Một thương binh giả hưởng chế độ suốt 15 năm
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk vừa có kết luận đối với trường hợp ông Đỗ Đức K. (SN 1945, ngụ thôn Phước Thọ 2, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk), làm giả giấy tờ, giả mạo chữ ký của người làm chứng để hưởng chế độ thương binh suốt từ năm 2001 đến nay.
Cụ thể, năm 2001, ông Đỗ Đức K. kê khai và được cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận bị thương. Ông K. hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục và được công nhận người hưởng chính sách thương binh, hưởng trợ cấp từ ngày 29/6/2001.
Vào năm 2003, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển hồ sơ của ông K. đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk để tiếp tục chi trả chế độ cho ông K.
Trong hồ sơ này có giấy chứng nhận trường hợp bị thương của ông K. do ông Lê Hữu Tủng (SN 1936, ngụ thôn 5A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk) ký nhận. Tuy nhiên, qua xác minh ông Tủng khẳng định ông không hề tham gia thanh niên xung phong cùng ông K. và không biết giấy chứng nhận bị thương cho ông K., chữ ký trong giấy chứng nhận là giả mạo chữ ký của ông Tủng.
Ông Hoàng Văn Nguyên đứng ra tố cáo ông Đỗ Đức K. làm giấy tờ thương binh giả để hưởng chế độ
Video đang HOT
Ngày 25/5/2015, Sở lĐ-TB&XH đã có buổi làm việc cùng ông Đỗ Đức K. về vấn đề này. Tại đây ông K. nêu rõ: Ông đi thanh niên xung phong từ năm 1965 đến năm 1968, sau đó làm việc trong ngành đường sắt đến năm 1992 thì chuyển vào Đắk Lắk sinh sống. Năm 2001, ông K. về quê tại xã Đồng Tiến (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nhờ anh trai mình là Đỗ Đức Ngân cùng 2 người trong thôn làm hồ sơ để hưởng chế độ. Riêng chữ ký người làm chứng trong hồ sơ thương binh của ông là do 3 người trên ký mạo danh.
Căn cứ vào kết luận kiểm tra, xác minh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định đình chỉ chế độ thương binh đối với ông Đỗ Đức K. kể từ ngày 1/8/2015, truy thu toàn bộ số tiền mà ông K. đã hưởng sai.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ông Hoàng Văn Nguyên (SN 1947, ngụ thôn Phước Thọ 2, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk) tố cáo ông Đỗ Đắc K. đã làm giả giấy tờ để hưởng chế độ thương binh của Nhà nước. Trước đó, ông K. có nói với ông Nguyên việc về quê làm giả giấy tờ chỉ mất khoảng 5,5 triệu đồng và vài ký cà phê là có giấy chứng nhận thương binh.
Sau khi có giấy tờ thương binh giả, ông Đỗ Đắc K. được hưởng chính sách thương binh hạng 4/4 với tỷ lệ thương tật 25% từ thời điểm năm 2001. Số tiền ông K. nhận từ đó đến nay vào khoảng trên 120 triệu đồng.
Được biết, từ năm 2012 đến nay Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã đình chỉ 77 đối tượng làm hồ sơ thương binh giả; tạm đình chỉ 60 trường hợp để tiếp tục điều tra làm rõ.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Hà Nội: Nhập bao cao su Trung Quốc, đóng gói nhái thương hiệu nổi tiếng
Bước đầu, cơ quan chức năng làm rõ, Công ty nhập bao cao su giá rẻ từ Trung Quốc với số lượng lớn, sau đó đóng vào hộp mang nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng.
Chiều ngày 14/7, Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục QLTT Hà Nội) phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện một cơ sở làm giả bao cao su với số lượng "khủng".
Lực lượng chức năng kiểm đếm số bao cao su thu giữ.
Theo đó, khoảng 14h ngày 14/7, kiểm tra kho hàng của Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và Thương mại Vĩnh Thịnh tại địa chỉ P1007 tòa nhà 3D khu đô thị Resco, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (trụ sở công ty đăng ký tại số 28, ngách 396/7, đường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội do bà Nguyễn Thị Việt Hà làm người đại diện), lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ gần 700 nghìn chiếc bao cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số lượng hàng trên không có giấy tờ, hóa đơn chứng từ cũng như giấy kiểm định chất lượng.
Bước đầu, đại diện công ty khai nhận, công ty thường nhập bao cao su từ Trung Quốc về, đặt sản xuất hộp của các hãng bao cao su nổi tiếng trên thế giới, sau đó gia công đóng gói để làm giả mẫu mã của các hãng nổi tiếng, bên ngoài in chữ "Made in Korea", "Made in Malaysia" để đánh lừa người mua.
Những sản phẩm này có thể gây hại trực tiếp cho người sử dụng.
Được biết sản phẩm bao ca su giả này được bán trên thị trường với giá 8.500 đồng/ một chiếc. Theo cơ quan chức năng, những sản phẩm này có thể gây hại trực tiếp đối với sức khỏe con người.
Ông Lê Việt Phương - Phó đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 - cho biết: "Thủ đoạn của công ty Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và Thương mại Vĩnh Thịnh rất tinh vi. Trụ sở của công ty đặt một chỗ, nơi để hàng hóa và gia công hàng hóa lại ở chỗ khác. Hàng hóa sau khi làm giả được nhân viên của công ty xé lẻ để vận chuyển nên việc theo dõi, bắt quả tang gặp rất nhiều khó khăn.".
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Tiến Nguyên
Theo dantri
Làm giả hồ sơ nhà đất, nhận bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 3 tỷ Để nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cao hơn, Tâm đã làm giả hồ sơ về nguồn gốc và thời gian tạo dựng nhà, biến đất nông nghiệp thành đất ở, chiếm đoạt của nhà nước số tiền chênh lệch hơn 3 tỷ đồng. Ngày 14/7, Tòa án Nhân dân TPHCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên...