Một thoáng Cô Thôn : Nơi những giá trị văn hóa di sản lâu đời của tộc Ê Đê được gìn giữ
Mặc cho sự khắc nghiệt của thời gian và sự tác động của đời sống thời hiện đại, buôn Cô Thôn vẫn bền bỉ giữ gìn được những giá trị di sản văn hóa và tập tục có từ lâu đời của tộc người Ê Đê bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.
Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.
Vẻ đẹp độc đáo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Nhà dài truyền thống, nơi chứa đựng nhiều dấu ấn văn hóa của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Đôi bầu ngực trên cầu thang gỗ của ngôi nhà dài biểu tượng chế độ mẫu hệ truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Khu nhà nghỉ được thiết kế theo phong cách nhà dài trong khu nghỉ dưỡng sinh thái của buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Kèo tre, mái lá… mang nét đặc trưng của ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Cổng nhà được thiết kế với những mô típ nghệ thuật truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Hiên nhà sàn, không gian thư giãn chính của nhà dài. Ảnh: Thanh Hòa
Thuyền độc mộc, phương tiện di chuyển truyền thống trên sông nước của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Vẻ đẹp hoang sơ đậm chất thiên nhiên ở khu du lịch sinh thái trong buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Quán cà phê mang phong cách đồng quê trong khu nghỉ dưỡng sinh thái. Ảnh: Thanh Hòa
Dấu ấn thời gian in hằn trên nếp gỗ của ngôi nhà dài buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Trước năm 1975, Cô Thôn chỉ có ba cái nhà dài với chừng 10 hộ gia đình sinh sống. Toàn buôn chỉ có một cái giếng lớn, đủ để sinh hoạt và tưới cho khoảng chục héc ta cà phê. Sau năm 1975, nhờ chủ trương định canh, định cư của nhà nước, Cô Thôn được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. Nhờ chăm chỉ sản xuất, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, dân làng Cô Thôn từng bước ổn định và phát triển thành buôn văn hóa.
Mặc dù đời sống vật chất khá giả, nhưng không vì thế mà các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Ê Đê bị mai một. Tuy gần thành phố, đất đai có giá trị kinh tế lớn nhưng trong buôn tuyệt nhiên không có chuyện bán đất, làm nhà ngoi ra mặt đường để tận dụng làm ăn buôn bán. Cả buôn hiện có gần 40 ngôi nhà dài được xây cất vững chãi, bề thế với những nét kiến trúc độc đáo đặc trưng của nhà sàn Ê Đê. Và càng ngạc nhiên hơn, ở Cô Thôn không hề thấy cảnh trâu bò, lợn, gà nuôi dưới sàn nhà như cách thường thấy của người Ê Đê mà được nuôi riêng xa nơi ở, nhờ đó mà cả buôn luôn sạch đẹp, không ô nhiễm.
Nhà dài ở Cô Thôn được xây dựng bằng các vật liệu từ thiên nhiên, mang kiến trúc độc đáo đặc trưng của người Ê Đê. Đây là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình theo chế độ mẫu hệ, nên mỗi lần gia đình có con gái đi lấy chồng, ngôi nhà sẽ được cơi nới dài thêm ra.
Video đang HOT
Đặc biệt, chiếc cầu thang lên xuống của nhà dài được xem là một nét văn hóa mang tính biểu tượng của người Ê Đê. Trên đầu cầu thang bao giờ cũng có đôi núm biểu tượng cho đôi bầu sữa mẹ với ý nghĩa ca ngợi sự trường tồn nòi giống tộc người Ê Đê, biểu hiện quyền lực của người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ.
