Một tình yêu rất lạ trong “Cánh cung”
Bộ phim kể về một ông già đánh cá sống ẩn dật trên một chiếc thuyền tồi tàn, lênh đênh dọc theo bờ biển. Ông lão đã nhận nuôi một cô bé từ khi còn nhỏ, và “bảo vệ” cô cách ly khỏi thế giới bên ngoài.
Cô gái nhỏ được bảo vệ trong một thế giới đặc biệt
Vào thời điểm xảy ra câu chuyện trong bộ phim, cô gái nhỏ đã 16 tuổi. Trong bộ phim, tình thế nước đôi của mối quan hệ gần như loạn luân xảy ra giữa một ông già và cô gái nhỏ – ông đã nuôi nấng đứa trẻ như con mình, và nhen nhóm ham muốn khi đứa trẻ lớn lên thành thiếu nữ. Ông già đã yêu cô bé từ lúc nào không biết, ông yêu cô một cách thầm kín, chăm sóc cô và tự chuẩn bị hôn lễ cho mình khi cô đủ 17 tuổi
Thế giới trong The bow là một thế giới bình yên, nhạy cảm và nguyên thủy, gần như hoàn toàn tách biệt với bên ngoài. Biển cả chính là một tấm phông nền tinh khiết cho những nhân vật sống cuộc đời lặng lẽ. Mặc dù thoát khỏi ồn ào của xã hội bình thường, nhưng cũng giống như trong những bộ phim khác của Kim Ki Duk, nội tâm nhân vật vẫn vô cùng mãnh liệt, và đạo diễn luôn đặt họ vào những biến cố bất thường, những thử thách khốc liệt.
Thế giới mênh mông và tĩnh lặng của ông già – cô gái nhỏ trở nên sống động vào mỗi Chủ nhật, khi có những người từ đất liền tới thuê thuyền của họ để câu cá. Trong những Chủ nhật này, một người đàn ông trẻ từ thành phố – một sinh viên, đẹp trai xuất hiện đã đe dọa giấc mơ về đám cưới của ông già. Chàng trai trẻ với rất nhiều điều mới mẻ từ thế giới bên ngoài đã hấp dẫn cô gái, khiến cô, lần đầu tiên muốn thoát khỏi thế giới của ông già.
Mối quan hệ giữa ba nhân vật có kết thúc rất đặc biệt
Xuyên suốt trong câu chuyện kỳ lạ này là một nhân vật cũng đặc biệt không kém – một cây cung. Cây cung là vũ khí đầy sức mạnh, giúp ông già bảo vệ được cô gái nhỏ và thế giới của mình khỏi những người xa lạ từ bên ngoài. Cây cung là công cụ để ông dự đoán tương lai theo một cách cũng rất kỳ lạ. Cây cung đồng thời lại là một cây đàn, là sợi tơ mềm mại vỗ về tâm hồn ông.
Cây cung vừa cương vừa nhu, vừa đầy uy lực, vừa bảo thủ, vừa bay bổng, giống như bản chất của con người. Sự xuất hiện của nhân vật đặc biệt này khiến cho bộ phim có một chiều sâu khác, một sự lay động của tâm thức phương Đông.
Cây cung xuất hiện vừa là một vũ khí…
… vừa là một cây đàn
Trong phim, có lẽ chính cây cung là “nhân vật” được “nói” nhiều nhất. Các nhân vật khác trong phim hầu như đều câm lặng. Ông già, cô gái nhỏ hay chàng trai trẻ đều không nói nhiều. Có lẽ tự bản thân các tình tiết trong phim cũng đã thổ lộ được mọi điều.
Đạo diễn Kim Ki Duk giải thích rằng: “Điều đó chứng tỏ giao tiếp có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau chứ không chỉ bằng lời nói. Càng sống lâu thì người ta sẽ càng ít nói, vì nói là nhược điểm lớn nhất của con người. Khóc và cười mới là những cách giao tiếp ý nghĩa nhất. Hơn nữa, tôi ít sử dụng ngôn ngữ vì sợ một bản dịch không chính xác có thể làm hỏng cả bộ phim”.
