Một tòa nhà của người Mỹ gốc Việt ở Ferguson bị thiêu trụi
Hôm qua 27-11, tình hình căng thẳng tại thị trấn Ferguson thuộc bang Missouri (Mỹ) có dấu hiệu lắng dịu hơn so với 2 ngày bạo loạn trước đó. Chỉ còn vài chục người tập trung bên ngoài trụ sở cảnh sát ở Ferguson, nhưng không xảy ra các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.
ảnh minh họa
Hãng tin CNN dẫn lại một nguồn tin cho biết, mặc dù số người tham gia biểu tình vào sáng sớm qua tương đối ít nhưng họ sẽ quay trở lại vào ban đêm tương tự tình hình đã xảy ra sau khi thanh niên da màu Michael Brown, 18 tuổi bị nhân viên cảnh sát da trắng Darren Wilson bắn chết hồi tháng 8 vừa qua.
Hãng tin VOA cho hay, bạo loạn bùng phát tại thị trấn Ferguson những ngày qua liên quan đến quyết định miễn truy tố nhân viên cảnh sát Darren Wilson đã làm cho ít nhất 1 tòa nhà của người Mỹ gốc Việt bị thiêu trụi, gây thiệt hại hàng nghìn USD. Một số chủ cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt tại Ferguson và St. Louis tạm đóng cửa do lo ngại bất ổn.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối phán quyết của tòa án tiếp tục diễn ra ở những thành phố khác của Mỹ, nhưng hầu hết đều ôn hòa. Cho đến nay, đã có ít nhất 400 người biểu tình quá khích trên toàn nước Mỹ bị cảnh sát bắt giữ. Hiện lực lượng an ninh vẫn xuất hiện dày đặc trên đường phố Ferguson, trong đó có khoảng 2.200 binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia được điều tới hỗ trợ cảnh sát lập lại trật tự.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Mỹ: Giá lạnh "vùi dập" cuộc bạo loạn chống cảnh sát
Cuộc bạo loạn ở Ferguson trở nên yên tĩnh sau khi thời tiết lạnh giá tràn qua khu vực này.
Ngày 27/11 (từ tối 26/11 theo giờ Mỹ), đường phố ở thị trấn Ferguson, bang Missouri đã trở nên vắng lặng sau 2 đêm liền chứng kiến những cuộc bạo loạn kinh hoàng chống cảnh sát sau khi một bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố viên cảnh sát đã bắn chết thanh niên da màu Michael Brown.
Đường phố Ferguson vắng lặng sau 2 đêm bạo loạn kinh hoàng
Một nguyên nhân khiến cuộc bạo loạn lắng dịu là do thời tiết giá lạnh và bão tuyết bất thường đang tấn công vùng Trung Tây và Bờ Đông nước Mỹ ngay trước Lễ Tạ ơn, khiến nhiệt độ xuống thấp ở thị trấn Ferguson.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình và tuần hành hòa bình tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ đòi công lý cho Brown. Cuộc biểu tình thậm chí còn lan tới thủ đô London của Anh khi một nhóm thanh niên tuần hành trên đường phố và mang theo thông điệp: "Mạng sống của người da đen cũng có ý nghĩa".
Thị trấn Ferguson là tâm điểm của phong trào biểu tình phản đối cách thức hành xử của cảnh sát trong vụ Brown bị bắn chết hồi tháng 8. Thị trấn này đã nhiều lần chứng kiến những cuộc biểu tình bạo lực, và mới đây nhất là vụ bạo động kinh hoàng kéo dài suốt 2 đêm liền khiến nhiều tòa nhà và nhiều xe cảnh sát bị đốt rụi.
Vụ bạo động kinh hoàng này cũng phơi bày tình hình căng thẳng ở thị trấn Ferguson giữa cộng đồng người da đen chiếm đa số và tầng lớp quan chức, cảnh sát chủ yếu là người da trắng, đồng thời phản ánh phần nào tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn còn nóng bỏng của cả nước Mỹ.
Cuộc bạo loạn ở Ferguson phơi bày mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội Mỹ
Tuy nhiên, thời tiết lạnh giá bất thường đã khiến người biểu tình ở Ferguson chùn chân, và đến tối thứ Tư, chỉ còn vài chục người tụ tập bên ngoài sở cảnh sát, trái ngược với cảnh tượng kinh hoàng đêm hôm trước với những vụ cướp phá, phóng hỏa và nổ súng khiến cảnh sát phải bắt giữ hơn 60 người.
Một lý do khác khiến tình trạng bạo lực lắng dịu là sự hiện diện của 2.200 vệ binh quốc gia được Thống đốc bang Missouri Jay Nixon điều động đến để hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát.
Nhiều người đã chỉ trích ông Nixon là đã triển khai Vệ binh Quốc gia quá muộn màng khiến bạo lực bùng phát, và ông này cũng đã thừa nhận rằng "sự xuất hiện và hành động của Vệ binh Quốc gia đã rất hữu ích" trong việc dẹp bạo loạn.
Căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát và cộng đồng người Mỹ da đen đã âm ỉ suốt nhiều thập kỷ qua, khi nhiều người da đen cho rằng hệ thống tư pháp và lực lượng hành pháp của Mỹ không đối xử công bằng với họ.
Sự hiện diện của Vệ binh Quốc gia cũng làm lắng dịu tình hình
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã tìm cách xoa dịu nỗi tức giận của người dân. Ông vẫn tỏ ra thận trọng trong các bình luận về hậu quả của vụ cảnh sát bắn chết người ở Ferguson, và ông cũng thừa nhận rằng giữa cảnh sát và cộng đồng người da đen thiểu số ở đây đang tồn tại sự ngờ vực sâu sắc. Ông Obama cũng khẳng định rằng vấn đề hiện nay không phải hoàn toàn do người da đen gây ra.
Ferguson là thị trấn có 21.000 dân, trong đó có 63% là người Mỹ gốc Phi, 34% là người da trắng, và những người da trắng này nắm giữ hầu hết các vị trí quan trọng trong thị trấn.
Một báo cáo của cơ quan tư pháp bang Missouri công bố năm 2013 cho thấy hơn 85% số lái xe bị cảnh sát chặn lại trong thị trấn là người da đen, và tỉ lệ người da đen bị bắt giữ cao gấp đôi so với người da trắng.
Hiện Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra xem liệu viên cảnh sát Darren Wilson (người đã nổ súng bắn chết Brown) và cả Sở Cảnh sát Ferguson có vi phạm các quyền công dân, đặc biệt là đối với cộng đồng người da đen trong thị trấn hay không.
Ông Matthew Green, giáo sư chính trị tại Đại học Công giáo Mỹ nhận định: "Vụ việc này phản ánh một thực tế buồn là vấn đề này đã tồn tại trong lòng nước Mỹ một thời gian rất dài, và nó không thể giải quyết được bởi một vị tổng thống trong những năm tháng còn lại của nhiệm kỳ".
Theo Khampha
Mỹ tăng gấp ba lần Vệ binh quốc gia tới trấn áp biểu tình tại Furguson Các cuộc biểu tình lại bùng phát và biến thành bạo lực ở thị trấn Ferguson thuộc bang Missouri (Mỹ), khiến Thống đốc Missouri Jay Nixon phải tăng gấp 3 lần số lượng Vệ binh quốc gia được triển khai tới thành phố này để trấn áp biểu tình và duy trì hòa bình. "Các đội phản ứng nhanh thuộc Vệ binh quốc...