Một thổ dân châu Mỹ đã cùng người Viking đến Iceland?
Lâu nay các nhà khoa học đã tìm kiếm câu trả lời cho những ẩn khuất trong lịch sử bằng cách tìm hiểu mã di truyền của một số người Iceland.
Họ đã tìm xem có phải một người phụ nữ thổ dân châu Mỹ từ Thế giới mới (châu Mỹ) đã cùng người Viking quay trở về châu Âu từ 5 thế kỷ trước khi Columbus trở lại Tây Ban Nha với một số thổ dân châu Mỹ bản địa hay không.
Nhiều chứng cứ lịch sử và phát hiện khảo cổ đã chứng tỏ người Viking đã thiết lập các thuộc địa đầu tiên trên bờ biển Bắc Mỹ trước năm 1.000 sau Công nguyên. Nhưng điều chưa ai biết chắc là bằng cách nào mà một gia đình người Iceland lại có cấu trúc di truyền mang chỉ thị di truyền có niên đại 1.000 sau Công nguyên, trong khi chỉ thị di truyền này hầu hết chỉ tìm thấy ở thổ dân châu Phi.
Năm 2010, một nghiên cứu cho biết những thổ dân châu Mỹ đầu tiên đến lục địa Âu vào khoảng thế kỷ XI. Nghiên cứu này do deCODE Genetics, một phòng thí nghiệm nghiên cứu gene hàng đầu thế giới ở Iceland, thực hiện và đã phát hiện ra một gene độc nhất chỉ có trong 4 dòng họ khác biệt ở nước này. Dòng DNA này được đặt tên là C1e, là ty thể, có nghĩa là các gene được giới thiệu và truyền qua một cá thể nữ.
Dựa trên bằng chứng về DNA này, các nhà nghiên cứu cho rằng một thổ dân châu Mỹ (dù là tự nguyện hay bị bắt buộc) đã đi cùng những người Viking khi những người này trở về Iceland. Người phụ nữ này đã sống sót sau hành trình trên biển và sau đó đã sinh con ở quê hương mới của mình. Tính đến nay, có 80 người Iceland mang gene đặc biệt của người phụ nữ này.
Mặc dù vậy, vẫn có một cách giải thích khác cho sự có mặt của C1e trong gene của 80 người Iceland này. Rất có thể là các gene của thổ dân châu Mỹ đó xuất hiện ở Iceland sau khi Columbus tìm ra Thế giới mới. Có thể là một phụ nữ thổ dân châu Mỹ đã được những người châu Âu đi sang châu Mỹ đưa về Iceland. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng trường hợp này khó có thể xảy ra vì Iceland khi đó khá cách biệt với các vùng đất khác.
Nhưng cách duy nhất để loại trừ được khả năng này là các nhà khoa học phải tìm ra được hậu duệ của người Iceland thời tiền Columbus, những người mà gene của họ có thể phân tích được và có C1e.
Bản đồ Skálholt do thầy giáo người Iceland tên là Sigurd Stefansson vẽ vào năm 1570. Helleland (‘Vùng đất của đá’ = đảo Baffin), Vùng đất đánh dấu (‘vùng đất rừng’ = Labrador), Vùng đất Skrlinge (‘vùng đất của người nước ngoài’ = Labrador), Mũi Vinlandi (mũi đất của Vinland = vùng đất mới tìm ra).
Một khó khăn nữa mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt là các gene C1e có thể không phải của thổ dân châu Mỹ mà của cư dân ở nơi nào khác trên thế giới. Ví dụ, không nhóm thổ dân châu Mỹ nào hiện nay có dòng DNA chính xác như DNA tìm thấy ở 80 người Iceland nói trên. Tuy vậy, có thể là những người thổ dân châu Mỹ có dòng gene này đã tuyệt chủng.
Một ý tưởng khác cũng được đưa ra trong nghiên cứu này là các gene đó đến từ châu Á. Nhưng ý tưởng này cuối cùng đã bị loại bỏ vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dòng giống C1e đã có mặt trong gene của người Iceland từ thế kỷ XIIX, tức là rất lâu trước khi xuất hiện gene của người châu Á trong cơ thể người Iceland.
Video đang HOT
Phải chăng một thổ dân châu Mỹ đã đến Iceland và để lại nơi đây một chỉ thị di truyền đi vào truyền thuyết? Một người đàn ông lái một con tàu mô phỏng tàu cuả người Viking.
Nếu phát hiện này cuối cùng có thể chứng minh rằng người Viking đã đưa một phụ nữ thổ dân châu Mỹ về Iceland thì lịch sử cần phải được viết lại. Mặc dù các bản trường ca Viking có nói đến sự gặp gỡ với thổ dân châu Mỹ nhưng không hề đề cập gì về việc người Viking đưa một phụ nữ thổ dân châu Mỹ về quê nhà Iceland cùng với họ. Hơn nữa, các bằng chứng khảo cổ hiện nay không chỉ ra bất cứ sự có mặt nào của một phụ nữ thổ dân châu Mỹ ở Iceland.
Càng đi sâu tìm hiểu lịch sử của người Viking, hiểu biết của chúng ta càng thay đổi về cách họ đã sống, đi lại và giao thương.
Hy vọng rằng theo thời gian, bí ẩn này sẽ được làm rõ và tiến trình lịch sử thế giới có thể được ghi lại chính xác và rõ ràng để cho chúng ta hiểu biết sâu hơn về quá khứ xa xưa của mình.
Top 8 khám phá khảo cổ khiến cả thế giới sửng sốt
Khoa học không chỉ đứng yên tại chỗ. Nhờ những thành tựu công nghệ hiện đại nhất, giới khảo cổ học lại càng có thêm nhiều khám phá thú vị mà nhân loại chưa bao giờ mơ ước tới.
Dưới đây 8 phát hiện khảo cổ khiến các nhà khoa học và người yêu khám phá khảo cổ "đau não" nhưng cũng cực thích thú.
1. Bộ não của khủng long
Hóa thạch não khủng long được tìm thấy ở Sussex vào năm 2004
Rất ít người có thể đoán rằng viên đá bé nhỏ được tìm thấy ở Sussex vào năm 2004 hóa ra lại là một hóa thạch não khủng long. Dù thật khó tin nhưng đó lại chính là sự thật. Nó có niên đại khoảng 133 triệu năm tuổi. Với sự trợ giúp của kính hiển vi đặc biệt, các nhà khoa học đã tìm thấy bộ não của sinh vật cổ xưa nhất hành tinh trông như thế nào.
Đây thực sự là một phát hiện độc nhất vô nhị.
2. Đồ thủ công của người lính
Tấm mền độc đáo này do bàn tay người lính làm ra
Những tấm mền độc đáo này do bàn tay người lính làm ra và đặc biệt đây chắc hẳn là lần đầu tiên họ cầm kim và chỉ. Ban đầu người ta nghĩ rằng những người lính làm những chăn này khi ở trong các bệnh viện. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất cho thấy chúng đã được tạo ra trên chiến trường trong thời gian ngắn ngủi giữa các cuộc chiến quyết liệt. Các tấm mền tuyệt vời in dấu nghệ thuật trong chiến tranh đã được trưng bày vào năm 2017.
3. Di hài của người phụ nữ cổ xưa nhất Trái đất
Bộ xương này là của một người con gái kém may mắn - tử vong sau khi bị rơi từ vách đá.
Các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương khá hoàn chỉnh tại hang động Malapa ở Nam Phi, có tuổi đời khoảng 3,6 triệu năm và đặt tên là Australopithecus Sediba. Sau quá trình khôi phục, các nhà khoa học cho biết Australopithecus Sediba gần gũi hơn với bộ xương của con người hiện đại so với trước đây.
Theo các chuyên gia, bộ xương này là của một người con gái kém may mắn - tử vong sau khi bị rơi từ vách đá.