Đạo diễn kỳ lạ Kim Ki Duk từng nhận được rất nhiều giải thưởng
Chính bản thân Kim cũng chia sẻ: “Phim của tôi luôn kể về những thân phận con người bởi tôi tin rằng ngôn ngữ có thể bất đồng nhưng số phận và đau thương là điều mà mọi người trên toàn thế giới đều có thể hiểu và đồng cảm, bất chấp cả ngôn ngữ”.
Sau khi làm lễ thành hôn với cô gái trẻ, ông già đã tự vẫn. Có lẽ việc kết hôn với cô gái không đơn giản mang ý nghĩa xác thịt, mà là biểu trưng của ước mơ. Khi con người đã đạt được ước mơ của đời mình, cuộc sống có lẽ không còn ý nghĩa nữa. Cái chết lúc này cũng chỉ nhẹ như lông hồng mà thôi.
Theo TTVN
"Con quỷ lớn" trải lòng về phim sốc
Đạo diễn Kim Ki Duk, "người cha" của bộ phim Pieta gọi đứa con tinh thần của mình là chất thải sau khi được tiêu hóa.
" Con quỷ lớn" xứ Hàn trải lòng
Sau khi bộ phim Pieta đoạt giải Sư tử vàng tại LHP Venice năm nay, Kim Ki Duk, vị đạo diễn tự nhận mình là "con quỷ lớn" càng nhận được sự chú ý của báo giới trong ngoài nước.
Những bài viết ca tụng xuất hiện trên khắp các mặt báo kể về những tác phẩm "dị" nhất của ông, những phát ngôn "sốc" trước đây.
Tuy nhiên, việc ông chia sẻ về chính mình một cách chân thật trước báo giới thì quả là hiếm.
Video đang HOT
Chiều ngày 11/9 vừa qua, Kim Ki Duk đã có mặt tại buổi họp báo đặc biệt cùng hai diễn viên chính của bộ phim Pieta là Lee Jung Jin, Jo Min Soo. Họ từ LHP Venice trở về quê nhà mang theo vinh dự cho cả đất nước.
Kim Ki Duk trong buổi họp báo chiều 11/9
Cũng tại buổi họp báo này, Kim Ki Duk đã có những trải lòng sâu sắc với công chúng - điều mà vốn lâu nay ông thường chỉ giữ riêng cho mình.
Những lý giải về nội dung tác phẩm Pieta có phải là sự phản ánh những kinh nghiệm cá nhân của ông hay không? Về chủ đề "sự cứu rỗi" luôn thường trực trong các bộ phim của ông, những tác phẩm tiếp theo và cả những điều cá nhân nhất, hay như chuyện bộ trang phục duy nhất của ông trên thảm đỏ Venice... đều được ông chia sẻ rất cởi mở.
Để hiểu hơn về tâm tư của một con người Kim Ki Duk, chúng ta hãy cùng nghe cuộc nói chuyện giữa ông và báo giới Hàn vào chiều 11/9:
Xin ông cho biết cảm nghĩ khi nhận giải?
Thích chứ. Đó là một việc rất vui và cũng có thể là giải thưởng cá nhân tôi nhận được.
Nhưng từ thập niên 90 trở đi, nếu cộng những bộ phim hay của Hàn Quốc được giới thiệu mang tính quốc tế và có nhiều khán giả tới xem thì đây là một giải thưởng quý. Nó chẳng phải là giải thưởng dành cho Giới điện ảnh Hàn Quốc hay sao?
Kim Ki Duk ngồi giữa hai diễn viên chính Lee Jung Jin, Jo Min Soo
Nếu nói một câu với các khán giả, ông sẽ nói...
