Một thị trấn ở Nhật trả hơn 84 triệu đồng cho người dân để sinh con
Các gia đình ở thị trấn Nagi, Nhật Bản nhận 100.000 yen cho con đầu lòng, 150.000 yen khi sinh con thứ hai và 400.000 yen cho bé thứ năm.
Nagi tăng mức trợ cấp tài chính, cung cấp đặc quyền giúp các gia đình yên tâm có con từ năm 2004 nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh của thị trấn và cải thiện xu hướng dân số già của Nhật Bản. Các đặc quyền gồm tiêm chủng miễn phí, trợ cấp nhà ở, trường học và giảm chi phí trông trẻ, theo CNN.
Bên cạnh đó, thị trấn sẽ trả tiền cho những cặp vợ chồng khi có con. Họ nhận được 100.000 yen (hơn 21 triệu đồng) cho đứa con đầu lòng, 150.000 yen (gần 31,5 triệu đồng) khi sinh đứa thứ hai và 400.000 yen (hơn 84 triệu đồng) cho em bé thứ năm của gia đình.
Chính sách đem đến hiệu quả rõ rệt, phần lớn các cặp vợ chồng sinh ba con hoặc nhiều hơn vì đây là điều họ muốn và có thể thực hiện. Điều này khiến Nagi trái ngược hoàn toàn với các nơi khác ở Nhật Bản.
Không có gì ngạc nhiên khi các gia đình ở thị trấn Nagi có từ 3 đến 5 đứa con. Ảnh: CNN
Từ năm 2005 đến 2014, tỷ lệ sinh của thị trấn dựa trên số trẻ em trung bình mà một phụ nữ có trong đời tăng gấp đôi, từ 1,4 lên 2,8 %. Kết quả này nhận được sự hoan nghênh to lớn trong nước. Kể từ đó, tổng tỷ lệ sinh của Nagi giảm nhẹ xuống 2,4% nhưng vẫn cao hơn so với mức trung bình toàn quốc là 1,46%.
Thị trấn dành một khoản ngân sách lớn cho dịch vụ gia đình. Trước đây, quan chức cũng chấp nhận mức lương thấp để dành tiền cho tương lai của thị trấn.
“Ở Nagi, chúng tôi thực sự tập trung tạo ra môi trường thân thiện với các gia đình”. Thị trấn Nagi có số dân khoảng 6.000 người. Nơi đây như một thế giới khác so với các thành phố lớn, đường phố không chen chúc và ồn ào, thích hợp cho việc nuôi dạy trẻ nhỏ, Nobue Sasaki, một quan chức thị trấn cho biết.
Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, tổng dân số nước này là 127 triệu người. Trong đó, trẻ em chiếm 12,3% so với 18,9% ở Mỹ, 16,8% tại Trung Quốc và 30,8% đối ở Ấn Độ. Đến năm 2065, dân số Nhật Bản dự kiến giảm còn khoảng 88 triệu người.
Cẩm Anh
Theo VNE
Trào lưu mới, quý cô độc thân gửi trứng để dành
Không chỉ có quý ông gửi tinh trùng, nhiều quý cô độc thân, nhiều cặp vợ chồng cũng đến trung tâm hỗ trợ sinh sản gửi trứng... để dành.
XEM VIDEO BƠM TINH TRÙNG VÀO TRỨNG
Phụ nữ Việt Nam gửi trứng muộn
Thúy Lan vừa bước sang tuổi 32, cô khoe mới đây đã đến BV phụ sản TƯ tại Hà Nội để trữ trứng phòng trường hợp sau này nhiều tuổi, buồng trứng hoặc chất lượng trứng gặp vấn đề không thể sinh con.
"Mình không có ý định lập gia đình, chỉ định làm single mom nhưng bây giờ còn trẻ, phần vì muốn tiếp tục cho sự nghiệp, đi du lịch, phần chưa gặp được đối tác ưng ý nên muốn trữ trứng để dành", Lan chia sẻ.
35 tuổi, làm trong lĩnh vực ngân hàng, thu nhập ổn định nên Lan Anh cũng chia sẻ không muốn kết hôn vì sợ cuộc sống hôn nhân nhiều ràng buộc. Cô quen với lối sống phóng khoáng, tự do, hàng năm đi du lịch 1-2 nước nên nên dự định 40 tuổi mới làm single mom.
"Phụ nữ nào cũng muốn được làm mẹ nên khi mình chưa tìm được người đàn ông phù hợp thì nên trữ trứng để đợi, không nên làm lỡ cơ hội của chính mình vì mình biết, tuổi càng cao chất lượng trứng sẽ càng giảm", Lan Anh cho biết ngay tháng này sẽ đến BV ĐH Y để trữ trứng vì đã tìm hiểu khá kĩ và quy trình, thủ tục.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện cả nước có trên 25 trung tâm hỗ trợ sinh sản, tất cả những nơi này đều có thể lưu trữ tinh trùng, trứng, phôi để hỗ trợ sinh sản.
