹ đến tận San Francisco (California). Để so sánh, trận động đất kéo theo sóng thần làm 15.891 người chết ở Nhật Bản năm 2011 mạnh 9 độ Richter, còn cơn địa chấn hồi tháng 4 ở Nepal với 9.018 người chết mạnh 7,8 độ Richter.
13.000 người sẽ chết
Theo USGS, lần gần đây nhất, đứt gãy Hayward gây ra động đất mạnh là vào năm 1868 khi cơn địa chấn 6,8 độ Richter làm khoảng 30 người thiệt mạng và gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng ở khu vực vịnh San Francisco. “Chúng tôi luôn theo sát hoạt động của đứt gãy Hayward vì nó nằm ở trung tâm của vùng vịnh và khi có động đất lớn xảy ra, cả khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, CBS Bay Area dẫn lời chuyên gia Tom Brocher.
Chưa hết, theo ông Brocher: “Năm trận động đất mạnh gần đây nhất xuất phát từ đứt gãy này cách nhau khoảng 140 năm và chúng ta hiện ở năm thứ 147 kể từ cơn địa chấn 1868. Do vậy, chúng tôi thật sự cảm thấy rằng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Nghiêm trọng hơn, do những thay đổi về hoạt động địa chất của các mảng kiến tạo lẫn biến đổi về môi trường khiến nguy cơ xảy ra động đất trên 6,8 độ Richter ở khu vực tây nam Mỹ đang gia tăng nhanh chóng.
CBS Bay Area dẫn báo cáo của USGS cho biết xác suất xảy ra thảm họa động đất từ 8 đến hơn 9 độ Richter vào khoảng 7%, so với 4,7% trong báo cáo đưa ra năm 2008. Ngoài ra, do dân số trong khu vực hiện nay đã gấp 100 lần so với năm 1868 nên chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong khi đó, các chuyên gia cũng vẽ ra viễn cảnh chi tiết về thảm họa xuất phát từ đứt gãy Cascadia.
Tạp chí The New Yorker dẫn lời Giám đốc FEMA Kenneth Murphy dự đoán toàn bộ khu vực tây bắc Mỹ sẽ biến thành “một cỗ máy nghiền khổng lồ” bởi siêu địa chấn và sóng thần Cascadia. Cụ thể, các thành phố đông dân cư như Seattle và Portland có thể bị xóa sổ hoàn toàn. Khoảng 13.000 người sẽ thiệt mạng, trên dưới 2.500 người bị thương, 1 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại vật chất từ khoảng 30 tỉ USD trở lên.
Video đang HOT
“Một cơn siêu địa chấn kéo theo sóng thần sẽ cắt đứt mọi tuyến đường giao thông huyết mạch, các chuỗi cung ứng phục vụ đời sống hằng ngày và các cấu trúc tối thiểu khác trong một thời gian dài”, Giám đốc Phòng Ứng phó khẩn cấp Oregon Andrew Phelps nhận định với The New Yorker. Ông cũng dự đoán sóng thần sẽ cao từ 15 m trở lên và mọi người có khoảng 10 – 30 phút để tháo chạy lên các vùng đất cao.
Theo nghiên cứu của ĐH Oregon, đứt gãy Cascadia có chu kỳ siêu động đất là trên dưới 243 năm/lần. Nghĩa là tính từ cơn siêu địa chấn năm 1700 đã đề cập ở trên thì hiện nay đã quá hạn 72 năm. Vì thế, Cascadia cũng có thể gây ra một thảm họa động đất “bất cứ thời điểm nào” trong tương lai.
Trước đó, vào năm tháng 3/2011, Nhật Bản đã phải hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần với cường độ 9,0 độ richter khiến gần 16.000 người thiệt mạng và gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima cùng nhiều thiệt hại nghiêm trọng khác. Đây là thảm họa tồi tệ nhất tại Nhật kể từ năm 1923 với trận động đất tại Kano khiến hơn 142.000 người tử vong.
Cách đây 315 năm, một trận động đất có độ lớn tương tự từng xảy ra.
Một nửa nước Mỹ đối mặt với nguy cơ động đất Trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội nghiên cứu Địa chấn Mỹ, các nhà khoa học cho biết hơn 143 triệu người Mỹ đang sống trong các khu vực dễ xảy ra động đất, thuộc 48 bang vùng hạ. Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), nếu tính cả Alaska, Hawaii và Puerto Rico, con số này là 150 triệu người, tăng khoảng gấp đôi so với 25 năm trước đây. Các nhà khoa học tính toán thiệt hại về tài chính nếu xảy ra động đất nhận định rằng, thiệt hại kinh tế trung bình ước tính khoảng 4,5 tỷ USD. Trong đó, 80% tập trung ở các bang California, Oregon và Washington. Một số khu vực có công trình xây dựng dễ bị phá hủy do động đất ở bờ biển phía đông. Theo Live Science, hiện có hơn 6.000 trạm cứu hỏa, 800 bệnh viện và gần 20.000 trường học đang nằm trên các nền đất không ổn định. Tuy nhiên, nghiên cứu này bao gồm các tác động nhân tạo. “Hơn 140 triệu người đang sống trong những vùng có nguy cơ động đất, nhưng con số này còn có thể cao hơn nếu tính đến các hoạt động do con người gây ra”, chuyên gia Kishor Jaiswal của USGS cho hay. Đó cũng là cảnh báo của các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) và nhiều nhà khoa học trong bối cảnh những rãnh đứt gãy địa tầng trong khu vực đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
10 trận động đất kinh hoàng gây sóng thần trong lịch sử
Theo thống kê của Viện Địa chất, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, trong số 10 trận động đất gây sóng thần lớn nhất lịch sử, có tới 9 trận đã xảy ra dọc vành đai Thái Bình Dương chạy dọc rìa Đông Nhật Bản kéo sang Canada, Bắc Mỹ, tới Chile...