Dù thế nào thì những vị đã chúc mừng thật tâm khi tôi nhận giải thưởng này lại không phải là những khán giả phim của tôi - những người đã lặng lẽ không nói một lời nhưng đã coi tôi là một kẻ tầm thường.
Tôi nghĩ đây là một điều đáng tự hào. Khi ra nước ngoài, tôi đã nhận được nhiều câu hỏi, có phải bộ phim không nổi tiếng ở Hàn Quốc mà chỉ nổi tiếng ở châu Âu? Khi đó, tôi đã thật lòng trả lời rằng, "Ở Hàn Quốc, cũng có những fans cho bộ phim tôi là tầm thường".
Pieta đang phản ánh những kinh nghiệm cá nhân của ông?
Khi làm phim, tôi đã làm cho ra đời tác phẩm về chủ nghĩa cơ bản cực đoan. Nó bao trùm nhiều chủ đề về gia đình, lòng hận thù, niềm tin... Điều tôi muốn thể hiện nhất đáng tiếc lại là xã hội lấy đồng tiền làm trung tâm và phá hủy gia đình mà chúng ta đang sống. Từ ý định muốn xóa bỏ những bi kịch đó, tôi đã làm nên bộ phim này.
Trước đây, tại LHP quốc tế Locarno, bộ phim Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân, tôi cũng đã ngạc nhiên vì nhận được những tràng pháo tay không dứt. Khi đó, các phóng viên đã có nhiều kiến nghị vì sao bộ phim không nhận được giải Vàng. Lần này, tôi cũng đã ngạc nhiên khi các ký giả vỗ tay tới 10 phút. Tôi nghĩ, thế là mình đã làm tốt được một bộ phim.
Ngày hôm sau, khi nghe ngài Chủ tịch ủy ban điều hành của LHP nói: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử LHP xảy ra một việc như vậy", tâm trạng tôi đã rất khó tả. Khi tới rạp xem, tôi mới hiểu được rằng vì sao một bài báo lại viết "những tràng pháo tay như long trời lở đất".
Điều đáng tiếc là trong rạp không có nhiều khán giả nhưng, tôi luôn không lạm dụng về những con số.
Có điều gì khiến ông trở nên gần gũi với công chúng hơn so với trước kia?
Tôi biết chính xác mình phải quay trở lại - giống như sau một cơn mộng, bạn sẽ có một vài việc mà phần lớn là mong muốn chia sẻ về những mối quan hệ. Những thứ gọi là tình cảm, sự ngu dại hay tham vọng nào đó mà tôi có, tôi đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và nhận thấy tất cả chúng đều là liều thuốc.
Chính chúng đã trở thành đề tài giúp tôi làm nên Pieta. Điều Pieta gây ngạc nhiên nhất tại Châu Âu là nhân vật chính trong phim - có tới 3 nhân vật chính trong đó đồng tiền cũng là một nhân vật.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về tiền và đã học được nhiều thứ theo cách sử dụng giá trị đồng tiền như thế nào. Cuối cùng tôi đã có được kết luận: Nếu bạn dùng đồng tiền đúng đắn, nó là một liều thuốc hiệu quả nhưng nếu bạn sử dụng sai thì đó sẽ là thuốc độc.
Về sau, ở đâu đó có những bài báo nước ngoài nói rằng tác phẩm của tôi mang tính đại chúng. Vì thế, tôi đã làm bộ phim của mình theo cách đại chúng và tôi đã thay đổi.
Hai người bạn vui sướng sẻ chia cảm giác về bức tượng Sư tử vàng (Đạo diễn Lee Hyun Seung và đạo diễn Kim Ki Duk)
Tôi đang viết một kịch bản phim điện ảnh tiếp theo. Có thể nó sẽ không còn mang tính đại chúng nữa nhưng không hẳn là phim giải trí. Đó có thể là một phim bộ điện ảnh thú vị và có ý nghĩa. Mục tiêu của tôi là sản xuất phim. Một năm 1 phim.
