Một thành phố ở California trước nguy cơ phá sản
Thành phố Stockton ở California đang đi tới bờ vực là cộng đồng dân cư lớn nhất từng phá sản, sau khi không tìm ra cách nào để khỏa lấp khoản thâm hụt ngân sách trị giá 26 triệu USD.
(Nguồn: Daily Beast)
Là nạn nhân của tình trạng vỡ bong bóng bất động sản, vốn phá tan hoang nguồn thuế, hội đồng thành phố đã phải ra quyết định tuyên bố phá sản.
Video đang HOT
“Thành phố sẽ đệ đơn vào trước ngày 29/6, về việc ngừng hoạt động làm ăn” – phát ngôn viên thành phố, Connie Cochran cho AFP biết.
Trong thông báo chính thức đưa ra, thành phố nói rằng họ đã không thể tìm được tiếng nói chung với các chủ nợ về cách thức giải quyết khoản thâm hụt, cho dù Stockton đã cắt bớt 90 triệu USD từ khoản thâm hụt trong 3 năm qua.
“Thành phố đã bất lực về mặt tài chính và phải tìm kiếm sự bảo vệ từ hoạt động phá sản” – thông báo có đoạn. Chính quyền thành phố cũng cho biết họ không thể tiếp tục cắt giảm dịch vụ để tiết kiệm tiền chi tiêu công. “Làm vậy sẽ gây hại tới sức khỏe và sự an toàn của người dân” – thành phố thông báo.
Thay vì thế, thành phố sẽ ngừng việc chi trả tiền trái phiếu và các khoản nợ khác, do đã phá sản, để tái tổ chức theo Chương 9 của luật phá sản Mỹ.
Năm ở thung lũng trung tâm California, cách San Francisco 100km về phía đông, thành phố có 300.000 dân này đã tăng trưởng rất mạnh trong những năm 2000 nhờ cuộc bùng nổ bất động sản và các khoản vay lãi suất thấp.
Nhưng nhiều khu nhà mới của thành phố nay đã trở nên trống trải khi bong bóng nhà đất bị vỡ và người mua nhà rơi vào cảnh vỡ nợ. Tỷ lệ thu nhà thế nợ ở thành phố nằm trong nhóm cao nhất nước, với hàng ngàn người không thể tiếp tục trả nợ.
Việc này đã gây ảnh hưởng tới nền tảng thuế của thành phố, buộc chính quyền phải cắt giảm bớt nhân lực, lương và lợi tức cho các nhân viên còn làm việc cũng như những người về hưu./.
Theo TTXVN
Syria: In tiền mới khi đang trên bờ vực nội chiến
Reuters dẫn lời các nhà ngân hàng ở thủ đô Damascus của Syria cho biết, chính phủ nước này đã in và đưa vào lưu thông tiền mặt mới để bù cho thâm hụt ngân sách.
Trong khi lạm phát gia tăng, bạo lực ngày một dữ dội và cấm vận của nước ngoài làm suy giảm nguồn thu của Syria, nền kinh tế ngày càng suy sụp.
Reuters cho biết, 4 ngân hàng nói rằng số lượng tiền mới được đưa vào lưu thông thử đang tăng lên ở thủ đô và ở thành phố Aleppo. Tiền mới này được sử dụng không chỉ để thay thế đồng tiền đang mất giá hiện nay mà còn để trả lương cho công chức cùng các chi tiêu khác của chính phủ. Theo các nhà phân tích, đây là một bước đi làm gia tăng lạm phát và làm trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế.
Theo các nhà ngân hàng, tiền mới được in ở Nga, nhưng họ không nêu được tên công ty. Hai trong số 4 nhà ngân hàng nói họ đã trò chuyện với các quan chức Syria vừa từ Mátxcơva trở về. "Người Nga đã gửi các mẫu tiền mới được phê duyệt và đơn đặt hàng in đầu tiên đã được chuyển về đây. Tôi biết rằng một số tiền mới đã được bơm vào thị trường" - một nhà ngân hàng giấu tên nói.
Bộ trưởng Tài chính Syria sắp hết nhiệm kỳ Mohammad al-Jleilati tuần trước cho biết, Syria đã thảo luận với các quan chức Nga việc in đồng tiền mới trong các cuộc đàm phán kinh tế hồi cuối tháng 5 ở Mátxcơva. Ông nói rằng hai bên gần như đã đạt thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngân hàng T.Ư Syria đã phủ nhận việc lưu thông tiền mới.
Goznak - công ty nhà nước điều hành việc in tiền của Nga và có quyền đặc biệt đảm bảo công nghệ in tiền - thường in tiền cho các nước khác. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối đưa ra bình luận về trường hợp Syria. Nga là nước ủng hộ Syria mạnh mẽ về chính trị, là đối tác kinh tế thương mại thân thiết của Syria. Chưa có lệnh cấm vận nào hiện hành ngăn cảnh một công ty Nga in tiền cho Syria.
Tiền của Syria trước đây thường được Công ty Oesterreichische Banknoten-und Sicherheitsdruck GmbH - một chi nhánh của Ngân hàng T.Ư Áo - in. Nhưng việc này bị dừng lại năm 2011 do lệnh cấm vận của EU.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu hôm 12.6, cáo buộc Nga đang cung cấp máy bay chiến đấu cho Chính phủ Syria. Còn ông Herve Ladsous - Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình - phát biểu rằng, cuộc xung đột kéo dài 15 tháng qua tại Syria đã phát triển thành cuộc nội chiến toàn diện.
Liên Hợp Quốc cáo buộc Chính phủ Syria đã tiêu diệt 10 nghìn người trong cuộc trấn áp phong trào nổi dậy, còn chính phủ nói rằng 2.600 binh lính đã bị quân nổi dậy giết.
Theo Lao Động
Mỹ đối mặt nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm Các cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế cảnh báo Mỹ có thể sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm nếu trong năm nay, chính phủ không đề ra được một kế hoạch đáng tin cậy để giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Lời cảnh báo được đưa ra trong lúc ngày càng nhiều người dự...