Một thiếu niên Hàn Quốc muốn gia nhập IS
Một thiếu niên Hàn Quốc được thông báo là mất tích đã xuất hiện, tạo một tài khoản trên mạng xã hội Twitter, bày tỏ khát vọng gia nhập tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), cảnh sát Hàn Quốc ngày 21.1 cho biết.
Ảnh minh họa các tay súng IS ở Iraq – Ảnh: Reuters Nam sinh họ Kim (18 tuổi) đã mất tích khi đến Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 1, theo AFP.
“Nhiều tài liệu cho thấy Kim rất ái mộ IS, nhưng chúng tôi vẫn chưa thể xác nhận thông tin liệu rằng Kim đã gia nhập IS hay chưa”, AFP dẫn lời ông Chung Jae-Il, một quan chức cảnh sát ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Nếu thông tin được xác nhận thì đây sẽ là vụ một công dân Hàn Quốc đầu tiên gia nhập IS, cũng theo AFP.
Kim lần cuối cùng được nhìn thấy rời khỏi một khách sạn ở thành phố Kilis, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria, vào ngày 10.1.
Một vị quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 20.1 cho hay một đoạn video từ camera an ninh mà cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thu thập được cho thấy Kim đón taxi, đi cùng một người đàn ông chưa rõ danh tính, bên ngoài một đền thờ Hồi giáo gần khách sạn.
Họ bước ra khỏi taxi tại một địa điểm gần trại tị nạn ở làng Besiriye, cách thành phố Kilis 18 km về phía tây nam, vị quan chức trên cho biết thêm.
Video đang HOT
Cảnh sát Hàn Quốc cho hay Kim từng đăng tải hàng loạt bình luận trên tài khoản Twitter hồi tháng 10.2014, kêu gọi giúp đỡ Kim tiếp cận với IS. “Làm sao để gia nhập IS? Có ai biết không? Tôi muốn gia nhập IS”, Kim viết trên Twitter.
Theo AFP, cha mẹ Kim đã cho phép Kim đi đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng một người bạn của gia đình sau khi anh ta cố nài nỉ cha mẹ cho phép sang nước này để gặp một người bạn quen biết trên mạng.
Cũng trong ngày 21.1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời khỏi Israel trở về nước để ứng phó với vụ các tay súng IS đe dọa hai con tin người Nhật nếu ông Abe không chịu trả tiền chuộc 200 triệu USD, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Quân đội Nga sẽ tuyển người nước ngoài biết tiếng Nga và không tiền án
Trang mạng Kremlin cho biết, người nước ngoài có thể ký hợp đồng thời hạn 5 năm để phục vụ trong Quân đội và Bộ Nội vụ Nga, thực hiện kế hoạch lớn của Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch quân sự lớn
Mạng "Thời báo Moscow" Nga ngày 7 tháng 1 đăng bài viết "Putin ký lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập Quân đội Nga" cho biết, một tài liệu do trang mạng Điện Kremlin công bố cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký lệnh, chấp thuận công dân nước ngoài được phục vụ trong Quân đội Nga và Lực lượng Bộ Nội vụ Nga.
Căn cứ vào lệnh này, người nước ngoài tuổi từ 18 - 30 chỉ cần biết nói tiếng Nga và không có hồ sơ tội phạm là có thể trở thành binh lính hợp đồng thời hạn 5 năm. Lệnh này được ký vào ngày 2 tháng 1 năm 2015, đồng thời được công bố trên trang mạng của Điện Kremlin.
Lệnh này sẽ giúp cho rất nhiều thanh niên làm việc ở Nga của các nước thuộc Liên Xô cũ khác có thể đăng ký tham gia quân đội - có khả năng nhận được tiền lương cao hơn và nhận được trợ cấp quân nhân.
Nga có căn cứ quân sự ở Tajikistan và Armenia và đóng quân ở khu vực tả ngạn sông Dnestr - tách khỏi Moldova, ở Abkhazia và South Ossetia.
Tổng thống Nga Putin với các tướng lĩnh quân đội
Lệnh chính phủ này còn cho phép người nước ngoài tham gia phục vụ trong cơ quan phòng cháy chữa cháy quốc gia và lực lượng Bộ Nội vụ. Lực lượng Bộ Nội vụ là một lực lượng vũ trang triển khai ở trong nước để bảo đảm trị an và chống phản loạn hoặc bạo động.
Gần đây, Nga luôn nỗ lực gia tăng số lượng quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội, tạo thành một bộ phận trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội và cải tiến trang bị to lớn của Tổng thống Nga Putin.
Theo hãng tin RIA Novosti, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu năm 2013 cho biết, đến năm 2022 sẽ có một nửa quân nhân Nga, hay nói 500.000 binh lính phục vụ theo hợp đồng nghề nghiệp. Hiện nay, Quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng chế độ thời kỳ Liên Xô, chủ yếu là những người lính hưởng ứng lệnh triệu tập.
Nữ quân nhân Nga
Theo Giáo Dục
Nga nói Ukraine gia nhập NATO gây nguy hiểm cho châu Âu Nga nói những nỗ lực trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương(NATO) của Ukraine là gây nguy hiểm cho chính Kiev và an ninh châu Âu, Reuters dẫn thông tin từ hãng tin Interfax của Nga 25.12. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Kiev gia nhập NATO là nguy hiểm cho an ninh châu Âu - Ảnh:...