Trong nhà dài hầu như hộ nào cũng cất giữ và bảo quản một bộ cồng chiêng. Người Ê Đê quan niệm cồng chiêng là vật thiêng, thường dùng vào những ngày lễ lớn như mừng lễ lúa mới, xuống đồng…
Không gian bên trong một ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Không gian thờ cúng, tín ngưỡng của người Ê Đê thường được bố trí trang trọng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà dài. Ảnh: Thanh Hòa
Các loại nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Khu bếp trong ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Những món đồ thủ công mà người Ê Đê thường dùng để trang trí cho ngôi nhà dài của mình. Ảnh: Thanh Hòa
Mặt nạ gỗ mang đậm nét văn hóa và tín ngưỡng dân gian cùa người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Giỏ tre, dụng cụ thường được dùng để cất giữ hạt giống hoặc đựng cá tôm khi đi đánh bắt của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Cô Thôn giờ là điểm điến hấp dẫn của du khách khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột. Dân trong buôn ngoài nghề làm nương rẫy còn tham gia làm du lịch sinh thái cộng đồng dựa trên việc khai thác bền vững những giá trị cảnh quan sinh thái, văn hóa có sẵn của buôn làng, qua đó vừa bảo tồn vừa phát huy được những giá trị văn hóa của một buôn làng truyền thống, độc đáo có một không hai đang tồn tại ngay trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột năng động và phát triển.
Bài & ảnh: Thanh Hòa
Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc, cùng ghé thăm đất nước được mệnh danh hạnh phúc nhất thế giới
Khi các quốc gia trên thế giới còn đang mải miết trong cuộc đua giành ngôi vương vị thế kinh tế, quyền lực chính trị thì quốc gia nhỏ bé Bhutan, đang chuyển mình theo cốt lõi giá trị của cuộc sống: Niềm hạnh phúc.
Kể từ năm 2013, 20/3 hàng năm đã được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc quyết định chính thức trở thành Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày lễ quốc tế này được tổ chức nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại, đồng thời, cũng là dịp để người dân trên toàn thế giới chung tay hành động, nỗ lực hơn nữa để xây dựng một thế giới đại đồng.
Trên thực tế, Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng từ Vương quốc Bhutan, quốc gia được đánh giá là có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống và chất lượng sống của người dân.
Lẩn khuất trong những áng mây, dựa mình vào dãy núi Himalaya, đất nước Bhutan nhỏ bé tưởng chừng như tách mình với cuộc sống bên ngoài nhưng lại được cả thế giới ngưỡng mộ. Vì sao ư? Vì nơi đây, người dân đều có cuộc sống hạnh phúc như cái tên gọi thân mật dành cho Bhutan: Đất nước được đánh giá hạnh phúc nhất thế giới.
Với quốc gia đo lường niềm hạnh phúc của người dân và sử dụng làm tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dân tộc, có lẽ dễ hiểu vì sao người dân lại luôn vui vẻ, hạnh phúc. Dù cuộc sống vẫn còn nghèo hay không có được nền kinh tế vượt bậc như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, người dân Bhutan vẫn luôn thoải mái với những gì mình có.
Vậy bí quyết gì đã làm nên một quốc gia như vậy?
1. Cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần con người đều được chú trọng, hài hòa
Tại nhiều nước trên thế giới, giá trị vật chất luôn được mọi người đề cao hơn giá trị tinh thần. Chúng ta vui hơn khi mua được chiếc iPhone đời mới nhất hay sắm cho mình bộ trang phục bắt kịp xu thế. Đi kèm với niềm hạnh phúc đó là những áp lực tài chính và nhiều nỗi lo khác.
Tuy nhiên tại Bhutan, giá trị vật chất và giá trị tinh thần luôn được đề cao để tạo nền tảng cho hạnh phúc của người dân. Họ biết thế nào "đủ" và luôn hài lòng với những gì mình đang có. Có lẽ, người dân không quan tâm về việc có một chiếc iPhone đời mới. Việc được sống trên đời đã là niềm vui với họ rồi.
2. Bhutan có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm qua
Trong những năm vừa qua, chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Bhutan đã tăng nhanh đáng kể và luôn nằm trong top của thế giới. Với nhiều dự án thủy điện được Ấn Độ đầu tư vào với khoản thu khổng lồ, Bhutan đang phát triển kinh tế nhanh hơn trước kia rất nhiều.
3. Những người dân Bhutan không quan tâm nhiều đến TV, báo đài hay Internet
Một cách thực tế, những thứ như vậy khiến chúng ta bị lệ thuộc vào công nghệ: mạng xã hội khiến người trẻ nghiện và không có thời gian cho cuộc sống bên ngoài, Tivi khiến trẻ con dán mắt vào màn hình cả ngày... Và bằng một cách nào đó, chúng ta xa dần với cuộc sống bên ngoài với bao điều tươi đẹp.
Nhưng với người dân Bhutan, cuộc sống thực luôn tuyệt vời hơn và họ không phải quá lệ thuộc tới TV, internet hay báo đài.
