Một thuyền viên Nghệ An rơi xuống biển Vũng Tàu mất tích
Trong lúc đi vệ sinh, một thuyền viên trên tàu đánh cá của chủ tàu trú tại phường Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai bị rơi xuống biển ở Vũng Tàu và mất tích.
Lúc 09 giờ 30 phút ngày 26/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & TKCN tỉnh Nghệ An nhận được báo cáo về việc tàu cá NA 90075 TS có 01 thuyền viên bị rơi xuống biển mất tích.
Theo đó, tàu NA 90075 TS do anh Trần Văn Hùng, sinh năm 1968, hộ khẩu thường trú tại khối Phú Lợi 1, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An làm chủ phương tiện, trên tàu có 08 thuyền viên.
Sáng 26/6, phương tiện đậu tại tọa độ 10036′100″N – 107049′200″E, cách biển Bình Châu, Thành phố Vũng Tàu khoảng 17 hải lý về phía Đông Nam. Thuyền viên Trần Văn Thông, sinh năm 1994, hộ khẩu thường trú ở khối Phú Lợi 1, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai trong lúc đi vệ sinh thì bị rơi xuống biển mất tích (chưa rõ nguyên nhân).
Video đang HOT
Ngay sau khi thuyền viên mất tích, chủ phương tiện đã đề nghị hỗ trợ tìm kiếm. Ông Phạm Hồng Thương – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có công văn đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I; Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ tìm kiếm.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Đài thông tin Duyên hải Bến Thủy, UBND thị xã Hoàng Mai phối hợp với các đơn vị liên quan và gia đình chủ tàu phát tin thông báo hàng hải và huy động các tàu cá hoạt động gần khu vực đến hỗ trợ tìm kiếm./.
Huy động nguồn lực phòng ngừa và ứng phó hiệu quả tai nạn tàu, thuyền trên biển
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu, thuyền trên biển.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch nhằm huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả tai nạn tàu, thuyền trên biển nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường; giúp duy trì thường xuyên các lực lượng trên biển, góp phần bảo đảm vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc...
Cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên kiểm tra mức độ gây hại của các sinh vật trên lúa đông xuân. Ảnh: PHẠM QUANG
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, toàn tỉnh hiện có gần 2.600 ha cây trồng nhiễm sinh vật gây hại, trong đó, 2.360 ha lúa đông xuân bị bệnh hại chủ yếu là đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy... Còn hơn 200 ha cây trồng khác mắc bệnh khô cành, rỉ sắt, sâu keo mùa thu, đốm lá lớn, lá nhỏ, khô vằn... Để phòng trừ sinh vật gây hại trên cây trồng, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, nhất là những khu vực có nguy cơ cao, tránh để sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.
Ngày 18-4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa bàn hiện có hơn 11.000 ha lúa xuân sớm đang phơi màu, chín sữa; gần 66.000 ha lúa chính vụ đang ôm đòng, trỗ bông và hơn 38.000 ha lúa xuân muộn đang trong giai đoạn đứng cái, ôm đòng. Tuy nhiên, hiện bệnh đạo ôn cổ bông đã phát sinh hơn 10 ha, khô vằn gây hại hơn 733 ha mức độ nhẹ đến trung bình, có 5 ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, hơn 18 ha bị sâu cuốn lá nhỏ...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vụ đông xuân 2019 - 2020, tỉnh gieo cấy hơn 28.000 ha lúa, đến thời điểm hiện tại, lúa đang giai đoạn trỗ bông. Qua kiểm tra thực tế, hiện đã có hơn 7.500 ha lúa bị nhiễm bệnh các loại và sinh vật gây hại, cần tích cực triển khai các biện pháp phòng, trừ hiệu quả.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện bệnh khảm lá trên cây sắn đã phát sinh, lây lan gây hại hơn 2.600 ha. Sở đã đề nghị UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá trên cây sắn năm 2020 để huy động các nguồn lực phù hợp vào công tác phòng, chống bệnh.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh trồng khoảng 5.665 ha sắn, hiện trồng được 4.824 ha. Đến nay, đã có 1.591 ha bị bệnh khảm lá sắn gây hại, chủ yếu là ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.Trong đó, diện tích bị mất trắng là hơn 816 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng là 688 ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vận động người dân nhổ bỏ diện tích sắn bị nhiễm bệnh, tiêu hủy để tránh lây lan.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú (Trà Vinh), do ảnh hưởng hạn mặn kéo dài, cộng với giá cả thời gian qua không cao cho nên nhiều nông dân không còn mặn mà với cây mía. Nếu như niên vụ năm 2019 - 2020, toàn huyện sản xuất hơn 2.478 ha mía thì kế hoạch vụ mới 2020 - 2021 chỉ còn khoảng 1.800 ha, giảm hơn 678 ha.
Tại tỉnh Hậu Giang, nơi xuống giống mía sớm nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì đến nay chỉ đạt khoảng 5.900 ha mía; trong đó thị xã Ngã Bảy giảm 390 ha mía, TP Vị Thanh giảm tới 590 ha so với vụ trước, đặc biệt là nông dân huyện Phụng Hiệp đã giảm hơn 1.260 ha mía để chuyển sang trồng sầu riêng, bưởi, chanh không hạt...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng rìa phía nam của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía tây cho nên ngày 19-4, nắng nóng xuất hiện ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35 đến 37C.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông, tình hình hạn hán mùa khô năm nay đã gây thiệt hại hơn 260 ha cây trồng các loại tại các địa phương phía bắc của tỉnh. Nếu tình trạng hạn hán kéo dài sẽ có gần 19.000 ha cây trồng thiếu nước tưới, không có nguồn bổ sung. Tại các huyện Krông Nô và Đắk Mil đã có gần 700 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
PV VÀ CTV
Bà Rịa-Vũng Tàu sắp đón 686 chuyên gia từ nước ngoài vào tỉnh làm việc Dự kiến sắp tới Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ đón 686 chuyên gia của các công ty, doanh nghiệp, dự án, tập đoàn từ nước ngoài vào tỉnh làm việc Một khu vực cách ly tập trung. Ảnh: Nguyễn Cúc - TTXVN Ngày 22/6, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo...