“Một Thiên An Môn ở Hồng Kông là chiến thắng của Mỹ”
Mỹ đang rất muốn khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ.
Mỹ đang rất muốn tách Hồng Kông ra khỏi Trung Quốc hoặc khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tuyên bố này được Tiến sĩ Conn Hallinan, chuyên gia chính sách đối ngoại, phụ trách chuyên mục Tâm điểm tại tờ Foreign Policy trả lời tờ RT của Nga.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do Kiến Thức lược dịch:
- Tình hình các cuộc biểu tình đang không có dấu hiệu suy giảm sau gần một tuần căng thẳng, và đặc biệt là vụ đụng độ trên phố hôm 3/10. Ông nghĩ cuộc biểu tình sẽ có kết quả ra sao?
- Hồng Kông là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới, trong khi mức lương thấp nhất ở đây là 3.20 USD/giờ. Tôi nghĩ đang có một sự phân chia giàu nghèo đáng kể tại đây khi chỉ có số ít người rất giàu có còn đa phần còn lại bị đè nặng bởi áp lực từ chi phí sinh hoạt, giáo dục… Và lẽ tất nhiên là người dân muốn lên tiếng về những người trong chính phủ và cách họ lãnh đạo Hồng Kông.
Điều tôi quan tâm về những cuộc biểu tình này là cách Mỹ rất năng động thông qua những NGO, điển hình là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED), Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ và những nhóm khác như Freedom House. Những tổ chức này thực chất chỉ nhằm gây bất ổn và chúng ít quan tâm hơn đến vấn đề dân chủ. Những tổ chức tương tự cũng xuất hiện tại Ukraine, từ trước khi có vụ lật đổ ông Yanukovich. Thực tế, Mỹ đã rót vào Ukraine khoảng 5 tỷ USD trong khoảng vài năm và khiến tình hình từ sự quan ngại chính đáng về tham nhũng trở thành một cuộc lật đổ.
Điều tôi lo ngại cho Trung Quốc là họ đang căng thẳng với Mỹ, Nhật, về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông, và rồi những cuộc biểu tình này nổ ra, để rồi sẽ xuất hiện những đòi hỏi về những vấn đề không liên quan đến dân chủ hay sự ổn định kinh tế.
Người biểu tình ở quận mua sắm Mong Kok.
- Bắc Kinh trong nhiều năm luôn lo ngại Mỹ sẽ kích động một cuộc “cách mạng sắc màu” tại Hồng Kông, với những nhóm hậu thuẫn chính phủ và tổ chức xã hội cung cấp tài chính và sự hướng dẫn cho những động thái dân chủ ở đây. Liệu những lo ngại này có thực tế?
Video đang HOT
- Theo tôi những lo ngại này là thực tế. Và đây cũng là một vấn đề khó khăn khi đa số người dân Hồng Kông lo lắng về tình hình kinh tế và nghi ngại về tính dân chủ. Bắc Kinh đã từng rất mạnh tay trong cách giải quyết những yêu cầu đòi dân chủ. Vấn đề được đặt ra là những tổ chức như NED không hoạt động tại những nơi mà họ lẽ ra phải hoạt động nếu quan tâm đến vấn đề dân chủ như Ả Rập Xê Út, UAE hay Kuwait… Mà thay vào đó là những nơi như Venezuala khi họ đóng vai trò quan trọng trong vụ lật đổ ông Hugo Chavez năm 2001 hay tại Ukraine điều tương tự cũng xảy ra với những chính phủ được bầu cử.
Tựu chung, những tổ chức này chỉ quan tâm đến những đất nước là đối thủ của Mỹ. Và đó chính là điều khiến chỉnh phủ Trung Quốc nghi ngờ và quan ngại. Cách giải quyết những vấn đề đó lại không phải là hủy bỏ những động thái dân chủ. Thay vào đó là các bên ngồi bên bàn đàm phán và thỏa thuận về một sự ổn định chính trị. Tôi nghĩ phần lớn người dân Hồng Kông đều muốn một sự ổn định như vậy chứ không phải là đối đầu với chính phủ. Họ muốn nhân dân có quyền làm chủ nhiều hơn, họ muốn tình hình kinh tế của mình sáng sủa hơn và những điều đó nên được đàm phán với chính phủ Trung Quốc.
Người dân chặn đường, biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ
- Mỹ cho rằng Bắc Kinh nên để cho Hồng Kông có nhiều quyền tự chủ nhất có thể. Vậy tại sao Washington lại thấy mình có thể can thiệp vào luật pháp của một quốc gia có chủ quyền?