4. 50% diện tích Bhutan được bảo vệ và trở thành các công viên quốc gia
Môi trường là một phần quan trọng người dân Bhutan. Chính vì thế, quốc gia với 70% diện tích được che phủ bởi rừng có 50% diện tích đất được quy hoạch thành các công viên quốc gia. Các loài động vật, rừng cây luôn được bảo vệ nghiêm ngặt. Bhutan cũng cho biết trong thời gian tới, 60% diện tích đất rừng quốc gia sẽ được bảo vệ khỏi nạn chặt phá rừng.
5. Những con người dễ tha thứ và biết cảm thông với người khác
Phật giáo là tôn giáo chính tại Bhutan với những giáo lý đề cao sự vị tha, dễ tha thứ và cảm thông với con người. Người Bhutan tin vào nhân quả và vì thế, họ luôn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, nơi con người đối xử tốt và chan hòa với nhau.
6. Tại quốc gia nhỏ bé Bhutan, không gì khác ngoài hạnh phúc của người dân là thước đo quan trọng nhất cho sự phát triển của đất nước
Chính phủ Bhutan đo hạnh phúc của người dân và thực sự coi đó là chỉ số đánh giá sự phát triển của đất nước. Thay vì chỉ sử dụng GDP, quốc gia này còn đưa vào chỉ số GNH (Tổng hạnh phúc quốc gia). Có lẽ, dù chưa thể mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người nhưng việc họ nhận thức được về hạnh phúc và đo lường nó sẽ là cách để thay đổi cuộc sống cho người dân Bhutan trong tương lai theo hướng tích cực hơn.
7. Hoàng gia và dân chúng luôn gần gũi với nhau
Tại Bhutan, hoàng gia và dân chúng có mối quan hệ hết sức mật thiết. Mỗi sự kiện của hoàng tộc đều được dân chúng hưởng ứng. Quốc vương Bhutan cũng thường xuyên đi thị sát, thăm cuộc sống của người dân.
Trong chuyến đi của một nhà báo nước ngoài tới Bhutan, anh nhận thấy một người thanh niên trẻ đang chơi bóng chày với đám trẻ tại một sân công cộng. Sau đó, vị nhà báo cũng tham gia cùng cuộc chơi và phát hiện ra một điều vô cùng kinh ngạc: thanh niên trẻ kia là một hoàng tử Bhutan.
8. Một quốc gia ít ô nhiễm môi trường với lượng phát thải khí nhà kính âm
Một trong những điều tuyệt với tại Bhutan là môi trường sống tại quốc gia này không bị quá ô nhiễm. Thậm chí, Bhutan còn là quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính âm. Khi mà lượng phát thải của Bhutan chỉ vào khoảng 2,2 triệu tấn CO2 mỗi năm, những cánh rừng nguyên sinh che phủ phần lớn dịch tích quốc gia hấp thụ hơn 4 triệu tấn CO2 mỗi năm, vượt qua con số mà nhiều người có thể tưởng tượng.
9. Giấc ngủ của mỗi người luôn được đề cao và đảm bảo
Theo những nghiên cứu quốc gia, khoảng 2/3 dân số Bhutan ngủ đủ 8 giờ/một đêm. Đây là một con số đáng kể so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc ngủ đủ đem lại sức khỏe tốt cho người dân và dĩ nhiên, sức khỏe đảm bảo khiến người dân luôn vui vẻ và hạnh phúc.
10. Người dân Bhutan luôn trân trọng những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc
Dù đất nước đã phát triển và dần mở cửa hơn với thế giới bên ngoài, người dân Bhutan vẫn tôn trọng và duy trì nhiều giá trị truyền thống. Khi tới đất nước này, du khách có thể bắt gặp người dân mặc trang phục truyền thống trên đường. Họ không mặc nó vì bị bắt buộc mà với niềm tự hào dân tộc.
Skye
Ngành du lịch Lào gặt hái nhiều thành công Với nền văn hóa đặc sắc, thiên nhiên tươi đẹp và những người dân hiếu khách, Lào là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế. Chính phủ đất nước Triệu Voi đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm phát huy cao nhất tiềm năng du lịch. Lễ hội Thạt Luổng. Chính phủ Lào...