1. Động đất gây sóng thần Sumatra, Indonesia (2004)
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter xảy ra ngoài khơi Ấn Độ Dương, tạo ra sóng thần ở 14 quốc gia và cướp đi sinh mạng của gần 230.000 người.
Sóng thần cao tới 30 mét với tốc độ di chuyển 500 - 1.000 km/h đã tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Trận đại sóng thần Ấn Độ Dương đã gây ra những hủy diệt kinh hoàng.
Cho đến nay, thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Trang mạng China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.
2. Động đất Tohoku, Nhật Bản (2011)
Hơn 4 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng không chỉ riêng người dân nơi đây mà còn với tất cả cộng đồng quốc tế.
Ngày 11/3, trận động đất mạnh 9,0 độ Richter gây sóng thần 10m lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản.
Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.
Sóng thần khủng khiếp vượt qua đê biển, đổ vào và tàn phá Nhật Bản.
China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
3. Động đất gây sóng thần Lisbon, Bồ Đào Nha (1755)
Ngày 1/11/1755, trận động đất mạnh 8,5 độ Richter ở khu vực trung tâm Đại Tây Dương đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha và làm rung chuyển nhiều nước châu Âu khác.
Hình ảnh mô phỏng thảm họa sóng thần ở Lisbon năm 1755.
Ngay sau đó, một cơn sóng thần cao tới 30 mét đã xảy ra và giết chết hơn 60.000 người. Đây được coi là một trong số những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử loài người.
4. Động đất gây sóng thần Krakatoa, Indonesia (1983)
Ngày 27/8/1883, sóng thần do hoạt động núi lửa Krakatoa ở Indonesia gây ra có độ cao lên đến 40 mét. Vụ phun trào núi lửa Krakatoa với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử đã hình thành cơn sóng thần giết chết 40.000 người sinh sống quanh khu vực phía tây đảo Java và phía đông đảo Sumatra của Indonesia.
Sức mạnh của những con sóng lớn đến nỗi có thể đưa được khối san hô nặng khoảng 600 tấn lên bờ.
5. Động đất gây sóng thần Enshunada, Nhật Bản (1498)
Trận động đất xảy ra năm 1948 tại Nhật Bản có độ lớn 8,6 độ Richter, gây ra sóng thần cao hơn 16 mét. Những cột sóng khổng lồ ập vào bờ biển Meio Nankai và cướp đi sinh mạng của 31.000 người
6. Động đất gây sóng thần Nankaido, Nhật Bản (1707)
Trận động đất này có độ lớn 8,4 độ Richter gây sóng thần 25m, làm chết 30.000 người, cuốn phăng hàng nghìn ngôi nhà ra biển.
Trận động đất này còn gây đứt gãy, trồi lún, lở đất trên toàn khu vực.
7. Sóng thần Sanriku
Ngày 15/6/1896, những con sóng cao tới 30 mét do một trận động đất ở Honshu gây ra đã quét qua bờ biển phía đông của Nhật Bản. Ở khu vực cách bờ biển 20 dặm, các ngư dân đã không hề nhận thấy điều bất thường bên dưới mạn thuyền bởi vào thời điểm đó, nó mới chỉ cao tầm 38cm. Hậu quả là khoảng 27.000 người đã thiệt mạng và hàng chục ngàn người mất tích.
Khung cảnh hoang tàn sau sóng thần ở Sanriku.
Do động đất xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Honshu nên thương vong và thiệt hại phần lớn do sóng thần gây ra. Khoảng 5.000 ngôi nhà bị phá hủy, trong đó gần 3.000 ngôi nhà bị sóng cuốn trôi.
8. Động đất gây sóng thần Bắc Chilê (1868)
Ngày 13/8/1868, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ở tỉnh Arica, Peru, (nay thuộc Chile), phá hủy toàn bộ thành phố Arequipa và khiến ít nhất 25.000 người thiệt mạng.
Sau cơn địa chấn, những đợt sóng thần cao 21 mét ập vào bờ biển. Chúng đẩy một tàu chiến của Mỹ ra xa 3 km và khiến nó nằm chênh vênh trên vách đá cao 60 m.
Khoảng 25.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa khủng khiếp này.
9. Động đất gây sóng thần tại đảo Ryuku, Nhật Bản (1771)
Trận động đất xảy ra năm 1771 có độ lớn 7,4 độ Richter gây sóng thần cao từ 10-15 mét và làm chết 13.481 người.
10. Động đất gây sóng thần tại Valvia (Chile)
Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ Richter xảy ra chiều ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia.
Miền Nam Chile bị tàn phá sau sóng thần.
Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này, song nhhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000.
Theo_Giáo dục thời đại
Thiên đường buôn người giữa sa mạc lớn nhất thế giới Sa mạc Sahara trở thành tuyến đường huyết mạch của những kẻ buôn người từ lục địa đen vào châu Âu thông qua các "chuyến tàu tử thần" vượt Địa Trung Hải, xuất phát từ Libya. Bất ổn, loạn lạc khiến số người dân chạy trốn khỏi châu Phi tăng đột biến những năm gần đây. Nó tạo cơ hội cho những kẻ...