- Hãy nhớ rằng khi nhắc đến Hồng Kông, năm 1997 đã có một hiệp ước nói rằng trong khoảng thời gian 50 năm chính phủ Trung Quốc không được phép can thiệp vào các lĩnh vực chính của Hồng Kông. Nhưng tôi nghĩ Mỹ hiện nay rất muốn hoặc tách Hồng Kông ra khỏi Trung Quốc hoặc kích động Trung Quốc có những hành động thái quá với những cuộc biểu tình.
Nói chung, Mỹ muốn tạo ra một vụ “Quảng trường Thiên An Môn” khác ở Hồng Kông và nếu Mỹ thành công thì đây là một thắng lợi lớn về mặt tuyên truyền cho họ. Đó là điều mà Mỹ cũng đã thực hiện tại Ukraine. Nếu theo dõi những hình ảnh mà truyền thông Mỹ dùng để khắc họa nước Nga bạn sẽ nghĩ mình đang ở vào những năm 1951, 1952 khi Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh điểm của nó. Và điều này được tạo ra bằng cách kích động tình hình ở Ukraine và tiến hành một cuộc lật đổ, điều mà Mỹ rất muốn làm.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chính phủ Trung Quốc phải giữ được tỉnh táo và không có những phản ứng thái quá vào lúc này, bất cứ hành động đàn áp những cuộc biểu tình nào vào lúc này cũng sẽ khiến mọi chuyện tệ hơn. Tôi nghĩ đây là thời điểm hai bên nên ngồi xuống bàn đàm phán. Cũng như Nga đang cố gắng làm điều tương tự trong mối quan hệ với Ukraine, nhưng những quan điểm xây dựng cuộc đối thoại và tìm ra giải pháp chính trị đều bị Mỹ và phương Tây bác bỏ.
- Những người phản đối dọa sẽ đến biểu tình trước những cơ quan chính phủ nếu Bắc Kinh không chấp thuận những yêu sách của họ. Mọi chuyện cũng diễn ra như vậy ở Kiev sau khi Mỹ thể hiện sự ủng hộ dành cho những người phản đối Maidan. Vậy những động thái này cho thấy điều gì? Ông có nghĩ rằng giữa hai trường hợp này có nhiều điểm tương đồng?
- Tôi đồng ý là có nhiều điểm tương đồng, và tôi cũng rất quan tâm đến điều này. Lý do tôi thường xuyên liên hệ đến trường hợp của Ukraine vì tình hình ở Hồng Kông cũng đang phát triển, nhưng chúng ta cũng đã thấy chuyện gì xảy ra tại Ukraine, tôi thấy rất nhiều thế lực ở đây đều đang hoạt động ở Hồng Kông. Và đó là còn chưa nhắc đến rằng chính phủ Hồng Kông không phải giải quyết những yêu sách của người biểu tình.
Hiện tại, chính phủ Hồng Kông đang đánh mất niềm tin của người dân. Tuy nhiên, phương pháp để loại bỏ các quan chức được bầu ra là qua bầu cử, chứ không phải là lật đổ, không phải là những cuộc biểu tình lớn trên đường phố… nhưng liệu chuyện đó có xảy ra ở Hồng Kông? Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào những động thái của Bắc Kinh, và liệu chính phủ Trung Quốc có đủ khôn ngoan để tránh được việc phải đối đầu, điều sẽ không chỉ là một thảm họa mang tính quốc gia mà còn trên cả thế giới.
Một người biểu tình mặc trang phục Captain America như thể hiện rằng Mỹ sẽ can thiệp vào vấn đề này.
- Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào đến những cuộc biểu tình đang diễn ra khi đó là những vấn đề của riêng Trung Quốc. Liệu Mỹ có tuân theo quy tắc này?
- Đây là một vấn đề riêng của từng quốc gia. Bạn có thể tưởng tượng rằng vào năm 2001, trong cuộc bầu cử đầu tiên của Tổng thống Bush , nếu bằng cách nào đó Trung Quốc can thiệp và cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử và giúp cho người tuy không có số phiếu bầu lớn nhất nhưng lại chiến thắng và trở thành tổng thống. Đó sẽ là một scandal toàn cầu. Và chính phủ Trung Quốc hoàn toàn đúng khi nói đó là vấn đề của quốc gia nhưng không có nghĩa nó không có sức ảnh hưởng đến thế giới. Tôi nghĩ chính phủ Trung Quốc nên để mắt đến những khía cạnh quốc tế của vấn đề này.
- Nga và Hồng Kông tăng cường hợp tác nhằm chống lại những lệnh trừng phạt của EU và Mỹ do cuộc khủng hoảng ở miền đông đất nước. Liệu Mỹ có nhắm đến không chỉ nền kinh tế của Nga mà của cả những đồng minh của nó?
- Hồng Kông có nền kinh tế khá mạnh tại thời điểm này. Và kinh tế của Trung Quốc cũng rất mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng đang dần chững lại. Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ có ảnh hưởng về mặt kinh tế không chỉ đến Hồng Kông mà còn cả Trung Quốc, giống như khủng hoảng ở Ukraine gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của EU và của Nga. Vậy nên tình hình hiện nay có rất nhiều tính chất chứa đựng mối nguy hiểm tiềm tàng, và sẽ cần phải có một sự kiên nhẫn cũng như khôn ngoan để vượt qua mọi chuyện mà không gây ra sự chia rẽ đáng kể nào.
Theo Kiến Thức
Đàm phán chính thức về biểu tình Hồng Kông vào ngày 10.10
Đàm phán chính thức giữa đại diện sinh viên biểu tình và chính quyền Hồng Kông sẽ diễn ra vào chiều 10.10, South China Morning Post (SCMP) đưa tin tối nay 7.10.
Theo South China Morning Post (SCMP), cuộc gặp trù bị thứ ba nhằm chuẩn bị cho phiên đàm phán chính thức giữa chính quyền và sinh viên Hồng Kông vừa diễn ra tối 7.10.
Các thủ lĩnh Liên hội Sinh viên Hồng Kông và ông Lau Kong-wah, Phó ban Các vấn đề Lập pháp và Đại lục, đã thống nhất phiên đàm phán chính thức đầu tiên giữa đại diện sinh viên, và bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, sẽ diễn ra vào 3 giờ chiều thứ 6, ngày 10.10 (giờ Việt Nam).
Phiên đàm phán này chia làm hai phần, với chủ đề bàn thảo lần lượt là cơ sở hiến pháp, và cơ sở pháp lý của việc phát triển hiến pháp. Mỗi bên sẽ cử tối đa 5 người tham gia cuộc đàm phán. Phóng viên được phép tường thuật diễn biến cuộc gặp, tuy nhiên công chúng không được vào, SCMP cho biết.
Sinh viên Hồng Kông tham gia biểu tình.
Ở cuộc gặp trù bị trước, các sinh viên đã đạt được thỏa thuận với ông Lau Kong-wah, rằng đàm phán sẽ diễn ra thành nhiều vòng, trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng. "Chúng tôi đã nhất trí sẽ bắt đầu đàm phán trong tuần này. Chúng tôi muốn rằng đó phải là một cuộc đàm phán nghiêm túc, thay vì gặp gỡ trò chuyện hoặc khuyên nhủ", Lester Shum, người đại diện sinh viên nói.
Các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, được diễn ra tại một trường đại học, tốt nhất là Đại học Hồng Kông. Trong khi đó, phát biểu với báo chí, ông Lau Kong-wah, nói rằng, nếu người biểu tình mong muốn cải cách hệ thống bầu cử bằng cách thức hợp pháp, Hồng Kông phải chấp nhận đường lối mà cơ quan lập pháp Trung Quốc đưa ra trước đó. Quyết định chính là khởi phát của cuộc biểu tình.
Đáp lại, Lester Shum cho rằng việc chính quyền Hồng Kông khăng khăng đi theo chủ trương bầu cử trên sẽ là "trở ngại" cho cuộc đàm phán mang tính xây dựng, SCMP dẫn lời.
Phong trào Chiếm Trung Hoàn của người dân Hồng Kông nổ ra từ ngày 28.9, theo sau một tuần bãi khóa của sinh viên, để phản đối quy định của chính quyền trung ương Trung Quốc về việc bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông. Theo đó, một hội đồng sẽ quyết định trước 2-3 ứng viên cho chức vụ này, trước khi người dân Hồng Kông bỏ phiếu.
Hàng ngàn người, có lúc hàng vạn, đã chiếm đóng các đường phố trung tâm của Hồng Kông để phản đối quyết định này, đồng thời yêu cầu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức. Tuy nhiên, ông Lương đã bác đề nghị này.
Theo Thanh Niên
Sinh viên Hong Kong đồng ý đối thoại với chính quyền Lãnh đạo sinh viên Hong Kong chấp thuận đối thoại với chính quyền sau một tuần biểu tình dữ dội, theo BBC News. Hàng trăm người biểu tình vẫn còn ở lại trên đường phố. Ảnh EPA Hiện chưa có ngày tháng cho cuộc gặp nhưng các sinh viên nói nó sẽ không xảy ra nếu như những người biểu tình còn lại...