Bình ni-tơ lỏng để lưu trữ tinh trùng, trứng, phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Đại học Y Hà Nội
Trước đây, việc lưu trữ trứng không quá phổ biến, thường chỉ áp dụng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, tuy nhiên trong vài năm gần đây, số chị em phụ nữ có như cầu trữ trứng vì muốn trì hoãn lập gia đình, trì hoãn có con, để dành phòng trường hợp rủi ro... ngày càng tăng. Một số ít trường hợp trữ trứng trước khi điều trị nội tiết hoặc mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng.
PGS Hà cho biết, ngay tại trung tâm hiện cũng đang lưu trữ hơn 30 mẫu trứng, trong đó chủ yếu là các trường hợp quý cô độc thân muốn làm single mom nhưng chưa tìm được đối tác, sợ sau này hết trứng, một số là các cặp vợ chồng có con rồi nhưng muốn để dành... phòng trừ trường hợp bất trắc hoặc khi về già muốn sinh con thêm và cũng có trường hợp bị suy buồng trứng.
"Tuy nhiên đáng tiếc, độ tuổi trung bình khi gửi trứng tại Việt Nam hơi già, phổ biến 35-40 tuổi, trong khi chất lượng trứng tốt nhất cần lấy trước 35 tuổi", PGS Hà thông tin.
Theo các nghiên cứu, sau tuổi 25, buồng trứng bắt đầu suy giảm số lượng và chất lượng. Sau 30 tuổi khả năng sinh sản giảm dần và sau 35 tuổi bắt đầu giảm nhanh, lúc này chất lượng trứng cũng bắt đầu suy giảm.
Chi phí đắt gấp nhiều lần trữ tinh trùng
So với gửi và lưu trữ tinh trùng, việc trữ trứng đông lạnh phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều.
Thông thường những phụ nữ muốn lưu trữ trứng phải được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khám âm đạo, phải được siêu âm theo dõi noãn. Sau đó, người muốn lưu trữ trứng sẽ phải tiêm/uống thuốc kích thích buồng trứng để rụng nhiều quả một lúc, theo dõi sự phát triển của noãn bằng siêu âm.
Tuy nhiên TS Hà cho biết, tuổi buồng trứng không phải khi nào cũng tương đồng với tuổi sinh học, nhiều trường hợp kích thích 4-5 chu kỳ vẫn không được quả trứng nào, khi đó các bác sĩ khuyên nên dừng lại. Lại có trường hợp may mắn, kích thích 1 lần nhưng được nhiều quả, nhiều nhất là 20 quả.
Do việc chọc hút trứng gây đau nên thường bệnh nhân sẽ được gây mê. Sau khi hút, trứng sẽ được ủ trong thời gian nhất định, sau đó tách các tế bào nang ra khỏi trứng trước khi trữ đông trong ni-tơ lỏng ở -196 độ C.
Quá trình bơm tinh trùng vào trứng để làm thụ tinh ống nghiệm
"Về lý thuyết, trứng cũng như phôi, tinh trùng có thể bảo quản nhiều chục năm nhưng thực tế vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ trứng sau đông lạnh bị "đơ", không thể thụ tinh được", PGS Hà chia sẻ.
Theo TS Hà, chi phí kích trứng cũng là khoản tốn kém nhất trong quá trình trữ trứng, thường mất vài chục triệu đồng do thuốc đắt, chi phí chọc hút trứng khoảng 10 triệu đồng, đông trứng mất thêm 7-8 triệu, phí bảo quản năm đầu tiên là 3 triệu, từ năm thứ 2 giảm còn 1,7 triệu.
Trong khi đó chi phí gửi tinh trùng tại Việt Nam rất rẻ. Trong năm đầu tiên, bệnh nhân phải trả 3 triệu đồng cho tổng số 6 tube bảo quản, do mất thêm chi phí chất bảo quản lạnh để tinh trùng không sốc với nhiệt lạnh. Còn từ những năm sau, mỗi mẫu chỉ mất khoảng 1,7 triệu đồng (4.600 đồng/ngày) chi phí cho tiền tiêu hao ni-tơ lỏng.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Giải mã câu hỏi vạn người thắc mắc "Vì sao mẹ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm" Rất nhiều người đã từng thắc mắc rằng tại sao sản phụ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm và câu trả lời cũng vô cùng thú vị sẽ khiến không ít người bất ngờ. Thống kê cho thấy, việc đau đẻ tự nhiên của các mẹ bầu thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng. Theo kết quả nghiên...