4. Bộ sưu tập nghệ thuật bí mật của Monet
Claude Monet là một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật quý giá
Claude Monet (1840 - 1926) được biết nhiều với cha đẻ trường phái ấn tượng nhưng không phải ai cũng biết ông còn là một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật quý giá. Rất ít người biết về điều này vì ông đã giấu sự thật về bộ sưu tầm rất kỹ. Để giữ bí mật về bộ sưu tầm của mình, ông không hề để lại bất kỳ dấu vết nào về nơi cất giấu chúng. Đó là lý do tại sao mãi đến năm 2017 công chúng mới được biết đến bộ sưu tầm này. Bộ sưu tập này có những bức tranh của những họa sĩ nổi tiếng như: Pissarro, Manet và Signac.
5. Thổ dân châu Mỹ biết trang trí hàm răng lấp lánh
Từ xa xưa con người đã biết trang trí hàm răng
Dùng đá quý để trang trí cho hàm răng không phải là một ý tưởng mới. Các nhà khảo cổ đã phát hiện trên hộp sọ của một người đàn ông ở phía Nam Châu Mỹ có niên đại 2.500 năm trước những viên ngọc đính trên răng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số loại thuốc gây mê có chiết suất từ dược thảo đã được áp dụng trước khi người xưa muốn khoan răng.
6. Xác ướp bên trong bức tượng Phật
Các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện một xác ướp bên trong bức tượng phật
Nhờ công nghệ CT, các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện một xác ướp được cho là của nhà thiền sư Liễu Quán bên trong bức tượng Phật. Bức tượng có niên đại từ khoảng thế kỷ 11 hoặc thế kỷ 12. Các nhà khảo cổ cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện cùng với di cốt của nhà thiền sư là các cuộn giấy cổ với văn bản cầu nguyện được ẩn bên trong.
7. Đầu cắm điện 3 chân 100.000 năm tuổi nằm trong đá
Đầu cắm điện 3 chân 100.000 năm tuổi
Vào năm 1998, trong 1 lần leo núi, kỹ sư điện John. J. Williams đã tìm thấy một vật thể lạ trông giống như đầu cắm điện nhô ra bên trong tảng đá. Sau khi đào sâu xuống lòng đất, Williams đã tìm thấy một thiết bị với 3 đầu cắm, gắn liền vào một tảng đá. Sau khi kiểm tra cẩn thận hơn trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học nhận ra rằng "phích cắm" không được dán hoặc hàn vào đá, có nghĩa là vật thể được hình thành cùng với đá và chỉ đơn giản là một phần của đá. Tuy nhiên, John. J. Williams thực sự tin rằng đó là một hiện vật từ các nền văn minh công nghệ cao cổ xưa và từ chối tiết lộ chính xác địa điểm nơi phát hiện ra vật thể này.
8. Kho báu bất thường 3.100 tuổi ở Trung Quốc
Một cổ vật được các nhà khảo cổ tìm thấy
Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện nhiều cổ vật giá trị bên trong mộ cổ 3.100 tuổi được khai quật ở thành phố Baoji, Trung Quốc. Hầu hết những cổ vật này làm bằng đồng dùng để nấu nướng, đựng thức ăn và đồ uống. Các cổ vật đều được chế tác với các hoa văn tinh xảo, hay chi tiết hình động vật và ký tự đáng kinh ngạc. Giới khảo cổ cho rằng, đây chỉ là sự khởi đầu và với những dữ liệu thu thập được, họ sẽ còn tìm ra nhiều bí mật nữa.
Theo Thanh Hà/Viettimes
1001 thắc mắc: Loài động vật nào chậm chạp nhất thế giới? Đây chính là loài động vật chậm nhất thế giới, tốc độ kỷ lục mà một con lười ba ngón có thể đạt được là 0,001 km/h. Lười ba ngón có nguồn gốc từ châu Mỹ. Phần lớn cuộc đời của lười ba ngón là trên các nhánh cây trong các rừng mưa nhiệt đới. Tốc độ kỷ lục mà một con lười...