Ông vẫn mặc nguyên bộ trang phục đặc biệt mà ông diện duy nhất tại LHP Venice vừa qua
(Dù không ai đưa ra câu hỏi nhưng đạo diễn Kim Ki Duk tự giải thích về bộ quần áo rất đặc biệt mà ông đang mặc trên người).
Nó có giá 1,5 triệu won, chiếc quần giá 600.000 won. Đây là một sai lầm lớn của tôi. Khi trên đường tới thu âm cho chương trình Do Dream, tìm hoài cũng không thấy bộ trang phục nào, tôi đã ghé vào một cửa hàng quần áo bất kỳ và mua chúng.
Không biết đó có phải là đồ của nữ không nhưng nghĩ cái này ai mặc cũng được, nên đã hỏi giá tiền. Khi nhân viên trả lời là 1,5 triệu won, tôi cảm thấy con số khá lớn nhưng vì không còn thời gian, tôi đã mua nó. Hơn nữa, tôi sẽ phải tham gia các LHP nước ngoài, trong một năm tới cũng phải đi dự các kỳ LHP.
Bộ áo thầy tu dày trịch mà tôi mặc tại Cannes năm ngoái tôi đã mặc nó suốt 1 năm. Đôi giày thể thao mà người ta nói nó giá 300.000 won, thực tế tôi cũng không biết chính xác là bao nhiêu, ngày nào tôi cũng đi trong suốt 1 năm.
Cận cảnh đôi giày nát, chân đất của Kim Ki Duk trên thảm đỏ Venice lần thứ 69
"Pieta vừa là một món ăn ngon vừa là một thứ phân thải"
Khoảnh khắc khi nhận giải, người mà ông hồi tưởng lại là ai?
Đó là hình ảnh của chính tôi năm tôi 15 tuổi. Khi tôi đang mang đống hành lý nặng tại Cheong Gye Cheon (một địa danh).
Đạo diễn Kim Ki Duk và nữ diễn viên Jo Min Soo trong đêm trao giải Venice
Ông lấy hình mẫu cho kết thúc phim từ đâu?
Đó là hình ảnh về chúa Jesu đang treo mình trên cây thập tự.
Ông hãy giới thiệu về tác phẩm mới của mình
Tôi không có hình mẫu nào trong phim điện ảnh. Có thể tôi sẽ tiếp tục câu chuyện về hiện thực khi chúng ta cảm nhận được sự khủng khoảng chìm ngập trong thế giới mà chúng ta sống, sự cảm nhận, nhiệt độ của xã hội.
Lý do ông hát bài Arirang (dân ca Hàn) tại lễ trao giải?
Bài Arirang tôi cũng hát tại LHP Thượng Hải. Tại Cannes năm ngoái cũng thế và trong hơn 10 kỳ LHP tôi tham gia, tôi luôn hát Arirang. Tôi nghĩ khi mình có cơ hội, dù chỉ một lần, mình cũng sẽ hát để thể hiện những gì thuộc về mình.
Tôi cũng luôn nói rằng bài hát đó thể hiện nỗi đau, niềm vui và cả nỗi buồn của người Hàn Quốc. Các bạn cũng vậy, nếu có cơ hội, hãy luôn hát bài hát này.
Hình ảnh bàn chân chai sạn, nứt toác trên đôi dép mòn trở thành cảm xúc cho poster bộ phim Arirang từng đoạt giải "Un Certain Regard" tại Cannes 2011 của Kim Ki Du
Một số báo nước ngoài đã so sánh Pieta với The Master (với ý bức xúc việc The Master không được nhận giải Sư tử vàng)
Tôi đã nói chuyện nhiều với Hội đồng ban giám khảo. Tất cả mọi người đều thích nữ diễn viên Cho Min Soo (đóng vai nữ chính trong phim).
Họ nói về việc nhận giải vàng là điều đương nhiên. Một số phương tiện truyền thông Mỹ đặt tình cảm lớn đối với The Master và họ cảm thấy rất tiếc, nhưng chẳng phải cả hai sẽ cùng gặp lại nhau ở Oscar là ổn sao?
