Một thi thể trôi dạt trên sông Đồng Nai, cách cầu Ghềnh 500 m
Vào khoảng 8 giờ ngày 25.3, một thi thể nổi trên sông Đồng Nai, đoạn gần chợ Biên Hòa thuộc P.Thanh Bình TP.Biên Hòa (Đồng Nai).
Hiện trường vụ việc – Ảnh: Lê Lâm
Nhận được tin báo các cơ quan chức năng đã có mặt đưa thi thể về đưa về khu vực chân cầu Hóa An.
Nạn nhân được xác định là nam (chưa rõ lai lịch), mặc áo thun trắng quần Jean xanh. Đến trưa cùng ngày, thi thể được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để cơ quan chức năng thực hiện công tác khám nghiệm.
Vị trí phát hiện thi thể nổi trên sông Đồng Nai chỉ cách cầu Ghềnh, mới bị sà lan tông sập ngày 20.3 khoảng 500 m, về phía hạ lưu.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Lê Lâm
Theo Thanhnien
Khôi phục khẩn cấp cầu Ghềnh
Hôm qua 23.3, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng công ty đường sắt VN đồng ý chủ trương đầu tư công trình xây dựng khôi phục cầu Ghềnh với tổng chi phí 298,5 tỉ đồng.
Ghe, sà lan đã được lưu thông qua dưới cầu Ghềnh - Ảnh: H.T
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chỉ đạo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt VN (ĐSVN) quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án; được giao thầu từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
Mất từ 3 đến 4 tháng
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT và ĐSVN đã họp bàn thống nhất phương án xây mới 2 trụ và 3 dầm.
Cụ thể: xây dựng mới toàn bộ cầu với sơ đồ nhịp 75 75 75 m, dầm dàn vòm thép giản đơn. Nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu lên khoảng 2,2 m đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 (tĩnh không thông thuyền là 7 m, cao hơn 3 m so với tĩnh không thông thuyền của cầu hiện hữu là 4 m). Cải tạo nâng đường hai đầu cầu và các hạng mục công trình thuộc phạm vi cầu và đường sông hai đầu như cầu chui Hiệp Hòa, đường ngang Bùi Hữu Nghĩa, hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt, điện, đường ống nước trên cầu... Chi phí cho các hạng mục này là 153,7 tỉ đồng.
Ngoài ra, để đảm bảo khai thác đồng bộ cầu sau khi khôi phục, sẽ cần thêm 75 tỉ đồng để sửa chữa, cải tạo mở rộng nhà ga, ke ga, kéo dài và đặt thêm đường ga ở các ga Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom. Theo ông Đông, thời gian sửa chữa cầu Ghềnh sẽ mất 3 - 4 tháng, dự kiến đầu tháng 4 sẽ bắt đầu thi công cầu mới.
Cũng trong ngày hôm qua, ông Đông đã trực tiếp dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát các ga trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tìm phương án cải tạo, lắp thêm đường xếp dỡ tại ga Hố Nai, Trảng Bom đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa trong lúc chờ khắc phục sự cố cầu Ghềnh.
Có nên đón khách ở ga Sài Gòn ?
Từ hôm qua 23.3, Tổng công ty ĐSVN đã công bố thay đổi lịch cơ bản chạy tàu. Theo đó, chỉ còn các đôi tàu: 2 đôi tàu Hà Nội - Nha Trang là SE12, SE78 (và ngược lại); 3 đôi tàu Sài Gòn - Hà Nội là SE56, TN12, SE34 (và ngược lại), có chuyển tải bằng ô tô từ ga Sóng Thần đi ga Biên Hòa (và ngược lại); 3 đôi tàu khu đoạn là SE21 - 22 (Sài Gòn - Vinh - Sài Gòn), SE25-26 (Sài Gòn - Quy Nhơn - Sài Gòn) SNT5 - SNT2 (Sài Gòn - Nha Trang - Sài Gòn), cũng chuyển tải khách từ ga Sóng Thần đi ga Biên Hòa bằng ô tô. Hành khách có vé đi tàu SE8 xuất phát ở ga Sài Gòn (lúc 6 giờ) sẽ được chuyển SE6 (lúc 9 giờ) tại ga Sài Gòn. Hành khách có vé đi tàu SE tại ga Sài Gòn lúc 19 giờ 30 sẽ được chuyển sang tàu SE4 lúc 22 giờ. Ngành đường sắt cũng tạm dừng chạy đôi tàu Sài Gòn - Phan Thiết là SPT1 - 2.
Trong khi đó, trong ngày hôm qua vẫn còn có khoảng hơn 800 hành khách từ ga Sài Gòn đi tàu ra ga Sóng Thần và theo các xe buýt trung chuyển ra ga Biên Hòa. So với lượng khách trong thời điểm bình thường là khoảng 2.500 khách ngày, lượng khách đi tàu sau thời điểm sập cầu Ghềnh đã giảm sút khá lớn. Tại ga Sài Gòn vẫn có khá nhiều người đến đổi, trả vé nên vẫn phải xếp hàng khoảng 10 - 15 phút. Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian chờ đợi khắc phục sự cố cầu Ghềnh, ga Sài Gòn cần thông báo rộng rãi để khách đi tàu biết và có thể lên thẳng ga Biên Hòa để đi tàu, tránh việc tổ chức đưa đón, trung chuyển... lòng vòng mất thời gian và tốn kém thêm chi phí cho chính ngành đường sắt.
Giải tỏa ùn tắc đường thủy
Cũng trong sáng qua, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã điều động khẩn cấp 2 cẩu nổi công suất lớn đang thi công cầu Bình Khánh (TP.HCM) tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sập cầu Ghềnh. Theo đó, chiếc sà lan thứ nhất có tải trọng 3.800 tấn đã di chuyển từ công trường cầu Bình Khánh (H.Nhà Bè, gói thầu J1, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) qua cảng Lotus để vận chuyển cẩu nổi công suất 500 tấn (lớn nhất tại VN hiện nay). Sà lan thứ hai có tải trọng 1.600 tấn đã có sẵn cẩu nổi công suất 150 tấn cùng lên đường đến cầu Ghềnh để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp việc sửa chữa cây cầu này.
Chi cục Đường thủy nội địa phía nam (thuộc Cục đường thủy nội địa VN) sáng qua cũng đã cho phép các phương tiện tự hành có tải trọng dưới 300 tấn và phương tiện đoàn lai dắt có trọng tải đến 400 tấn được phép lưu thông (từ 6 - 18 giờ hằng ngày) qua khoang thông thuyền phụ cầu Ghềnh (khoang số 4) nằm phía bờ phải thuộc P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa.
Mai Hà - Hoàng Tuấn - Đình Mười
Theo Thanhnien
Thủ tướng đồng ý chi gần 300 tỷ đồng xây cầu Ghềnh mới Cầu Ghềnh hơn 100 tuổi vừa bị sà lan đâm sập sẽ được phá bỏ xây mới toàn bộ với kinh phí gần 300 tỷ đồng theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng. Ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý giao Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện việc khôi phục...