Ông có suy nghĩ sau này sẽ thân thiết hơn với dư luận báo chí?
Tôi muốn có được sự thân thiết, thiện cảm nhưng việc phỏng vấn rất khó khăn với tôi. So với việc nhận 10 cuộc phỏng vấn thì thà làm 1 bộ phim điện ảnh còn dễ hơn.
Từ sau bộ phim đầu tiên "Cá sấu", ông vẫn đang kiên trì với lời nhắn về sự rửa tội?
Cái gọi là sự rửa tội là lời nói mượn từ Kito giáo. Tôi nghĩ mình vừa sống vừa nói lên ý nghĩa của của sự rửa tội. Từ cuộc sống đương đại, niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau sẽ làm giảm đi những người thích khoa trương.
Ông có hy vọng vào các nhà đầu tư rót vốn cho phim của ông trong tương lai?
Điều tôi luôn luôn trăn trở là sẽ tới một lúc không có một ai đầu tư cho phim của mình.
Ngoại trừ phim Isle (Hòn đảo), các tác phẩm còn lại tôi đều làm bằng tiền bán bản quyền ra nước ngoài. Các diễn viên và nhân viên trong đoàn không được cấp tiền tạm ứng. Tôi chỉ đưa tiền tạm ứng cho các nhân viên không thể lo đủ sinh hoạt phí trong một tháng.
Phim Pungsan dog thu được chừng 1 tỷ won, tôi đưa cho các nhân viên trong đoàn tiền thù lao 500 triệu won.
Tôi muốn tạo một hệ thống làm việc kiểu như thế. Pieta cũng vậy. Doanh thu của bộ phim tôi sẽ sẻ chia cho mọi người trong ê kíp. Phần còn lại tôi giành để làm các bộ phim sau này.
Tôi nghĩ đó có thể là một việc làm bất bình thường với các đạo diễn khác. Với tôi, chi phí sản xuất lớn nhất là kịch bản và ánh mắt mà người biên kịch nhìn vào thế giới.
Đó không phải là một cuộc kinh doanh lớn. Tôi mong giữa các nhà làm phim sẽ có cuộc cạnh tranh công bằng.
Nếu nói một câu về "keyword" (từ khóa) của Kim Ki Duk trong tương lai, ông sẽ nói gì?
Keyword Kim Ki Duk sẽ là thế này. Những người không được học chuyên môn về điện ảnh, những người không có quyền tổ chức, tôi muốn cho họ cơ hội để trở thành đạo diễn và tôi vẫn sẽ tiếp tục làm những việc như vậy.
Câu cuối cùng ông muốn nói?
Với tôi, Pieta vừa là một món ăn ngon vừa là một thứ phân thải ra sau khi tiêu hóa. Tôi nghĩ, nếu không có rạp chiếu phim, khán giả sẽ yêu cầu có rạp chiếu phim. Hãy cùng đến xem nhiều bộ phim hơn nữa và dù không được như thế thì nó (ý chỉ tác phẩm của ông) cũng sẽ trở thành một thứ phân bón hữu ích.
Sau thời gian này, tôi sẽ không gặp gỡ báo chí và phải tập trung viết kịch bản. Tôi phải bắt đầu từ con số O. Hãy để tôi tiếp tục làm bộ phim điện ảnh tiếp theo của mình.
Cảnh quay gây sốc của phân cảnh làm tình trong Pieta
Theo TTVN
Đạo diễn xứ Hàn giành giải Sư tử vàng từng bị cho là tâm thần Chỉ có trình độ học vấn cấp 2, luôn bị chê là có những ý tưởng tâm thần là hai trong nhiều câu chuyện về đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki Duk - người vừa được tôn vinh tại một trong 3 LHP uy tín của châu Âu. Poster phim Pieta của đạo diễn Kim Ki Duk, giải Sư tử vàng LHP Venice...